Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Là Gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương khớp. Vì khớp gối là khớp hoạt động nhiều nhất và phải chịu sức nặng của cả cơ thể. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động bởi các cơn đau nhức ở khớp gối. Nếu không điều trị sớm họ có thể sẽ mất khả năng đi lại. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là “Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?”. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho bạn.

benh thoai hoa khop goi 1

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối

Trước khi giải đáp thắc mắc: “Thoái hóa khớp gối là gì?”, chúng tôi muốn mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Bởi có hiểu rõ căn bệnh, thì bệnh nhân mới có thể hiểu nguyên do tại sao lời giải đáp của chúng tôi lại như vậy. 

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là khớp chịu tác động của trọng lượng toàn bộ cơ thể. Và đồng thời cũng là khớp vận động nhiều nhất. Do đó, khớp gối dễ bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa. Có 80% phụ nữ trên 40 tuổi mắc thoái hóa khớp gối. 

Căn bệnh này xảy ra khi toàn bộ khớp gối bao gồm sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng và gân cơ quanh khớp bị tổn thương. 

Biểu hiện thoái hóa khớp thường gặp nhất là biến đổi bề mặt sụn khớp, biến đổi bề mặt khớp, xơ hóa xương dưới sụn và gai xương. Nếu bệnh để lâu ngày, không được điều trị kịp thời, khớp sẽ bị tổn thương, hẹp khe khớp gây ra tình trạng đau đớn, khó khăn khi người bệnh vận động. 

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể: Tuổi tác, cân nặng, di truyền hoặc chấn thương,…. Tuy nhiên, các chuyên gia đã sắp xếp các nguyên nhân vào 2 nhóm như sau: 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nguyên phát

Các yếu tố nguyên phát là những yếu tố xuất hiện từ bản thân người bệnh mà không do tác động từ môi trường bên ngoài. Các nguyên nhân nguyên phát có thể kể đến là:

  • Do di truyền: Thoái hóa khớp gối cũng là một trong những căn bệnh di truyền. Khi một người có người thân cận huyết (cha mẹ ruột, anh chị em ruột,…) từng mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì người đó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, mật độ xương giảm, lớp sụn bao khớp gối dễ bị xói mòn và khả năng chịu lực và đàn hồi kém khiến nguy cơ mắc thoái hoá khớp gối càng cao. Theo thống kê, có khoảng 80% người trên 75 tuổi mắc căn bệnh này. 
  • Do nội tiết (đái tháo đường, mãn kinh): Nội tiết tố là yếu tố sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt ở cơ thể phụ nữ. Đây cũng là yếu tố góp phần gây ra căn bệnh thoái hóa khớp gối.

nguyen nhan thoai hoa khop goi

Nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Bên cạnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, còn có một nhóm nguyên nhân khác cũng gây ra căn bệnh này là thoái hóa khớp gối thứ phát. Các nguyên nhân trong nhóm này là những nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động vào. Một số nguyên nhân thứ phát bao gồm: 

  • Tăng cân quá nhanh: Việc tăng cân quá nhanh gây nên tình trạng béo phì, thừa cân. Khi đó áp lực cơ thể đè lên khớp gối sẽ tăng làm khớp gối dễ bị thoái hoá.
  • Chấn thương: Các chấn thương xảy ra trong lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày ở chân cũng có thể gây thoái hoá khớp gối. Một số chấn thương thường gặp như: gãy chân, giãn dây chằng,…
  • Vận động quá sức: Lao động nặng, chơi thể thao sai cách hoặc  tập luyện quá mức cũng có thể làm tổn thương đến gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch quanh khớp. Điều này sẽ khiến trục khớp bị thay đổi, lâu dẫn dẫn đến thoái hoá khớp gối. 
  • Ít vận động: Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây thoái hoá khớp gối bởi ngày nay, có rất nhiều người lười vận động. Việc lười tập thể dục khiến cơ xương khớp thiếu sự linh hoạt, dẻo dai và rất lỏng lẻo.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Việc ăn uống không đúng giờ giấc hoặc ăn uống thiếu chất có thể làm dịch khớp tiết ra bị hạn chế. Bên cạnh đó sử dụng đồ uống có cồn hoặc hút thuốc lá làm sụn khớp bị phá huỷ. Nếu kéo dài tình trạng này, thoái hoá khớp gối sẽ xảy đến. 
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối như: viêm khớp thấp, Gout, viêm cột sống dính khớp,…

Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp đầu gối sẽ phát triển theo 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện và đặc trưng riêng. Không phải giai đoạn nào cũng có thể được phát hiện qua chụp X Quang. Tuy nhiên người bệnh có thể nhận biết từng giai đoạn dựa vào các thông tin dưới đây:

