Bệnh viêm khớp vảy nến là một bệnh lý viêm khớp tự miễn. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu không điều trị chính xác và kịp thời, người bệnh sẽ gặp nguy cơ tàn phế cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết!
Những điều cần biết về bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh gây viêm khớp trên nền bệnh vảy nến. Theo thống kê, cứ 100 bệnh nhân bị vảy nến thì sẽ có 10-30 người bị viêm khớp vảy nến. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên biến chứng tàn phế đến hết cuộc đời.
Các loại bệnh viêm khớp vảy nến
Dựa theo mức độ tổn thương cũng như vị trí viêm khớp mà bệnh được chia thành 5 loại chính:
- Viêm khớp không đối xứng: Viêm khớp vảy nến xảy ra ở một bên cơ thể, từ 4 khớp trở xuống. Thống kê cho thấy 35% bệnh nhân gặp trường hợp này.
- Viêm khớp đối xứng: Viêm khớp vảy nến đối xứng là tình trạng ảnh hưởng đến các khớp đối xứng ở 2 bên. Ví dụ bị viêm khớp vảy nến bên khớp gối trái và gối phải. Thống kê cho thấy có đến 50% bệnh nhân gặp trường hợp này.
- Viêm cột sống: Bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống, từ cổ đến thắt lưng dưới, khiến đau nhức mỗi khi cử động. Các bộ phận xung quanh như bàn tay, bàn chân, hông cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cơn đau.
- Viêm khớp xa ngón chân và ngón tay: Khoảng 10% bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến ở thể này. Các khớp xa ở đây được hiểu là các khớp gần nhất với móng tay và móng chân.
- Viêm khớp phá hủy sụn khớp: Thể bệnh nghiêm trọng nhất trong các loại, có thể làm biến dạng khớp. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến trong thể này.
Nguyên nhân hình thành bệnh viêm khớp vảy nến
Theo lý thuyết, viêm khớp vảy nến là một căn bệnh tự miễn không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh có thể do một vài yếu tố sau đây gây nên:
- Yếu tố di truyền: Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vảy nến có tiền sử gia đình từng mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp.
- Do môi trường: Yếu tố như hoá chất, virus, vi khuẩn, chất phóng xạ,….
- Do độ tuổi: Đối tượng mắc viêm khớp vảy nến nhiều nhất là ở độ tuổi 35-50 ở cả nam và nữ.
Triệu chứng của viêm khớp vảy nến
Vì là bệnh mạn tính nên viêm khớp vảy nến sẽ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn theo thời gian. Giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến sẽ gây sưng phồng và đau đớn trên các khớp. Bên cạnh đó, bệnh còn gây nên một số triệu chứng điển hình như:
- Đau nhức kèm sưng phù ngón tay, ngón chân hoặc xuất hiện các dị tật là triệu chứng thường xuyên bắt gặp.
- Đau nhức trên các điểm mà gân và dây chằng bám vào xương, nhất là phần lòng trong bàn chân.
- Một số trường hợp gây nên triệu chứng viêm cột sống, hay còn gọi là viêm cột sống dính khớp.
- Xuất hiện những vết hoặc mảng chấm trên nền da bị viêm đỏ. Da phủ nhiều lớp dễ bị bong tróc, màu trắng đục như nến. Thương tổn có thể lan rộng thành từng mảng. Vị trí thường gặp nhất là ở trên mặt trước của chân, tay, da đầu,…
- Xuất hiện thay đổi trên móng như mất màu, dày móng, bong móng hay móng bị rỗ như kim châm.
- Một số triệu chứng khác ít gặp như viêm mống mắt, viêm kết mạc, loét miệng, loét niệu đạo,…
Biến chứng điển hình của viêm khớp vảy nến
Bệnh viêm khớp vảy nến nếu không điều trị chính xác sẽ gây ra rất nhiều biến chứng. Đặc biệt là:
- Tác động lên hệ cơ xương khớp, khiến vận động và đi lại khó khăn. Ngoài ra, bệnh còn có nguy cơ làm mòn xương và gia tăng bệnh lý ở hệ cơ xương khớp.
- Người bệnh viêm khớp vảy nến có nguy cơ bị Crohn. Đây là một loại bệnh viêm ruột, gây ra triệu chứng tiêu chảy gấp 8 lần so với người bình thường.
- 7% bệnh nhân bị viêm màng bồ đào, không được can thiệp sớm sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.
- Cơ thể dễ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng, ví dụ viêm họng liên cầu khuẩn hay viêm da,…
- Với bệnh lý này rất dễ lan đến phổi có thể gây bệnh viêm phổi mô kẽ. Bệnh nhân sẽ luôn trong trạng thái ho nhiều, mệt mỏi và khó thở.
- Bệnh viêm khớp vẩy nến có nguy cơ làm tổn thương tim mạch và hệ thống mạch máu. Khiến người bệnh dễ bị tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, đột quỵ,…
- Khi sống cùng những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân sẽ có nguy cơ trầm cảm, thường xuyên lo âu,…
Bệnh viêm khớp vảy nến có thực sự nguy hiểm?
Bệnh viêm khớp này là căn bệnh mãn tính gây ra rất nhiều biến chứng cho người bệnh. Không những gây khó chịu bởi những cơn đau nhức liên tục, bệnh còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh về lâu dài. Quan trọng hơn, hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp nào chữa trị được dứt điểm căn bệnh này. Các phương pháp hiện tại chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần điều trị sớm, tránh nguy cơ tàn phế.
Các cách chẩn đoán bệnh
Hiện nay, bệnh viêm khớp vảy nến có thể chẩn đoán qua các phương pháp sau:
- Chụp X-quang: Chụp để thấy rõ nét những thay đổi đặc trưng ở khớp khi bị viêm khớp vảy nến.
- Cộng hưởng từ MRI: Tạo ra hình ảnh chi tiết của mô cứng và mô mềm trên cơ thể, nhằm phát hiện tổn thương.
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp: Yếu tố dạng thấp là kháng thể trong máu của những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Thực hiện xét nghiệm này nhằm phân biệt chính xác hai loại bệnh, bởi chúng rất giống nhau. Tránh trường hợp nhầm lẫn khiến việc điều trị kéo dài không hiệu quả.
- Xét nghiệm dịch tiết: Thu mẫu dịch ở khớp bị viêm nhằm xác định các tinh thể bệnh lý.
Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp vảy nến
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh lý này thường được sử dụng là:
- Sử dụng thuốc, ví dụ như thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp, thuốc ức chế TNF – alpha,… Có thể phối hợp tiêm corticosteroid tại vị trí viêm khớp.
- Tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng các cơ quan vận động.
- Ở thể trung bình và nặng cần dùng thuốc điều trị cơ bản như methotrexate hoặc các chế phẩm sinh học khác.
Để phòng ngừa bệnh lý xương khớp vảy nến có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý:
- Tập thể dục và vận động thường xuyên để các khớp xương linh hoạt. Nên ưu tiên lựa chọn các bài tập yoga không quá nặng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều rau xanh và trái cây bổ dưỡng.
- Duy trì cân nặng phù hợp để tránh việc các khớp xương phải tải trọng quá mức.
- Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra.
Hiện nay, viên sủi xương khớp Boca là dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe được đánh giá cao trên toàn thế giới. Đây là thành quả ứng dụng giữa công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa tiên tiến của CHLB Đức. Kết hợp cùng các dưỡng chất thảo dược tự nhiên như Bromelain từ dứa rừng, Harpagoside từ cây Móng Quỷ,…. Từ đó, đem lại một giải pháp toàn diện cho người bệnh xương khớp. Chỉ với 2 viên sủi Boca mỗi ngày sẽ giúp người bệnh củng cố được hệ xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, giảm các triệu chứng sưng, đau do viêm khớp một cách bền vững.
Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh viêm khớp vảy nến cũng như cách điều trị và phòng ngừa hợp lý. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín khi phát hiện có những triệu chứng đau khớp bất thường. Từ đó có thể phát hiện sớm các bệnh lý nếu có.