Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đang dần trở nên phổ biến. Đặc biệt bộ 3 thoát vị đĩa đệm L3 L4 L5. Cùng Boca tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5 và các triệu chứng của bệnh
Phần L3, L4, L5 của đĩa đệm là phần gần xương cụt. Dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. Bởi chúng có vai trò nâng đỡ cơ thể phía sau nên áp lực của phần này là cực kỳ lớn. Đây là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra khỏi bao xơ theo vết nứt rách. Khi mắc bệnh, đĩa đệm không còn ở vị trí ban đầu. Dẫn đến việc chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, gây nên việc đau nhức vùng thắt lưng cho người bệnh.

Những cơn đau nhức không chỉ ở vùng thắt lưng của người bệnh mà còn lan dần xuống hông, đùi, cẳng chân ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày. Nếu tình trạng bệnh nặng nó có thể kéo theo một số bệnh nguy hiểm:
Bại liệt chân
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, nó thường xảy ra trong trường hợp bệnh nhân điều trị sai cách hoặc không điều trị bệnh dẫn đến việc bệnh nặng hơn và gây ra biến chứng.
Teo cơ
Tình trạng này thường xuất hiện khi bệnh đã xảy ra trong một thời gian dài mà không điều trị.
Biến dạng các khớp
Triệu chứng này thường ít gặp hơn các triệu chứng khác nhưng biến chứng này rất nguy hiểm. Nếu phát hiện cần báo cho sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.
Cơn đau nhức kéo dài dai dẳng
Những con đau nhức thường lan rộng theo hệ thống thần kinh, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ trong một thời gian dài.
Rối loạn cảm giác
Vùng xương khớp và da ở vị trí rễ của dây thần kinh tổn thương nên dẫn đến việc mất cảm giác.
Rối loạn cơ thắt
Nếu bạn có dấu hiệu này đồng nghĩa với tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn đã rất nghiêm trọng.
Đau nhức thần kinh dai dẳng
Dây thần kinh bị chèn ép, gây ra những cơn đau nhức, những cơn đau này thường lan rộng theo hệ thống dây thần kinh là cho người bệnh bị đau dữ dội hoặc âm it trong một thời gian dài.
Rối lại cơ vòng
Bệnh nhân có biểu hiện của bí tiểu, rối loạn tiểu tiện.
Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc thoát vị đĩa đệm, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân chính dưới đây:

Di truyền bẩm sinh
Một số người khi sinh ra phần đĩa đệm đã có độ đàn hồi kém, ống sống hẹp, bao xơ dễ bị rách hơn những người khác nên rất dễ bị thoát vị nhân tủy.
Tuổi tác
Đĩa đệm là phần thường xuyên chịu lực và độ ma sát lớn, bước vào tuổi trung niên quá trình lão hóa này sẽ khiến đĩa đệm mất nước, cứng và chức năng suy giảm theo thời gian.
Chấn thương
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đĩa đệm L3, L4, L5 do tích tụ nhiều chấn thương nên mới dẫn đến việc này.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày không điều độ
Sinh hoạt lệch múi giờ, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết.
Vận động sai tư thế
Đây là yếu tố ảnh hưởng chính khi khi làm việc nặng, bê vác vật nặng trong một thời gian dài, hoặc ngồi làm việc không đúng tư thế trong khoảng thời gian dài,…
Thừa cân, béo phì
Việc trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến cho phần cột sống phải chịu áp lực lớn hơn so với bình thường và gây tổn thương lên phần đĩa đệm đặc biệt là phần L3, L4, L5.
Một số cách điều trị bộ 3 thoát vị đĩa đệm
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp điều trị thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5.

Điều trị bảo tồn
Các biện pháp không dùng thuốc
- Người bệnh nằm nghỉ cho đến khi tình trạng thuyên giảm. Tiếp theo, người bệnh tập thể dục một số động tác giúp kéo giãn cột sống và các bài tập tăng cường sức mạnh, người bệnh nên lựa chọn bài tập phù hợp.
Biện pháp dùng thuốc hỗ trợ
- Tùy theo mức độ đau của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc khác nhau.
Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp dùng thuốc
- Đây là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay để điều trị bệnh. Ưu điểm là không xâm lấn, không gây tác dụng phụ, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cho hiệu quả.
Châm cứu
- Châm cứu, bấm huyệt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Phương pháp phẫu thuật
Hiện nay có tới 80% các trường hợp thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5 sẽ được chữa khỏi bằng các biện pháp bảo tồn kể trên. Tuy nhiên 20% còn lại thường là các trường hợp nặng và sẽ phải phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu bệnh nhân ra về trong các tình trạng sau:
- Bệnh nhân bị bộ 3 thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng đau thần kinh tọa cấp, nặng, dùng thuốc nhưng không hiệu quả.
- Bệnh đã được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn tích cực một thời gian nhưng không thành công.
- Bệnh nặng dẫn đến các biến chứng như: không có khả năng vận động hoặc hội chứng Equina Cauda.
Mục đích của phẫu thuật là giúp giải phóng các rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của khối thoát vị. Việc phẫu thuật sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động và nhanh chóng trở lại công việc như ban đầu. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ tầng sinh môn
Các bác sĩ sẽ cắt một bên dây chằng và một phần của đĩa đệm cột sống sau đó loại bỏ khối bị thoát vị. Phương pháp này ít phá hoại. Không cần sử dụng thiết bị đắt tiền nên được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Phẫu thuật cắt khối u qua bóng nội soi
Phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ phải rất thành thạo với kính hiển vi. Người bệnh sẽ chỉ cần nằm viện trong thời gian ngắn. Có thể xuất viện và quay lại cuộc sống bình thường.
Trên đây là một số nguyên nhân và thông tin về bộ 3 thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu biết hơn và có cách trị liệu phù hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểm thêm các thông tin về bệnh xương khớp khác. Hãy truy cập ngay trang của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn