Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến với xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều nhất trong độ 30-60 tuổi. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm diễn ra từ rất sớm. Nếu chú ý quan sát và chăm sóc cơ thể đúng cách, bạn có thể dễ dàng nhận biết và từ đó điều trị hợp lý.
Tổng quan về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Phần nhân nhầy này sẽ xuyên qua dây chằng, chèn ép vào các rễ thần kinh, từ đó gây tê bì và đau nhức cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là kết quả của sang chấn hoặc do thời gian. Người bệnh khi bị thoát vị đĩa đệm thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường bắt gặp nhất phải kể đến là:
- Do lao động hoặc vận động quá sức hoặc sai tư thế. Lâu dần dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương gây thoát vị.
- Do tuổi tác cao, quá trình lão hóa diễn ra khiến đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng.
- Do gặp phải chấn thương ở vùng lưng, cột sống.
- Do mắc bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo cột sống,…
- Do yếu tố di truyền.
- Do cân nặng của cơ thể lớn, tạo gánh nặng cho đĩa đệm cột sống, đặc biệt là ở thắt lưng.
>>> Xem thêm: [Cảnh Giác] 5 Biểu Hiện Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Biết
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm tính mạng không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bệnh lý này có thể gây ra tàn phế suốt đời nếu không chữa trị kịp thời. Mọi người cần sớm điều trị khi phát hiện ra bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh thoát vị có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác.
Đau rễ thần kinh
Sau đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh. Các cơn đau này sẽ theo dải, đau từ thắt lưng và lan đến chân. Cơn đau đặc biệt tăng mạnh khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển,…. cản trở sinh hoạt.
Teo cơ
Teo cơ xảy ra khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng làm người bệnh khó vận động. Các cơ này sẽ dần yếu đi theo thời gian, bớt độ săn chắc và teo lại, không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu dinh dưỡng.
>>> Đọc thêm: [Giải – Đáp] Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không?
Rối loạn cảm giác
Khi rễ thần kinh bị tổn thương, rối loạn cảm giác sẽ xảy ra ở vị trí da tương ứng. Phổ biến nhất là tình trạng mất cảm giác xúc giác, khó phân biệt nóng, lạnh.

Rối loạn đại tiểu tiện
Đầu tiên bệnh nhân sẽ bị bí tiểu, sau đó tiểu không kiểm soát. Lúc nào cũng có nước tiểu rỉ ra do cơ thắt ngoại vi bị liệt. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Hội chứng đuôi ngựa
Chia ra thành 3 loại. Hội chứng đuôi ngựa trên là do đốt sống lưng L1-L2 và L2-L3, rối loạn cảm giác hai chân từ bẹn trở xuống. Hội chứng đuôi ngựa giữa do do thoát vị đĩa đệm L5-S1, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu và chân.
>>> Tham khảo thêm: Người Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Bổ Sung Chất Gì Cho Cơ Thể?
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm bạn nên biết
Những dấu hiệu dễ bắt gặp nhất khi bị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy:
- Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, buốt theo từng cơn ở vùng thắt lưng.
- Khi bệnh nặng, cơn đau không chỉ ở vùng thắt lưng mà lan rộng ra. Cơn đau gia tăng khi người bệnh vận động. Cơn đau sẽ biến mất khi nghỉ ngơi.
- Người bệnh khó để thực hiện một số động tác như ưỡn cong lưng hoặc cúi người xuống. Đồng thời chân tay cũng yếu hơn bình thường. Cơ thể người bệnh sẽ có xu hướng vẹo về một bên để chống đau.
- Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống, chân và tay người bệnh sẽ bị yếu đi theo thời gian và không thể đứng vững. Sau một thời gian, người bệnh sẽ có cảm giác cơ đùi hay bắp chân run lên mỗi khi vận động.
- Mất kiểm soát cơ thể khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, bị rối loạn cảm giác. Thậm chí bệnh tiến triển nặng sẽ khiến teo cơ, bại liệt,…

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm bạn nên biết
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:
- Tập luyện điều độ, phù hợp với khả năng, không thực hiện động tác quá khó hoặc quá sức tránh làm tổn thương cho cơ, xương, khớp.
- Không mang, vác đồ vật nặng hoặc thực hiện sai tư thế để bảo vệ cột sống.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh cột sống phải gánh chịu áp lực.
- Ăn uống khoa học, đặc biệt nên bổ sung cho cơ thể canxi, vitamin D cùng dưỡng chất khác giúp nuôi khớp khỏe mạnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các loại bệnh liên quan đến xương khớp.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, cần đến ngay các cơ sở y tế.
Trên đây là thông tin về bệnh cũng như những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mà người bệnh không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
>>> Tìm hiểu thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Kiêng Những Gì Để Đảm Bảo Sức Khỏe?