Cột Sống Thắt Lưng Bị Cong: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

5/5 - (2 bình chọn)

Cột sống thắt lưng bị cong hay vẹo cột sống là hiện tượng bệnh lý đang trở nên ngày càng phổ biến. Khi đó xương cột sống bị biến dạng, cong vẹo sang một bên. Cùng tìm hiểu hiện tượng bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Cột sống thắt lưng bị cong là bệnh gì?

Cột sống thắt lưng là đường cong tự nhiên. Đóng vai trò rất quan trọng, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nhờ có cột sống thắt lưng mà con người có thể vận động một cách linh hoạt. 

Cột sống thắt lưng bị cong là bệnh gì?

Đây là hiện tượng cột sống thắt lưng người bệnh bị cong, vẹo sang một bên hoặc lệch trục. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ có độ tuổi 10-15. Đây là nhóm tuổi đang bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Theo thống kê nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh lý này của bé trai thường ít hơn bé gái. 

Bệnh lý này sẽ có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Kéo theo nhiều ảnh hưởng tới các bộ phận lân cận. Vì thế mà phần vai và eo cũng bị lệch sang một bên. 

Nguyên nhân cột sống thắt lưng bị cong

Có nhiều nguyên nhân khiến cột sống thắt lưng bị cong. Nhưng chủ yếu nguyên nhân chính đều do các tác động từ bên ngoài. Theo thống kê, có tới 85% người mắc bệnh do nguyên nhân ở tuổi vị thành niên. Ngoài ra, ở những người trưởng thành và cao tuổi cũng thường mắc phải bệnh lý này do biến chứng từ thoái hóa hoặc thoát vị. 

Di truyền

Hầu hết, ở trẻ nhỏ, thường bị chứng cong vẹo cột sống từ lúc bẩm sinh. Gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống. Di truyền được coi là có nguyên nhân trực tiếp khiến cột sống thắt lưng bị cong. 

Bẩm sinh

Ngoài ra, người mẹ trong quá trình mai thai. Nếu thai nhi phát triển quá nhanh, tử cung người mẹ không thích ứng kịp cũng khiến thai nhi bị chèn ép và cong vẹo cột sống từ khi còn trong bụng mẹ. Không chỉ vậy, trong quá trình mang thai người mẹ sử dụng các chất kích thích, thực phẩm độc hại cũng sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. 

Mắc bệnh lý thoái hóa cột sống

Đối với người trưởng thành, đặc biệt người từ 30 tuổi trở lên, khi mắc phải bệnh lý thoái hóa cột sống cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt khi quá trình thoái hóa diễn ra, các đốt sống bị bào mòn, gây ảnh hưởng tới cột sống. Người bệnh sẽ dễ mắc phải chứng cột sống thắt lưng bị cong vẹo.

Mắc bệnh loãng xương 

Theo thời gian, tuổi tác càng cao hệ thống xương khớp dễ dàng bị suy yếu. Khi đó, người già có nguy cơ mắc các bệnh lý về loãng xương rất cao. Mật độ xương giảm dần khiến cho xương khớp dễ bị giòn, dễ gãy.  

Xem thêm: Tổng Hợp Về Bệnh Loãng Xương – Những Gợi Ý Cho Người Bệnh

Thần kinh cơ

Chứng bệnh này có thể bị gây ra bởi các chứng thần kinh cơ bị liệt, do teo cơ. Gây ra những bất thường ở cột sống.

Tư thế vận động sai 

Bởi đốt sống lưng đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ cơ xương khớp trong cơ thể. Có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể. Bởi vậy, trong quá trình vận động, việc sử dụng sai tư thế sẽ gây tác động lên cột sống. Đặc biệt, trong khi vận động, cúi lưng nhặt đồ, phải khuân vác đồ nặng cũng khiến người bệnh có nguy cơ bị vẹo, gù cột sống cao. Vì vậy, đối với trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ nên luyện tập làm quen tư thế chuẩn trong học tập. 

Tư thế vận động sai

Hai chân dài không đều

Ở nhiều người có độ dài hai chân không đều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống người bệnh. Lâu dần sẽ gây cong, vẹo cột sống.

Triệu chứng cột sống thắt lưng bị cong

Các triệu chứng cột sống thắt lưng bị cong vẹo thường rất dễ nhận biết. Người bệnh có thể nhận biết.

Trẻ nhỏ

Em bé khi vừa được sinh ra nếu gặp chứng vẹo cột sống bẩm sinh sẽ rất nguy hiểm về sau. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng lúc sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Như ảnh hưởng đến các chức năng của tim và phổi. 

Đối với trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống không được chữa trị đúng lúc sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm về sau như suy giảm chức năng tim và phổi. Bởi vậy, cần phải quan sát trẻ nhỏ để cảnh giác với nguy cơ mắc vẹo cột sống. Một số dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường như:

  • Ngực phình một bên
  • Khi ngủ thường nằm cong một bên
  • Thậm chí còn dễ bị mắc chứng khó thở, tức ngực.

Đối với người trong độ tuổi dậy thì

Trong độ tuổi dậy thì, bệnh lý này phổ biến nhất là độ tuổi 10-18 tuổi. Do xu hướng hoạt động, học tập sai tư thế thường xuyên. Có thể xuất hiện các triệu chứng như hai chân có độ dài không bằng nhau, cảm thấy đau nhức vùng lưng. Đầu và vai lệch sang một bên. Xương sườn có chiều cao khác nhau. 

Đối với người trưởng thành

Ở người trưởng thành, khi cột sống thắt lưng bị cong, nguyên nhân có thể đến từ những di chứng từ bé hoặc do mắc thoái hóa cột sống. Một số dấu hiệu như đau, tê mỏi lưng nhanh chóng lan nhanh xuống chân. Gây khó khăn khi cử động. Đặc biệt, đường cong cơ thể cũng dần mất đi do cột sống thắt lưng bị đau.

Khi nhận thấy cột sống lưng dần thay đổi theo thời gian. Tốt nhất nên tới thăm khám bác sĩ kịp thời để được điều trị.

Cách điều trị cột sống thắt lưng bị cong

Bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng con người. Nhưng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có một số cách giúp hỗ trợ điều trị cột sống thắt lưng bị cong.

Tùy vào tình trạng bệnh lý từng người, mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh lý này khác nhau.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau

Thông thường nếu người bệnh không chịu được những cơn đau nhức, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân dùng các liều thuốc giảm đau, kháng viêm. Giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng các cơn đau do xương cột sống bị cong, lồi lõm.

Cách điều trị cột sống thắt lưng bị cong

Sử dụng nẹp

Bằng cách sử dụng nẹp để định hình lại cột sống sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi và điều chỉnh tư thế. Phương pháp này khá an toàn nhưng đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì thực hiện.

Trị liệu 

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh lý này. Bằng việc sử dụng lực để nắn chỉnh trực tiếp lên các khớp, xương sai lệch.  

Luyện tập 

Ngoài ra, việc luyện tập mỗi ngày là điều không thể thiếu. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân. Không chỉ giúp điều trị vẹo cột sống mà còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp dẻo dai hơn mỗi ngày.

Phẫu thuật

Phương pháp này sẽ được sử dụng khi bệnh nhân không thể chịu đựng được những cơn đau. Các triệu chứng của bệnh lý này trở nên quá nặng nề hơn. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc về bệnh lý cột sống thắt lưng bị cong. Xương cột sống có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng và sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần phải lưu ý những triệu chứng và dấu hiệu trên để thăm khám bác sĩ kịp thời và điều trị đúng cách.

Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart