Bệnh cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh cột sống thắt lưng là gì?
Bệnh cột sống thắt lưng có tên tiếng anh là Otearthritis. Đây được coi là bệnh lý xương khớp mãn tính. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, số người 35 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh lý này càng ngày càng tăng. Ở Việt Nam, có 32% tỷ lệ số người từ 60 tuổi trở lên mắc phải bệnh lý này.
Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường phải chịu những cơn đau nhức tăng dần. Gây nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh sẽ bị hạn chế trong vận động. Ngày nay, tỷ lệ số người mắc bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cột sống thắt lưng?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau:
- Theo thống kê, tại Việt Nam có trên 80% tỷ lệ số người từ tuổi 50 mắc phải tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Người thừa cân, béo phì
- Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc trong một tư thế trong nhiều giờ liền. Do tính chất công việc, đòi hỏi phải tiếp xúc với máy tính một cách thường xuyên. Công nhân phải làm lao động chân tay nặng trong nhiều giờ liền.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ đối mặt với bệnh lý cột sống thắt lưng này cao hơn so với nam giới.
- Những người mắc các chấn thương về xương khớp do tai nạn, chơi thể thao. Hoặc đã từng phải trải qua các cuộc phẫu thuật.
- Người có chế độ ăn uống không khoa học, điều độ. Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu đi Vitamin, Magie, Canxi. Xương khớp dễ bị bào mòn. Giảm khả năng tái tạo.
- Di truyền, người có người thân từng mắc bệnh lý này. Người từng mắc thoái hóa cột sống do di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh cột sống thắt lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý cột sống thắt lưng. Nhưng nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân phổ biến:
Lão hóa
Theo thời gian, tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thoái hóa thắt lưng cột sống. Do lão hóa, các chức năng của xương khớp cũng giảm dần. Khi đó, đĩa đệm và các tế bào sụn bị thoái hóa dần. Khiến cột sống vùng thắt lưng mất đi độ đàn hồi tự nhiên, giảm khả năng chịu áp lực.
Công việc nặng nhọc
Đối với mỗi công việc khác nhau, tính chất công việc cũng khác nhau. Những người có công việc lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác nặng. Nhân viên văn phòng, đối tượng phải duy trì một tư thế trong thời gian dài. Đều tạo áp lực lên cột sống thắt lưng. Lâu dần gây thoát vị đĩa đệm tại các vị trí này.
Vận động tư thế sai
Trong quá trình vận động, nếu vận động hoặc làm việc sai tư thế cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp. Nếu duy trì thói quen ngồi làm việc sai tư thế, ngồi cong lưng, vận động sai trong thời gian dài. Hệ thống đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, gây thoát vị.
>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Khiến Cột Sống Thắt Lưng Bị Đau
Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng tới sức khỏe xương khớp. Việc không tạo chế độ dinh dưỡng khoa học cũng trở thành nguyên nhân khiến người bệnh dễ dàng phải đối mặt với bệnh lý cột sống thắt lưng. Nếu có chế độ dinh dưỡng thiếu chất, người bệnh sẽ gặp tình trạng rối loạn các chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp cũng cao hơn.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý này. Chủ yếu do di truyền, do gặp chấn thương khi chơi thể thao, thừa cân, béo phì,…
Triệu chứng của bệnh cột sống thắt lưng
Giống như những bệnh lý về cơ xương khớp khác, các triệu chứng của cột sống thắt lưng thường rất đa dạng. Nhưng có 4 giai đoạn triệu chứng bệnh sau:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của bệnh. Bởi vậy, người bệnh ở giai đoạn này sẽ không cảm nhận được những cơn đau một cách rõ ràng. Thông thường, những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất không thường xuyên. Mức độ những cơn đau cũng nhẹ nhàng hơn. Các sụn khớp tại cột sống bắt đầu có dấu hiệu bào mòn. Vì vậy, người bệnh thường sẽ chủ quan và không thăm khám chữa trị.
Giai đoạn 2
Tới giai đoạn này, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Cơn đau sẽ diễn ra một cách âm ỉ. Thậm chí kéo dài vài ngày. Người mắc chứng cột sống thắt lưng sẽ thường xuyên có hiện tượng ê buốt, đau nhức khó chịu trong quá trình vận động, làm việc. Đặc biệt, bệnh nhân vào mỗi buổi sáng khi thức dậy sẽ không thể cử động do cơn đau. Tuy nhiên, các cơn đau có thể giảm khi xương khớp được nghỉ ngơi.
Giai đoạn 3
Tại giai đoạn này, các cơn đau sẽ rõ rệt hơn. Do đĩa đệm đã bị thoái hóa, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh. Vì vậy, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức hành hạ. Gây khó chịu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, các cơn đau sẽ lan nhanh xuống các vị trí lân cận như mông, chân và bàn chân.
Giai đoạn 4
Tới giai đoạn này, bệnh lý cột sống thắt lưng đã trở nên mãn tính. Thông thường, khi tới giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu thăm khám bác sĩ do không chịu đựng được những cơn đau nhức. Tuy nhiên, khi bệnh đã trở thành mãn tính, các triệu chứng bệnh sẽ khó có thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường được nữa. Khi các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng các cơ bị teo đi. Trục xương bị vẹo gây gù lưng.
>>> Xem thêm: Cột Sống Thắt Lưng Bị Cong: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Qua đây, có thể thấy bệnh lý cột sống thắt lưng có những triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh lý này. Mong rằng qua bài đọc trên, người bệnh sẽ được cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh cột sống thắt lưng. Chúc bạn có một sức khỏe xương khớp chắc khỏe.
Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn