Sau khi sinh phụ nữ thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe. Bao gồm thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, đau nhức xương khớp là một trong các triệu chứng phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Do trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ bị thiếu hụt canxi. Cơ thể tích lũy lượng khoáng chất này để hình thành khung xương cho thai nhi. Vậy làm thế nào để khắc phục đau xương khớp sau sinh? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đau xương khớp sau sinh là gì có nguy hiểm không?
Sau khi sinh, phần lớn phụ nữ phải đối mặt với những cơn nhức mỏi toàn thân. Đặc biệt là phần lưng, gối và gáy. Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian dài. Ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Những cơn đau nhức xương khớp này thường diễn ra chỉ vài ngày sau khi sinh và sẽ kéo dài liên tục. Thậm chí dai dẳng theo sản phụ nhiều năm trời. Nhất là đối với những sản phụ sinh mổ.

Đặc biệt nếu sản phụ từng bị viêm khớp trước khi mang thai thì tình trạng này còn nghiêm trọng hơn sau khi sinh con. Nhưng trong thời kỳ mang thai các triệu chứng của bệnh viêm, đau xương khớp biến mất. Nhưng sau khi sinh con. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trở lại thậm chí là tần suất nhiều và nặng hơn.
Thông thường, sau khi sinh con, hệ miễn dịch của người mẹ trở nên hoạt động quá mức. Việc này có thể gửi tín hiệu tấn công nhầm các bộ phận trên cơ thể. Hoặc phản ứng với một số thực phẩm mà trước đây bạn từng ăn nhưng không gặp vấn đề gì. Toàn bộ quá trình này có thể kích hoạt rất nhiều phản ứng dị ứng trong cơ thể người mẹ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm. đau xương khớp dạng thấp.
Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh đau xương khớp hậu sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau xương khớp sau sinh nhưng có một số nguyên nhân chính sau:
Cơ thể chưa phục hồi sau sinh
- Trong thời kỳ mang thai. Cơ thể của người mẹ thay đổi nội tiết tố. Dây chằng ở thắt lưng trở nên lỏng lẻo. Khi thai nhi lớn dần, tử cung của người mẹ cũng vì thế mà ngày càng phát triển để thích hợp với thai nhi. Điều này tạo áp lực lên dây chằng ở vùng thắt lưng. Khiến thắt lưng của người mẹ phải dồn nhiều sức hơn để nâng đỡ cơ thể và thai nhi. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, dây chằng càng ngày càng giãn ra, chùng xuống, dây thần kinh và mạch máu cũng phải chịu các áp lực lớn hơn. Vì thể ở giai đoạn này nhiều bà mẹ có cảm giác đau lưng. Các cơn đau kéo dài đến cả thời gian sau sinh. Nguyên nhân là do cơ thể chưa hồi phục. Dây chằng bị giãn ra chưa đàn hồi về trạng thái ban đầu.
Thiếu Canxi
- Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu bổ sung canxi của cơ thể người mẹ là rất lớn. Do thai nhi cũng cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác để phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Trong trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu. Thai nhi sẽ lấy canxi trong xương của mẹ để bù đắp. Dẫn đến tình trạng sản phụ bị loãng xương. Sau khi sinh, canxi cũng sẽ theo sữa mẹ để nuôi em bé. Cơ thể người mẹ lại bị thiếu canxi. Dẫn đến tình trạng đau lưng, nhức mỏi toàn thân diễn ra càng nghiêm trọng hơn.
Tư thế ngủ, đi đứng không đúng
- Nhiều sản phụ mẹ trong quá trình nuôi, bế và cho các bé bú không đúng tư thế. Đứng, ngồi hoặc nằm trong tư thế sai trong suốt một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp hậu sản.
Cơ thể bị nhiễm lạnh
- Phụ nữ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do tổn thương khí huyết. Nếu không giữ ấm cơ thể, để gió lạnh lùa vào có thể gây đau lưng, đau nhức xương khớp toàn thân.

Suy dinh dưỡng
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ rất dễ bị thiếu hụt canxi do cơ thể tích lũy để hình thành khung xương cho thai nhi. Nồng độ canxi trong cơ thể người mẹ quá thấp hình thành nguy cơ cao mẹ bầu bị loãng xương về sau, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp. Không chỉ canxi, phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con còn thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác như vitamin D, sắt, magie… từ đó kéo theo hàng loạt triệu chứng nhức mỏi đầu gối, đau cổ tay, tê mỏi tứ chi, đau thắt lưng…
Tăng cân trong thời kỳ mang thai
- Trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu thường tăng cân từ 10-15kg. Tuy nhiên, việc cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực nặng nề lên các cấu trúc xương, đặc biệt là xương chậu và xương gối vì hai bộ phận này chịu trách nhiệm chống đỡ trọng lượng của cơ thể, nên tình trạng tại đây cũng nghiêm trọng hơn với ở những phần xương khác. Ngoài ra, vùng xương chậu của mẹ bầu cũng cần mở rộng để thai nhi có chỗ phát triển điều này vô tình làm phần dây chằng bị giãn và khó phục hồi sau khi sinh. Đó cũng là lý do chính khiến không ít phụ nữ sau khi sinh cảm thấy đau nhức vùng xương chậu trong thời gian dài hậu sản.
Tổn thương cột sống khi mang thai
- Cũng giống như phần xương chậu ở trên, thai nhi sẽ gây sức ép lên đốt sống thắt lưng, khiến cho thắt lưng bị uốn cong bất thường và ảnh hưởng đến các nhóm cơ, dây chằng và rễ thần kinh, kéo theo việc mẹ bầu bị đau thắt lưng. Tình trạng này là phản ứng sinh lý bình thường và sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh con.
Nồng độ hormone thay đổi
- Nồng độ Estrogen trong cơ thể mẹ thay đổi sau khi sinh cũng gây áp lực lên xương khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu. Đồng thời, khả năng vận động cũng suy giảm đáng kể.
Cách khắc phục khi bị đau xương khớp sau sinh
Sinh hoạt lành mạnh khoa học
- Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất: Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc
Chườm ngải cứu nóng
- Đây là mẹo chữa đau xương khớp dân gian rất hiệu quả. Các mẹ nên thực hiện đều đặn hằng ngày để giảm tình trạng đau nhức xương khớp hậu sản.

Cách làm
- Lá ngải cứu đem rửa sạch, rang cùng với muối biển (không nên dùng muối ăn). Sau đó bọc hỗn hợp trên bằng một chiếc khăn mỏng vừa đủ và chườm vào các khớp xương đau nhức trên cơ thể.
Ngâm chân mỗi tối
- VIệc ngâm chân nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn sâu và thoải mái do nước ấm giúp tăng cường lượng máu lưu thông. Từ đó bạn sẽ dễ dàng có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn và cải thiện sức khỏe hậu sản.
Cải thiện tư thế khi bế và cho bé bú
- Trong quá trình chăm sóc em bé, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế của mình. Không nên xoay vặn cơ thể quá mức, lúc ngồi nên thẳng lưng ngay cả khi cho bé bú bình hoặc tắm rửa, vệ sinh cá nhân.
Luyện tập mỗi ngày
- Các mẹ nên vận động nhẹ với các bài tập như: đi bộ, tập yoga có tác dụng co giãn các khớp xương. Không chỉ hậu sản mà mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng ngay từ những ngày đầu mang thai để giảm bớt tình trạng đau nhức.
Đau xương khớp sau sinh là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau xương khớp sau sinh. Chúc các bạn có một sức khỏe xương khớp khỏe mạnh!