Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Thoái hóa khớp
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa. Nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, bàn chân và gót chân. Tình trạng đau nhức có thể do nhiều bệnh gây ra. Nhưng thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp thường tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, cơn đau nhức do thoái hóa khớp sẽ trở nên dữ dội hơn.

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vào mỗi sáng sau khi thức dậy xuất hiện tình trạng cứng khớp. Nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp. Làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.
Bệnh Gout
Với nhiều người, cơn đau do bệnh gout luôn là nỗi ám ảnh. Gout là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở những người trên 40 tuổi và chiếm tỉ lệ cao nhất là người cao tuổi. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm. Cường độ đau ngày càng tăng dần đến mức người bệnh không chịu đựng nổi.
Biểu hiện của bệnh Gout là các khớp xương bị viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức. Bên cạnh đó, sự tăng chất acid uric trong máu sẽ gây ra tình trạng hình thành sạn trong thận. Bệnh Gout chia thành các giai đoạn cấp tính và mãn tính. Hầu hết các bệnh nhân Gout có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm. Tùy theo thể trạng và thói quen cuộc sống.
Loãng xương
Đây là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bị loãng xương, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức tại các đầu xương hoặc đau mỏi dọc theo xương. Ở người bị loãng xương, thường xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua.

Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể. Kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.
Thấp khớp
Thông thường bệnh thấp khớp rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Tuy nhiên đây là căn bệnh rất khó điều trị. Vì liên quan tới hệ thống tự miễn, nên do cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Việc điều trị thấp khớp thường là kéo dài từ 1-2 tháng đến vài năm. Thậm chí có khi là điều trị suốt đời.
Bệnh thấp khớp chủ yếu gặp ở nữ giới, biểu hiện là các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp. Nếu bệnh không được điều trị thì các khớp sẽ nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp.
Thoái hóa cột sống
Thoái hoá cột sống là căn bệnh mãn tính. Thường có biểu hiện viêm xương khớp tại cột sống, gây đau nhức cột sống âm ỉ. Cơn đau thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu điều trị không kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp. Có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cột sống. Ở đĩa đệm bị thoát vị, nhân nhầy bên trong bao xơ sẽ thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh, gây đau nhức xương âm ỉ.
Thoát vị đĩa đệm nhưng thường chủ yếu là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi xuất hiện cơn đau nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nên thăm khám sớm và điều trị để tránh bệnh trở nặng. Gây ra nhiều biến chứng.
Cách điều trị đau nhức xương khớp toàn thân
Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận.
Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng hay chườm lạnh cũng là cách giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp. Chườm nóng sẽ giúp các cơ bị xơ cứng thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.
Châm cứu
Là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng châm xuyên qua da vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sau đó, dùng tay chuyển động nhẹ nhàng kim châm hoặc dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh. Và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.
Phẫu thuật
Nếu đau nhức xương khớp toàn thân là biểu hiện của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro. Phẫu thuật chỉ được khuyến khích áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Phòng bệnh về đau nhức xương khớp
Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển. Mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh bằng cách:
- Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn.
- Tập tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.
- Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh. Tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh và luôn biết tận dụng vitamin D trong nắng sớm.

Trên đây là những dấu hiệu đau xương khớp cảnh báo một số bệnh lý xương khớp và cách điều trị phổ biến dành cho bệnh nhân xương khớp. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn