Loãng xương là bệnh lý thường gặp hầu hết các lứa tuổi. Trên thế giới, có 1/8 nam giới và 1/3 nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương. Đây là hệ quả của việc rối loạn chuyển hóa của hệ xương. Khi đó, xương của người bệnh dễ bị tổn thương khi hoạt động. Vậy cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những giải pháp để chữa trị căn bệnh này.
Tổng quan bệnh loãng xương
Khi tuổi tác càng cao, con người dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Tất nhiên, ai cũng có thể mắc phải bệnh loãng xương. Khi qua độ tuổi sung sức, xu hướng hoạt động thể chất của mọi người giảm đi.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho cơ hội không có cơ hội hấp thụ Vitamin D. Không những vậy, các bộ phận khác trong cơ thể thể hiện chức năng kém. Khi đó, bản thân sẽ hạn chế việc hấp thụ các khoáng chất để bổ sung cho hệ xương.

Ở người cao tuổi, họ còn mắc nhiều bệnh khác nhau do hệ miễn dịch suy giảm. Để giảm các cơn đau, mọi người thường có xu hướng sử dụng những loại thuốc kháng sinh mạnh. Việc lạm dụng nhiều loại thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh loãng xương.
Đối tượng khác mà chúng ta không thể bỏ qua đó là phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Do sự dừng hoạt động của buồng gây ra sự thiếu hụt nội tố estrogen. Khi đó, sự hủy xương tăng cao và khả năng hấp thụ canxi giảm mạnh.
Hormone nữ trong cơ thể suy giảm khiến cho khả năng hấp thụ canxi kém. Như vậy, nữ giới thường mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới.
Bệnh loãng xương gây ra biến chứng gì?
Việc phát hiện bệnh muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tinh thần của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Họ gặp nhiều khó khăn trong công việc và đời sống sinh hoạt. Nếu không điều trị ngay, bệnh loãng xương gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh loãng xương bào mòn sức khỏe mọi người một cách nhanh chóng. Mọi vận động của bạn bị hạn chế đáng kể. Khi vận động, người bệnh bị những cơn đau dai dẳng. Do đó hiệu quả công việc giảm sút, sinh hoạt của mọi người bị ảnh hưởng. Loãng xương làm cho người mắc bệnh bị thoái hóa xương với tốc độ chóng mặt. Khi đó, họ thường ngại vận động hay di chuyển. Việc di chuyển của nhóm người phụ thuộc vào thiết bị hay người khác.
Những biến chứng mà bệnh loãng xương gây ra mà chúng ta dễ dàng bắt gặp thường là:
- Loãng xương gây biến dạng cột sống. Chất khoáng trong xương người mắc bệnh giảm đi khiến cho lưng bị còng khi cao tuổi.
- Khả năng vận động kém linh hoạt.
- Nguy cơ gãy xương cao khi vận động mạnh và để lại nhiều hậu quả về sau.
- Cột sống có nguy cơ bị xẹp gây ra tàn phế, viêm phổi và khó thở…
Loãng xương có chữa được khỏi hoàn toàn không?
Trong đầu mọi người sẽ xuất hiện câu hỏi loãng xương có chữa được không? Theo chia sẻ của bác sĩ, trên thế giới chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh này. Khi phát hiện sớm, chúng ta hoàn toàn kiểm soát được bệnh lý này. Bên cạnh đó, mọi người hoàn toàn làm giảm tốc độ hủy xương để cải thiện sức khỏe.

