Chuyên Gia Hướng Dẫn Mẹo Chữa Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà. Hãy áp dụng những mẹo chữa đau nhức xương khớp ngay dưới đây để cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến đau nhức xương khớp. Bên cạnh nguyên nhân do thay đổi thời tiết, sai tư thế, đau nhức còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Thông thường người bệnh hay dùng thuốc nhằm cắt cơn đau nhanh chóng. Nhưng vô tình điều này sẽ khiến cơ thể chịu tác dụng phụ không đáng có. Vậy nên hãy áp dụng các mẹo chữa đau nhức xương khớp dưới đây. Chắc chắn tình trạng của bạn sẽ được thuyên giảm.

Bạn có thể áp dụng một trong những cách thực hiện như sau
Massage cơ thể
Massage được xem là một phương pháp giảm đau truyền thống. Theo y học cổ truyền, massage sẽ giúp lưu thông khí huyết đến vị trí tổn thương. Từ đó, người bệnh có thể giảm triệu chứng căng cơ và cải thiện vận động.
Tuy nhiên massage cũng cần đúng cách và đúng chỗ. Dưới đây là một số cách massage các bộ phận trên cơ thể:
Xoa bóp vai gáy:
- Bước 1: Chà lòng bàn tay để tạo cảm giác ấm nóng và đưa về phía sau cổ.
- Bước 2: Dùng tay bóp các cơ quanh cột sống cổ và vai đến khi hơi ửng đỏ thì ngưng.
Xoa bóp lưng:
- Bước 1: Dùng ngón tay xoa tròn trên vị đau. Sau đó dùng hai bàn tay xát ngang và dọc vùng lưng. Mỗi động tác thực hiện khoảng 2 phút để làm ấm vùng đau nhức.
- Bước 2: Đấm và day hai bên thắt lưng 3 lần. Dùng gốc bàn tay và mô ngón tay út, ngón tay cái ấn xuống da và di chuyển theo hình tròn.
- Bước 3: Dùng tay lăn dọc theo cột sống xuống hông trong 2 – 3 phút. Sau đó lăn tiếp từ phần hông xuống chân.
- Bước 4: Lấy cả hai bàn tay bóp vào cơ lưng.
- Bước 5: Ấn ngón tay trên lưng vào điểm đau, day từ nhẹ đến mạnh. Thời gian thực hiện tất cả các động tác massage 20 phút.
Xoa bàn chân
- Bước 1: Xoa hai lòng bàn chân vào nhau trong khoảng 10 – 20 lần.
- Bước 2: Xoa phía ngoài bàn chân này với phía ngoài mu bàn chân kia khoảng 10 – 20 lần rồi đổi bên.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng phù hợp trong trường hợp đau do viêm khớp, thoái hóa khớp, gout,… Bên cạnh đó, nếu bạn bị chấn thương sau 48 giờ có thể áp dụng. Hơi nóng sẽ làm giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu về vùng bị đau và căng cứng. Cảm giác nóng còn điều hòa thần kinh cảm giác để cảm nhận cơn đau nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, không nên chườm nóng ở khu vực bị bầm tím, sưng tấy, vết thương hở. Hoặc bị đau khớp kèm bệnh nền như tiểu đường, huyết khối tĩnh mạch sâu cũng không nên chườm nóng.
- Cách 1: Dùng tấm đệm sưởi, túi chườm nóng, đai quấn nóng… đặt lên vị trí xương khớp bị đau.
- Cách 2: Ngâm nước nóng trong khoảng 33-37 độ C.
Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh nên thực hiện trong trường hợp bị viêm khớp và đau cổ-vai-gáy, lưng,… Chườm lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm máu đến vùng bị thương, làm giảm nguy cơ sưng tấy. Hơi lạnh sẽ gây tê cục bộ khiến các cơn đau chậm lại.
Một vài cách chườm lạnh có thể áp dụng
- Cách 1: Dùng túi chườm lạnh y tế đặt trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 15-20 phút. Một ngày chườm lạnh khoảng 3-4 lần.
- Cách 2: Bọc đá lạnh trong khăn rồi lăn tròn tại khu vực sưng đau khoảng 5 phút. Một ngày thực hiện chườm lạnh khoảng 2 lần.
- Cách 3: Đắp khăn đã làm lạnh lên vị trí đau và giữ cho đến khi khăn hết lạnh.
Bài tập rèn luyện
Rèn luyện cũng là một cách chữa đau nhức xương khớp tự nhiên mà bạn nên thực hiện. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn hãy chọn một trong số những bài tập sau đây:
- Yoga: Tập Yoga giúp cơ xương khớp linh hoạt hơn, đồng thời phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên nếu không biết cách tập có thể bị giãn dây chằng vẹo cột sống… Vì vậy hãy tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên Yoga.
- Đi bộ: Cách làm đơn giản mà dễ thực hiện, lại có thể phòng được bệnh suy thoái khớp. Mặc dù vậy, những người tiền sử bị thoái hóa nặng không nên thực hiện bài tập này thường xuyên. Bởi một số khớp trọng điểm ở hông, gối và mắt cá sẽ bị ảnh hưởng nếu đi lại nhiều.
- Đạp xe: Giúp kích thích nhóm cơ lớn ở chân, giúp cơ vận động tối đa. Đồng thời ít gây tải trọng lên các khớp nên có thể áp dụng thường xuyên.
- Thái cực quyền: Giúp vận động toàn thân tại chỗ bằng động tác áp đùi, giãn hông, gập eo. Các động tác này sẽ giúp khí huyết lưu thông và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên bạn sẽ phải khom gối nhiều nên có thể ảnh hưởng khớp gối nếu tập quá mức.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh xương khớp phục hồi chức năng toàn diện. Thông thường vật lý trị liệu được phân thành hai loại là chủ động và bị động. Vật lý trị liệu chủ động được hiểu là các bài tập vận động thể lực. Vật lý trị liệu bị động là sử dụng các thiết bị hiện đại trong y khoa. Các bài tập vật lý trị liệu này sẽ được thiết kế riêng cho từng đối tượng khác nhau. Vì vậy, hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị chính xác.
Bổ sung dưỡng chất
Khi bị bệnh xương khớp, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng điều độ. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn ở những người thừa cân, nên càng cần chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D, chất xơ để giúp xương khớp dẻo dai.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Hiện nay, trên thị trường, viên sủi Boca là một trong những giải pháp toàn diện cho người bệnh xương khớp.
Viên sủi Boca là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm chứng nhận và FDA chứng minh lâm sàng về hiệu quả. Đây là sản phẩm đầu tiên được ứng dụng công nghệ Enzym siêu hoạt hóa từ Đức. Kết hợp với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, đem đến khả năng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, tái tạo mô sụn, bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Trên đây là các mẹo chữa đau nhức xương khớp không cần dùng đến thuốc mà bạn có thể áp dụng. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ xương khớp ngay từ sớm. Không nên vận động quá sức và khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý.