Gai cột sống thắt lưng L5 là một bệnh lý phổ biến trong xã hội. Trên thực tế, bệnh được xếp vào một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở vùng thắt lưng. Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới.
Tổng quan về bệnh gai cột sống thắt lưng L5
Gai cột sống lưng là hiện tượng trên cột sống xuất hiện những gai xương nhô ra do thoái hóa. Về bản chất, những gai cột sống này sẽ không gây đau đớn. Nhưng khi chúng chèn lên dây thần kinh hoặc cơ xương khớp mới gây đau nhức không ngừng cho người bệnh.

Khác với gai cột sống thông thường, gai đôi cột sống L5 phần lớn là do chứng bệnh bẩm sinh. Gai xương này đã được hình thành trong quá trình thụ thai, mọc ở gần thắt lưng. Gai đôi cột sống L5 gây ra cơn đau tập trung ở vùng thắt lưng xuống dưới mông. Trường hợp nặng có thể lan xuống cả hai chân. Chính vì là bệnh lý bẩm sinh nên những cơn đau có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đến khi trưởng thành hoặc khi lao động nặng mới bắt đầu phát tác.
Triệu chứng bệnh gai cột sống L5
Những triệu chứng đã được ghi nhận trên bệnh nhân gai cột sống L5 là:
- Cơn đau xuất hiện thường xuyên nhất là khi cử động. Khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ âm ỉ.
- Cơn đau lan xuống mông và chạy dọc xuống 2 chân.
- Tê bì và yếu cơ.
- Đi khập khiễng, loạng choạng.
- Mất cảm giác ở các chi và suy giảm khả năng vận động.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, chán ăn,…
Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống thắt lưng L5:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Thai nhi ngay từ khi trong bụng mẹ đã hình thành gai cột sống. Lý do có thể là mẹ có chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu các chất cần thiết. Ví dụ như thiếu vitamin C, vitamin D, Folate,….
- Yếu tố di truyền: Chuyên gia khẳng định rằng, nếu trong gia đình có người bị tiền sử gai cột sống L5 thì tỉ lệ mắc gai cột sống ở đời sau cũng cao hơn nhiều. Nhiều trường hợp đứa con đầu tiên sinh ra bị gai cột sống thì gần như những đứa con tiếp theo cũng sẽ mắc bệnh này.
- Béo phì: Những người béo phì có khả năng mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, những người phụ nữ mắc bệnh béo phì khi sinh con ra cũng có nguy cơ mắc gai đôi cột sống L5 cao hơn.

Bệnh gai cột sống L5 có nguy hiểm?
Gai cột sống thắt lưng L5 là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Bởi bệnh sẽ gây đau nhức phần thắt lưng dai dẳng. Sau đó rồi lan rộng ra đến phần mông, má đùi trong hoặc bắp chân. Không chỉ vậy, người bệnh còn bị tê bì chân tay, giảm khả năng lao động. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nặng nhất có thể gây đến mất cảm giác và rối loạn vận động của người bệnh.
Bên cạnh đó, nếu gai đôi thắt lưng L5 nếu không điều trị sớm sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đặc biệt là bệnh về cột sống như suy yếu đường cong sinh lý cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau từ âm ỉ cho tới dữ dội. Đôi khi bệnh nhân còn không thể kiểm soát được đại tiểu tiện của chính mình.
Hướng điều trị tích cực cho bệnh nhân gai cột sống L5
Bệnh gai đôi cột sống L5 rất khó để điều trị tận gốc. Các cách điều trị phần lớn là để giảm đau và phục hồi cơ thể tốt nhất có thể:
- Sử dụng thuốc: Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ,… Những loại thuốc này có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau do gai cột sống L5 gây nên. Tuy nhiên, đây thường là những loại thuốc kê đơn, sử dụng theo chỉ định bác sĩ.

- Massage và châm cứu: Massage hay châm cứu sẽ giúp mạch máu lưu thông. Đồng thời làm mềm các cơ ở thắt lưng, giảm sự chèn ép vào dây thần kinh. Từ đó làm giảm bớt các cơn đau cho người bệnh.
- Bài tập vật lý trị liệu: Những bài tập này sẽ được chỉ định riêng cho từng người. Đem lại khả năng giãn cơ, thư giãn cột sống lưng, hạn chế gai xương cọ xát chèn ép. Bên cạnh những bài tập vật lý trị liệu, bạn có thể tập yoga, đi bộ, đạp xe,… (bài tập nhẹ nhàng).
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp chỉ định trong những trường hợp nặng cuối cùng. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hoàn toàn gai cột bằng phương pháp mổ phanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải chịu một số rủi ro sau khi phẫu thuật bệnh. Và bệnh vẫn có thể tái phát hoặc để lại biến chứng.
Bên cạnh điều trị gai cột sống thắt lưng L5 bằng những phương pháp kể trên, bạn cần lưu ý giữ chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời cần duy trì cân nặng ở mức cân đối. Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này.