Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể là dấu hiệu nhận biết cho nhiều căn bệnh nguy hiểm. Không những thế, đó còn là báo động cho việc khớp hoạt động quá nhiều hoặc sai cách. Trong phạm vi bài viết dưới, chúng tôi sẽ đề cập đến những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Nếu nhận thấy triệu chứng xuất hiện dài ngày và không thuyên giảm, bạn nên thăm khám kịp thời.

Dấu hiệu đau khớp háng
Các dấu hiệu của khớp háng rất dễ nhận biết. Chúng thường xuất hiện với tần suất từ từ tăng dần. Ban đầu, dấu hiệu đau khớp này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết. Nhưng sau một thời gian không điều trị phù hợp, cơn đau thường kéo dài và xuất hiện nhiều hơn. Đau khớp sẽ xuất hiện khi bạn đi bộ, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang,… Khi bệnh nặng hơn, đau có thể xuất hiện ngay cả khi ngồi, nằm hoặc ngủ.

Ban đầu cơn đau xuất hiện ở háng hoặc vùng trên sau mông. Nhưng sau đó, đau có thể lan xuống tận dưới mặt trước đùi cho đến đầu gối. Khi vận động, bạn sẽ cảm giác thấy khớp háng bị cứng và chật. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện sinh hoạt hàng ngày.
Ngay cả khi ngồi ghế lâu, đứng dậy cũng sẽ bị đau. Khi đi bộ, người bệnh sẽ cảm thấy khó bước, thậm chí đi tập tễnh hoặc phải dừng lại nhiều để nghỉ ngơi. Nặng hơn, người bệnh sẽ không thể duỗi thẳng gối, chân bên trái ngắn hơn chân phải.
>>> Xem thêm: Giải Mã Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Đau Khớp Chân
Nguyên nhân đau khớp háng bên trái
Đau khớp háng bên trái có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như sau:
Thoái hóa khớp háng
Tình trạng xảy ra khi khớp háng bị bào mòn do tuổi tác hoặc lối sống không đảm bảo. Xảy ra khi bị mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp háng là khiến thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử và cơ sinh học tế bào. Dẫn đến nứt loét, xơ hóa xương dưới sụn và tạo ra gai xương dưới sụn. Bệnh thoái hoá này sẽ gây ra những cơn đau, cứng khớp, tê bì,…
Viêm khớp dạng thấp
Một dạng bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mãn tính với các biểu hiện tại khớp và ngoài khớp. Bệnh này sẽ ảnh hưởng tới 1 hoặc cả 2 bên khớp háng. Diễn biến bệnh cũng tương đối phức tạp. Nặng nhất có thể gây tàn phế nếu không được điều trị tích cực ngay từ khi mới chớm bệnh.
>>> Tham khảo thêm: Những Nguyên Nhân Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Trẻ Cần Biết
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Xảy ra do khớp háng bên trái bị nhiễm trùng, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp. Từ đó gây đau và sưng tấy khớp. Diễn biến bệnh trở nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn đi vào máu.
Viêm bao hoạt dịch khớp háng
Bao hoạt dịch là bộ phận có nhiệm vụ sản xuất dịch nhầy, giúp khớp êm trơn và giảm ma sát. Nhưng khi cơ quan này bị viêm, người bệnh sẽ bị sưng tấy và đau nhức nếu vận động mạnh.
Lao khớp háng
Bệnh lý này tương đối hiếm gặp, xảy đến khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và di chuyển xuống bộ phận khớp háng. Bệnh lý này thường gây ra triệu chứng tại chỗ như đau âm ỉ, đau vùng bẹn, mông. Các cơn đau có xu hướng như bị thần kinh tọa. Kèm theo đó, bệnh nhân còn dễ bị các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, buồn nôn…
>>> Tìm hiểu thêm: Cách Trị Đau Xương Khớp Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Còn gọi là tử vô mạch chỏm xương đùi. Được hiểu là tình trạng xương bị hoại tử do thiếu máu. Nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh là lạm dụng rượu bia và thuốc lá thường xuyên. Thời điểm đầu, bệnh có triệu chứng đau nhức vùng khớp háng và gây khó khăn khi di chuyển.
Viêm dây chằng háng
Hiện tượng dây chằng háng bị viêm do chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc căng cơ quá mức. Do đó, khi dây chằng viêm sẽ khiến khớp háng bị đau nhức và sưng nóng.
Loãng xương
Bệnh thường xảy ra ở nhóm người trung niên, lớn tuổi. Khi mật độ xương bị giảm dần, giòn, xốp, dễ xẹp và gãy. Bệnh lý này xuất hiện thường là do cơ thể thiếu canxi hoặc phosphate. Bệnh gây ra đau nhức, giảm khả năng và phạm vi hoạt động của khớp háng trái.
>>> Đọc thêm: Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Tại Nhà Đơn Giản
Tư thế không phù hợp
Tư thế đi lại, nằm, ngồi, ngủ, vận động sai tư thế có thể gây ra đau khớp háng bên trái. Tình trạng này nếu không cải thiện sớm sẽ gây hại cho sụn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng hoặc các bệnh xương khớp mãn tính khác.
Chấn thương
Đau khớp háng có thể là hệ quả của chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông hoặc chấn thương khi tập luyện.

Vận động nặng
Khớp háng chịu áp lực lớn của cơ thể, nên nếu vận động quá mạnh có thể gây sưng, viêm, đau nhức, khớp.
Mang thai
Đau khớp háng cũng hay xảy ra đối với chị em đang mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Lúc này thai nhi phát triển đã lớn, tử cung giãn nở và chèn ép lên vùng xương chậu và khớp háng gây đau nhức, ê ẩm. Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai cũng gây ảnh hưởng nhiều đến vùng khớp háng.
>>> Xem thêm: Đau Xương Khớp Và Các Nguyên Nhân Thường Gặp
Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung hoặc buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột hoặc bên ngoài thành tử cung. Một số trường hợp nội mạc tử cung phát triển ở thận và bàng quang. Bệnh lý này sẽ gây đau hông trái nếu nội mạc chèn ép vào các nhánh nhỏ của dây thần kinh tọa.
Khi bị đau khớp háng bên trái, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và tìm hiểu về nguyên nhân. Đồng thời, nên tham vấn sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị tích cực. Thông thường, trong những trường hợp bệnh đơn giản, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Hoặc tập các bài tập đơn giản giúp giảm cơn đau, phục hồi sụn khớp. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh lý muộn, bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng thì không thể chỉ dùng thuốc. Lúc này căn cứ theo bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật hoặc tập vật lý trị liệu.
Trên đây chúng tôi đã giúp độc giả tìm hiểu về các nguyên nhân chính gây đau khớp háng bên trái. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe cũng như hệ xương khớp nói chung, mỗi người nên có ý thức khám bệnh định kỳ 3 tháng/lần.
>>> Xem thêm: Đau Xương Khớp Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không?