  • Cấp  độ 1: Khe khớp còn bình thường, có thể xuất hiện gai xương nhỏ. Lúc này, các dấu hiệu xuất hiện ít, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau nhẹ khi làm việc quá sức. Khi nghỉ ngơi thì sẽ hết đau. Ở giai đoạn này, người bệnh đi chụp X quang cũng không thể phát hiện ra bệnh. 
  • Cấp độ 2: Hẹp khe khớp nhẹ, có gai xương nhỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn 1 nhưng cũng không nhiều. 
  • Cấp độ 3: Hẹp khe khớp rõ rệt hơn, nhiều gai xương, đầu xương có thể biến dạng. Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, di chuyển khó khăn hơn. Khi vận động, các gai xương va vào nhau tạo cảm giác đau. Người bệnh sẽ thấy đứng lên, ngồi xuống khó khăn. 
  • Cấp độ 4: Hẹp khe khớp nhiều, có thể toàn bộ khe khớp, có gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, đầu xương bị biến dạng rõ rệt. Lúc này trên gối xuất hiện hiện tượng sưng và nóng đỏ.

nguyen nhan thoai hoa khop goi thu phat

Bệnh thoái hóa khớp gối nguy hiểm như thế nào?

Bên cạnh câu hỏi bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không, thì khi mắc căn bệnh này, người bệnh cũng quan tâm xem nó nguy hiểm như thế nào. Trong phần này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó. 

Thoái hóa khớp gối không phải là bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như các bệnh hiểm nghèo khác. Tuy nhiên nó tạo ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Lâu dần làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể mắc các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ,…

Một số những triệu chứng mà người bệnh phải trải qua khi mắc phải căn bệnh này là: 

  • Đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn và đau đớn
  • Các khớp bị cứng lại, các cơ teo nhỏ đi
  • Khớp gối bị biến dạng, xương dưới bị cong hoặc vẹo
  • Sụn khớp bị vôi hoá
  • Người bệnh có thể mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh Gout, bệnh huyết áp, tim mạch…
  • Nếu để quá lâu không chữa trị. Người bệnh có thể bị bại liệt, tàn phế, cần dùng xe lăn hỗ trợ đi lại

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Đây là một căn bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên thời điểm mắc bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Có người mắc sớm cũng có người mắc muộn. Có người mắc vì tuổi già, nhưng cũng có người mắc vì di truyền. Thời điểm phát bệnh còn tùy thuộc vào thói quen vận động, công việc, cân nặng, cơ địa mỗi người.

Như đã nói ở trên, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hoá khớp gối. Và sự thoái hoá là quá trình tự nhiên, con người bắt buộc phải trải qua. Do vậy việc điều trị dứt điểm thoái hoá khớp gối là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể điều trị làm giảm triệu chứng bệnh và phục hồi khả năng vận động của khớp gối. 

Với mỗi giai đoạn khác nhau của bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể xem các cách điều trị thoái hóa khớp gối

>>> Xem thêm bài viết: Top 5 Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Được Nhiều Bác Sĩ Chỉ Định Nhất

Viên sủi xương khớp Boca – Giải pháp hỗ trợ bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo viên sủi xương khớp Boca. Sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

vien sui boa ca ho tro thoai hoa khop goi

Nhờ ứng dụng công nghệ enzyme siêu hoạt hóa từ CHLB Đức. Các hoạt chất có trong viên sủi xương khớp Boca được bào chế dưới dạng siêu nhỏ. Có thể thẩm thấu tới từng tế bào gây bệnh. Từ đó nâng hiệu quả tác dụng lên gấp 89 lần các sản phẩm thông thường. 

Không chỉ thế, với thành phần hoàn toàn tự nhiên. Viên sủi xương khớp Boca an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, không hại dạ dày. 

Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi không chỉ giải đáp thắc mắc ‘bệnh thoái hóa khớp gối là gì?”. Mà còn đưa ra những kiến thức nền tảng về căn bệnh thoái hóa khớp gối là gì“. Nhằm để người bệnh hiểu rõ về căn bệnh này. Như vậy, thoái hóa khớp là căn bệnh khó có thể chữa trị triệt để. Nhưng người bệnh có thể kết hợp các phương pháp tập luyện và ăn uống đều đặn để bệnh ngày càng thuyên giảm. Cũng như sức khỏe ngày càng được cải thiện.

>>> Tham khảo thêm:

Dấu Hiệu Nhận Biết Triệu Chứng Thoái Hóa Khớp Gối Rõ Nhất

Người Bị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không?

Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị?

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart