Sử dụng thuốc để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối là một trong các phương pháp được mọi người lựa chọn. Mỗi loại thuốc trị thoái hóa khớp lại có những ưu nhược điểm riêng. Tác dụng chính của thuốc là giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa thấp khớp. Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị? Hãy cùng tôi đi tìm giải đáp cho câu hỏi này.
Khái quát về bệnh thoái hóa khớp gối
Phần tiếp nối giữa 2 đầu xương chính là khớp. Ở vị trí này, có một lớp sụn mềm và chứa dịch nhầy để giúp khớp vận động linh hoạt. Thoái hóa khớp đó là tình trạng phần sụn bị bào mòn. Vấn đề này làm cho đầu gối bị cứng và đau mỗi khi di chuyển hay vận động.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối gặp khó khăn về vận động. Trong đó, có 20% mọi hoạt động của bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác.

Các vị trí xương trên cơ thể rất dễ bị thoái hóa ở người cao tuổi. Rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này. Dưới 40 tuổi, phần lớn thoái hóa khớp xảy ra ở nam giới vì ảnh hưởng sau khi gặp chấn thương. Từ 40 – 70 tuổi, thoái hóa khớp gối diễn ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Khi ở độ tuổi trên 70, tỷ lệ thoái hóa khớp ở phụ nữ và đàn ông gần như nhau.
>>> Xem thêm: Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Gối
Triệu chứng của thoái hóa khớp
Triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối là đau nhức. Đôi khi kèm theo với những cơn đau đó là cảm giác cứng khớp. Thông thường các cơn đau diễn ra âm ỉ khi mọi người vận động sai tư thế. Người bị bệnh thường bị đau nhiều vào mỗi buổi chiều. Nhất là khi mọi người khi co duỗi các khớp, giảm đau. Không những vậy, cơn đau còn diễn ra về đêm và sáng sớm hay những lúc nghỉ ngơi.

Sau khi nghỉ ngơi, khớp đầu gối có cảm giác bị cứng, vấn đề đó sẽ giảm sau thời gian ngắn khi vận động. Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng nghiêm trọng hơn. Người bị bệnh thoái hóa khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh bị yếu gây khó khăn cho vận động.
Các triệu chứng này diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thay đổi thời tiết, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn cản trở mọi hoạt động của bạn. Mọi người cần chú ý tới vấn đề phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa xương khớp.
Tìm hiểu thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Khớp đầu gối là bộ phận cơ thể hoạt động rất nhiều. Mọi gánh nặng đều đè nặng lên bộ phận này. Ở giữa 2 đầu xương chính là sụn. Mô trơn giúp cho các khớp hoạt động một cách trơn tru. Đây được xem như một bộ giảm xóc cho các chuyển động của bạn diễn ra linh hoạt hơn.
Khi gặp vấn đề về thoái hóa khớp gối, phần sụn xung quanh khớp bắt đầu bị phá vỡ mất khi cơ chế bảo vệ cho xương. Từ đó, phần xương ở đầu gối cọ xát vào nhau dẫn đến đau và gây viêm. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy, mọi người phải chung sống căn bệnh đó cả đời. Việc áp dụng các biện pháp điều trị giúp cải thiện tình hình bệnh thoái hóa khớp.

Giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp khác để cải thiện. Để đạt được hiệu quả, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó phải thay đổi lối sống và rèn luyện thể thao. Ở giai đoạn nặng hơn, phương pháp dùng thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.
Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường là giảm đau và giảm viêm. Trong trường hợp sụn bị tổn thương nặng và không thể phục hồi, lúc đó người bệnh cần phải can thiệp ngoại khoa.
>>> Tham khảo thêm: Top 5 Bài Thuốc Chữa Thoái Hoá Khớp Gối Bằng Dân Gian Hiệu Quả Nhất
Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị?
Việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công dụng điều trị của các loại thuốc trong quá trình điều trị thoái hóa xương khớp.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối ở thể nhẹ
Đối với người mới bị thoái hóa khớp gối, đây là loại thuốc được khuyên dùng. Tác dụng của loại thuốc này là giúp cơ thể để giảm các cơn đau. Acetaminophen được đánh giá khá an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên uống tối đa 4000mg Acetaminophen/ngày.
Trường hợp phải dùng Acetaminophen thường xuyên, bạn nên tránh uống đồ uống có cồn. Vi sự kết hợp giữa đồ uống có cồn và Acetaminophen làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Sử dụng thuốc chống viêm steroid để cải thiện xương khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này gây ra một số tác dụng phụ. Cho nên, người bệnh hạn chế sử dụng để tránh những bệnh lý khác trầm trọng hơn. Theo khuyến cáo, người bị thoái hóa khớp gối không được sử dụng loại thuốc này nếu đang mắc phải bệnh mãn tính.
Thuốc ức chế cyclooxygenase-2 là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị kích ứng dạ dày. Vì vậy, loại thuốc này nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống phản ứng thường ở dạng kem hay thuốc mỡ. Thành phần chính của dược phẩm này là tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin. Tác dụng của loại thuốc này là ngăn chặn các cơn đau gây ra do thoái hóa.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng
Sử dụng thuốc giảm đau Opioid để ngăn chặn các cơn đau dai dẳng với tần suất ngày càng nhiều. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau mạnh nhưng có tác dụng phụ là gây nghiện cho người dùng. Do đó, người bệnh nên uống đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp phải dùng thuốc tiêm khi những loại thuốc uống không có tác dụng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp gối của bạn. Những loại thuốc có tác dụng mạnh như Prednisone và Cortisone có tác dụng giảm sưng, ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc Corticosteroid dễ gây tổn thương dây thần kinh và làm mỏng xương gần vị trí tiêm. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng loại thuốc này.
Thuốc Axit Hyaluronic chứa thành phần tự nhiên có tác dụng bôi trơn trong khớp. Ngoài ra, loại axit này giúp phục hồi và tái tạo các mô sụn. Bên cạnh đó, thành phần trong thuốc làm tăng cường sức khỏe cho khớp gối.
Những lưu ý khi sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối
Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều gây tác dụng phụ cho người bệnh. Khi sử dụng, người bệnh thoái hóa khớp gối cần chú ý tới các thành phần của thuốc. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp gối:
- Không tự ý mua thuốc để điều trị bệnh, điều đó khiến cho mức độ thêm trầm trọng.
- Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng loại thuốc phù hợp. Trong thời gian sử dụng thuốc cần tuân thủ theo phác đồ đã được chỉ định. Không tự ý thay thế liều lượng sử dụng thuốc.
- Khi sử dụng thuốc không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm hay gặp phải biến chứng bất thường nên dừng lại. Sau đó, mọi người hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời áp dụng các biện pháp giảm đau nhức tại nhà.
- Tránh lao động nặng, duy trì thể trạng cân đối, tránh các tư thế sai lệch… nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
>>> Xem thêm: Người Bị Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Lợi Ích Mang Lại?
Trên đây, tôi đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị? Các loại thuốc được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi người cần xem xét các thành phần trong thuốc trước khi lựa chọn sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh nên thăm khám để có phác đồ điều trị hiệu quả