Hầu hết chúng ta thường nghĩ người lớn tuổi là đối tượng dễ bị bệnh loãng xương. Nhưng mọi người không biết rằng bệnh lý này diễn ra ở cả trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho con nhỏ bị loãng xương. Bậc cha mẹ cần phải chú ý những triệu chứng loãng xương ở trẻ em nên biết để điều trị sớm giúp cải thiện sức khỏe.
Loãng xương diễn ra ở mọi đối tượng
Bệnh loãng xương là biểu hiện của tình trạng mật độ xương bị giảm. Khi đó hệ xương bị xốp và giòn rất tới việc rất dễ tổn thương. Chúng ta có thể nhận biết nguyên nhân vì sao dẫn tới bệnh lý đó. Khi cơ thể không hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết dẫn tới sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.

So với những nhóm người khác, bệnh loãng xương ở trẻ em biểu hiện rõ hơn. Các vấn đề của bệnh lý này thường diễn ra ở cột sống và chân tay. Các khớp xương bị yếu khiến cho trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc đi lại. Con nhỏ bị bệnh này thường có khối lượng xương nhẹ hơn so với người bình thường.
Tất nhiên, khi mất đi lượng xương nhất định sẽ khiến cho trẻ em dễ bị gãy xương. Nếu không sớm điều trị, biến chứng của bệnh làm cho nhóm đối tượng này bị cong vẹo cột sống và giảm chiều cao.
>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Mà Bạn Cần Biết
Nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em
Loãng xương sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ. Phát hiện sớm bệnh lý này giúp cho việc điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Sau đây, tôi sẽ chỉ ra cho mọi người biết những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở con nhỏ.
Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Trẻ nhỏ có thể chất kém do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Hầu hết cha mẹ thường chiều theo ý muốn của con em mình. Những thực phẩm được sử dụng chứa ít khoáng chất quan trọng. Thậm chí những thức ăn hay đồ uống đó còn gây hại tới sự phát triển của xương.

Thực đơn ăn hàng ngày của trẻ thiếu canxi và Vitamin D là nguyên nhân gây bệnh loãng xương. Việc mất cân bằng các chất dinh dưỡng quan trọng, cơ thể không hấp thụ được lượng canxi cần thiết.
Lười vận động
Hoạt động thể chất góp phần quan trọng cho việc phát triển hệ xương. Khi hoạt động ngoài trời, cơ thể có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là giải pháp giúp cho trẻ con hấp thụ Vitamin D tự nhiên. Khoáng chất này là cơ chế giúp chuyển hóa và hấp thụ canxi.

Khi trẻ em lười vận động ngoài trời, các khớp thiếu sự linh hoạt. Đây là các triệu chứng loãng xương diễn ra nhanh ở trẻ. Vì vậy, cơ thể rất khó hấp thụ những khoáng chất cần thiết tốt cho cấu trúc của xương. Hơn thế nữa, cơ thể của trẻ bị bệnh thường có sức đề kháng yếu. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh.
>>> Tham khảo bài viết: Dấu Hiệu Loãng Xương Sau Sinh Và Biện Pháp Phòng Tránh
Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa
Trẻ bị những bệnh về hệ tiêu hóa khiến cho khả năng hấp thụ các khoáng chất quan trọng diễn ra kém. Khi đó, hệ xương của con nhỏ không được bổ sung canxi hay các protein cần thiết.
Điều này do ảnh hưởng của chế độ ăn hay di truyền. Khi thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày không mang lại sự hiệu quả nên đưa trẻ đi khám.
Do ảnh hưởng di truyền
Đây chính là yếu tố chiếm tới 70% mà bệnh loãng xương diễn ra ở trẻ nhỏ. Sự bất thường trong gen di truyền gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển xương. Khi ở trong gia đình có người bị bệnh này, cần lưu ý theo dõi và kiểm tra ở trẻ để phát hiện bệnh sớm.
Các nguyên nhân khác
Việc mắc phải bệnh mãn tính khác cũng dẫn đến tình trạng hấp thụ Canxi kém. Trường hợp trẻ bị viêm xương phải nằm lâu ngày cũng dẫn tới tình trạng loãng xương.

So với người lớn tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương của trẻ diễn ra phức tạp hơn. Vì vậy, mọi người cần phải để ý để sớm phát hiện ra bệnh sớm ở con em mình.
Các triệu chứng loãng xương ở trẻ em
Bệnh loãng xương ở trẻ nhỏ không có biểu hiện rõ ràng hoặc gây đau ở các khớp. Khi thấy con mình quấy khóc và kêu đau ở các vị trí nào trên cơ thể nên đưa đi khám ngay lập tức.
Trẻ nhỏ dễ bị gãy xương với những hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Điều này do mật độ trong xương giảm. Cấu trúc bị biến đổi đáng kể do không được cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng.

Thường thường trẻ sẽ trải qua những cơn đau dần dần. Triệu chứng này chủ yếu diễn ra ở phần dưới cơ thể. Trong đó, con nhỏ trải qua những cơn đau ở hông và chân.
Không những vậy, có nhiều trường hợp trẻ gặp cơn đau ở cột sống. Cơn đau này diễn ra do trẻ hoạt động quá sức. Giai đoạn đầu mới xẹp cột sống, trẻ sẽ trải thấy đau đớn. Cũng có trường hợp bị xẹp cột sống nhưng không gây ra biểu hiện gì ở trẻ nhỏ.
>>> Tham khảo thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?
Điều trị bệnh loãng xương của trẻ
Khác với người lớn tuổi, xương của trẻ em là cấu trúc động. Trong quá trình trưởng thành, cấu trúc xương sẽ tăng dần lên và tự phục hồi loãng xương. Tùy thuộc vào tình hình bệnh lý, mà các giải pháp được áp dụng phù hợp với từng giai đoạn.
Nguyên tắc điều trị bệnh loãng xương
Khi tiến hành điều trị loãng xương ở trẻ nhỏ, mọi người cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Trẻ có một chế độ tập luyện thể dục – thể thao và cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp theo tình trạng và lứa tuổi.
- Căn cứ vào tình trạng thiếu canxi và vitamin D ở trẻ mà bổ sung sao cho phù hợp
- Xác định được nguyên nhân gây loãng xương trẻ, ta áp dụng giải pháp điều trị phù hợp
- Để ngăn ngừa quá trình hủy xương ở trẻ em, chúng ta có thể sử dụng thuốc chứa bisphosphonate.
Chế độ dùng thuốc để can thiệp bệnh
Theo lời khuyên của bác sĩ, việc sử dụng các loại thuốc chứa hàm lượng canxi là việc cần thiết khi điều trị bệnh.
- Trẻ 0 – 6 tháng: 210 mg/ ngày.
- Trẻ 6 – 12 tháng: 270 mg/ ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 500 mg/ ngày.
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 800 mg/ ngày.
- Trẻ 9 – 15 tuổi: 1300 mg/ ngày.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần bổ sung thêm Vitamin D cho trẻ theo đúng liều lượng chỉ định. Khối lượng cần thiết cho cơ thể con nhỏ hàng ngày là 400 UI/ ngày.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh loãng xương là điều vô cùng cần thiết. Bởi căn bệnh này gây ra ở mọi đối tượng. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là giải pháp cụ thể để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Thường xuyên tắm nắng với khoảng 30 phút giờ nắng trực tiếp mỗi ngày vào mỗi buổi sáng.
- Tăng cường ăn thức ăn giàu Vitamin D và canxi ngay từ khi mang thai, cho con bú hay trẻ lớn hơn đã có thể tự ăn uống.
- Phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai và sinh con.
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Đây là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi và vitamin D cho trẻ sơ sinh.
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi chỉ 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển nên hấp thu dinh dưỡng kém.
- Nên chọn thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D khi cho trẻ ăn dặm.
- Cha mẹ nên kiểm soát cân nặng của trẻ nhỏ. Bởi bệnh béo phì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương không chỉ diễn ra ở người lớn, tình trạng này còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng loãng xương ở trẻ em nên biết để phát hiện sớm và chữa trị. Những thông tin mà tôi cung cấp qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.