Hiện nay, rất nhiều người gặp phải bệnh thoát vị đĩa đệm kèm theo triệu chứng tê chân. Bệnh lý này gây khó khăn trong việc vận động của người bệnh. Việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân để có được phương pháp điều trị thích hợp.

Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng khối nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Sau đó, nó chèn ép lên rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức xương khớp. Đồng thời, người bệnh sẽ trải qua cảm giác tê chân do bệnh lý này gây ra.
Tình trạng người bệnh bị tê chân do ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra. Bộ phận dây thần kinh thắt lưng chạy dọc từ thắt lưng xuống bàn chân. Đây là nguyên nhân chính khiến người bị bệnh thoát vị đĩa đệm bị tê chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người. Khi phát hiện sớm những dấu hiệu hay triệu chứng của căn bệnh này nên áp dụng nhiều giải pháp để điều trị.
>>> Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Tập Gì Nâng Cao Sức Khỏe, Cải Thiện Cơn Đau?
Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân
Có nhiều yếu tố khác dẫn tới xuất hiện các bệnh lý liên quan tới xương. Nhưng không hẳn ai cũng biết rõ các dấu hiệu mà bệnh lý này diễn ra.
Bệnh nhân gặp phải những cơn đau đột ngột ở vùng xương khớp khác nhau của cơ thể. Các cơn đau diễn ra âm ỉ trong khoảng thời gian nhất định. Người bệnh bị đau dữ dội hơn khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Khi nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh. Chính vì thế, người bệnh bị đau nhức và cảm giác tê bì vùng thân dưới. Cảm giác của bệnh nhân bị rối loạn cảm giác và luôn cảm thấy có kiến bò trong người.

Tình trạng bệnh lý diễn ra ở giai đoạn nặng, lúc này mọi người mới biết rõ tình trạng của sức khỏe. Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế rất nhiều. Khi di chuyển các cơn đau dữ dội ập tới khiến bạn ngại đi. Bệnh nhân chỉ muốn nằm 1 chỗ và dần dần dẫn tới teo cơ 2 chi dưới.
Theo chia sẻ từ bác sĩ, bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân thường có những dấu hiệu cụ thể như sau:
- 2 chân bị tê bị và cơ bắp ngày càng suy giảm làm cho việc vận động trở nên khó khăn.
- Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng bí hay són tiểu.
- Bệnh nhân mất cảm giác ở vùng thân dưới.
Nguyên nhân dẫn tới mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm
Người mắc phải bệnh lý xương khớp do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn thế nữa, một trong những bệnh liên quan tới xương là thoát vị đĩa đệm đang diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Thậm chí, căn bệnh này đang có dấu hiệu tăng lên.
Do mọi người làm công việc nặng nhọc hay môi trường độc hại gây tác động xấu lên hệ xương khớp. Theo thời gian dài, hệ xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới mắc phải các bệnh lý liên quan.
Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống của người cao tuổi dễ bị mất nước dẫn tới xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
Trong quá trình làm việc hay tham gia chơi thể thao dễ gặp phải chấn thương liên quan tới xương. Những tổn thương nặng hay nhẹ ảnh hưởng rất xấu tới cấu trúc xương. Việc không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khiến các vùng xương không thể phục hồi nhanh.

Những người có thể trạng yếu hay thiếu chất cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh liên quan tới xương. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng khiến cho bạn dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân hơn so với người bình thường.
Ngoài những vấn đề kể trên, còn nhiều yếu tố khác khiến cho mọi người gặp phải bệnh lý này. Cân nặng là điều không ai có thể bàn cãi. Bạn có thể để ý những người có cân nặng vượt quá cho phép rất dễ bị mắc bệnh. Bởi trọng lượng khi đó đè nặng nên khả năng chịu đựng của xương khớp.
Yếu tố nghề nghiệp cũng là các tác nhân ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Khi bạn làm việc với 1 tư thế lâu dài, khớp xương các vị trí trên cơ thể không được vận động dẫn tới chức năng bị suy giảm.
>>> Tim hiểu thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nghiêng?
Thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân có gây ra nguy hiểm?
Bệnh lý này không đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, bệnh thoát vị đĩa đệm làm giảm chức năng vận động của người bệnh. Khi đó, những hoạt động của bệnh nhân gần như phải phụ thuộc vào người khác. Chi dưới bị tác động bởi cơn đau dẫn tới lười hoạt động và lâu ngày dẫn tới các dây thần kinh hay cơ vị trí đó bị suy giảm.
Người bệnh khi thay đổi tư thế hay động tác đột ngột dẫn tới các cơn đau nhức dữ dội. Do đó, mọi người thường có tâm lý chung ngại hoạt động dần dần làm cho vùng xương đó ngày càng yếu đi. Thời gian dài, chức năng hoạt động của nó dần trở nên vô dụng.
Vùng xương chân xuất hiện tình trạng bị tê bì do mắc bệnh thoát bị đĩa đệm. Khi đó mật độ cấu trúc xương suy giảm và máu không thể lưu thông được. Chân của bệnh nhân bị teo thì đồng nghĩa bệnh đã tiến triển nặng hơn và điều trị khó khăn.
Cần chú ý gì khi mắc bệnh liên quan tới xương khớp?
Khi bạn gặp phải các vấn đề tới xương không nên quá lo lắng. Mọi người dựa vào mức độ của bệnh để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Tất nhiên, cơ địa của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Nên thời gian điều trị dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Cố gắng rèn luyện thể dục với các động tác đơn giản để làm thuyên giảm các cơn đau. Khi nghỉ ngơi hay thư giãn, bạn nên điều chỉnh các tư thế một cách chậm rãi. Mọi người nên tránh không nên nghỉ ở 1 tư thế lâu.
Không nên thường xuyên đi giày cao gót đối với phụ nữ. Ngoài ra, bạn không nên mang vác quá nặng trong thời gian dài.
Nên duy trì cân nặng ở mức cho phép để không tác động tới xương khớp. Tìm hiểu các chế độ ăn sao tốt chơ cơ thể.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến tê chân. Mọi người dựa vào đó để phát hiện sớm và điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh lý.
>>> Tham khảo thêm: [Cảnh Giác] 5 Biểu Hiện Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Biết