Thông qua phác đồ điều trị, người bệnh dần dần cải thiện được mật độ xương. Dần dần qua đó, hệ xương được bổ sung những khoáng chất cần thiết mang lại sự chắc khỏe. Cải thiện đời sống sinh hoạt, chế độ ăn để làm tăng khối lượng xương nhất định.
Việc giảm đồ ăn và thức ăn không tốt tạo điều kiện cho việc điều trị bệnh loãng xương đạt hiệu quả. Với việc kiểm tra sớm để phát hiện ra bệnh, sẽ có nhiều giải pháp can thiệp tới mật độ xương.
Mục tiêu điều trị bệnh loãng xương
Như mọi người đã biết, bệnh loãng xương không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Những giải pháp đưa ra ngăn ngừa và phòng chống căn bệnh này. Có 3 giải pháp giúp mọi người dễ dàng thực hiện:
- Phục hồi cấu trúc xương bị loãng và chất khoáng trong xương
- Gia tăng khối lượng xương đạt mức độ nhất định
- Ngăn chặn quá trình hủy xương
Đó là biện pháp giúp người bệnh cải thiện độ chắc khỏe của xương. Những giải pháp này rất dễ thực hiện để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người cần kiên trì thực hiện với lộ trình thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.
Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương
Tùy vào sức khỏe và mật độ xương của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Những giải pháp được thực hiện một cách riêng lẻ hay kết hợp tùy thuộc vào tình hình.
Chế độ ăn uống khoa học
Đối với bệnh nhân loãng xương, chế độ ăn uống phải bổ sung canxi và vitamin D. Thông thường, cơ thể của mỗi người chỉ hấp thụ 20-30% hàm lượng canxi. Nhìn chung số lượng canxi mà con người nạp được không nhiều. Vì vậy, mọi người cần chú ý cần chú ý khi lựa chọn và kết hợp thực phẩm với nhau.

Bên cạnh đó, vitamin D đóng vai trò rất cần thiết đối với cơ thể. Đây được xem là khoáng chất giúp dạ dày hấp thụ được canxi vào cơ thể. Vitamin D có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Những loại rau xanh, hạt ngũ cốc và hoa quả có múi có chứa hàm lượng Vitamin D nhất định. Mọi người cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày.
Tất nhiên, mọi người cần tránh những thực phẩm đóng hộp. Bởi thức ăn đóng hộp thường chứa những hợp chất không tốt cho hệ xương. Ngoài ra, đồ ăn nhanh và đồ uống có cồn là kẻ thù gây hại tới độ chắc khỏe của cấu trúc xương.
Rèn luyện thể thao
Cần xây dựng lối sống thật lành mạnh để cải thiện sức khỏe. Đây là biện pháp không thể bỏ qua trong việc điều trị bệnh loãng xương. Khi bạn vận động, các khớp xương được duy trì ngăn ngừa các biến chứng mà loãng xương gây ra. Mọi người hạn chế hoạt động hay bị té ngã để không làm ảnh hưởng tới xương.
Mọi người hãy lựa chọn tập thể dục buổi sáng để giãn gân cốt. Hơn thế nữa, cơ thể có cơ hội được tiếp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Khoáng chất giúp tăng cường sự chắc chắn và dẻo dai cho xương.
Trong quá trình làm việc, bạn có thể sử dụng các thiết bị hay dụng cụ để hỗ trợ. Hạn chế để vật nặng đè lên các khớp xương quan trọng. Đối với người bị loãng xương nên tập những động tác nhẹ nhàng.
Liệu pháp hormone
Đối với phụ nữ cao tuổi, estrogen là liệu pháp được bác sĩ sử dụng. Giải pháp này giúp làm tăng mật độ và làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, liệu trình này lại gây ra nhiều hệ lụy khác nên bị loại bỏ.
Hiện nay, Raloxifene được sử dụng thay thế cho Estrogen. Tác dụng phụ của giải pháp không đáng lo ngại nên được sử dụng nhiều trong phác đồ điều trị.
Về nam giới, giải pháp mà bác sĩ hướng tới là tăng cường testosterone để điều trị bệnh loãng xương. Tất nhiên, giải pháp này không gây ra nguy hiểm cho người bệnh và được sử dụng nhiều.
Chữa trị bệnh loãng xương bằng thuốc
Tùy theo tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Thuốc giảm đau đơn thuần được dùng đó là Paracetamol hay Calcitonin. Người bệnh không nên lạm dụng các thuốc kháng viêm giảm đau. Việc sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau khiến cho tình trạng loãng xương nặng thêm và khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc ức chế hủy xương. Với loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành xương. Hiện nay, có nhiều loại thuốc ức chế hủy xương trên thị trường. Mọi người cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn phù hợp.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Mọi người cần tuân thủ và thực hiện đúng theo các lộ trình.
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn