Bệnh Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp. Bởi khớp gối phải chịu áp lực lớn của toàn bộ cơ thể. Và là khớp vận động nhiều nhất nên dễ bị thoái hóa. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bệnh Thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương kèm phản ứng viêm và lượng dịch khớp tiết ra ít. Khi mắc thoái hóa khớp. Lớp sụn ở khớp gối của người bệnh sẽ mất theo thời gian. Do quá trình tái tạo sụn khớp không đáp ứng kịp. Đây là một căn bệnh diễn ra âm thầm nên rất khó phát hiện sớm.
Khi bệnh nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở mặt trước khớp gối. Đồng thời xuất hiện tiếng lục khục hoặc lạo xạo mỗi khi co duỗi. Khi bệnh nặng sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thường ngày và công việc của người bệnh.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc thoái hóa khớp gối do lối sống thụ động, ít vận động văn ăn uống không khoa học. Nếu để lâu mà không điều trị, người bệnh có nguy cơ mất khả năng đi lại suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phức tạp. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh này có thể kể đến là:
Tuổi tác
- Ở độ tuổi càng cao, khả năng tổng hợp sụn khớp của cơ thể càng kém. Các nghiên cứu cho thấy các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo sau tuổi trưởng thành.
Giới tính
- Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cao hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở lên. Nguyên nhân được cho là dây chằng trước của khớp gối ở nữ giới yếu hơn. Đồng thời việc đi giày cao gót thường xuyên tạo áp lực trực tiếp lên sụn khiến bệnh thoái hóa tiến triển nhanh.
Thừa cân béo phì
- Khi cơ thể quá nặng sẽ gây ra một áp lực lớn lên hai khớp gối khiến cho lớp sụn khớp bị bào mòn và dễ tổn thương. Thực tế cho thấy phụ nữ thừa cân trên tuổi 40 có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn người bình thường gấp 6 lần.
Chấn thương xương khớp:
- Những chấn thương thường ở chân sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối như: Gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, người bệnh sẽ có nguy cơ bị lệch trục khớp và lâu dần dẫn đến thoái hóa.
Di truyền
- Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người mắc thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân này thường khiến nhiều người chủ quan và khó phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.
Vận động quá sức
- Vận động quá sức hoặc chơi thể thao với cường độ lớn cũng là cũng có khả năng dẫn đến thoái hóa khớp.
Lười tập thể dục:
- Ít tập thể dục khiến các cơ bị lỏng lẻo. Các khớp kém linh hoạt, cấu trúc của cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.
Ăn uống không khoa học
- Ăn uống thiếu chất hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia,… Quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường diễn ra theo 3 giai đoạn. Cần điều trị sớm, người bệnh càng có khả năng chữa khỏi cao. Dưới đây là các dấu hiệu nhận diện của 3 giai đoạn thoái hóa khớp gối:
Giai đoạn 1 – giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này sụn khớp bị tổn thương nhẹ và không có sự thu hẹp rõ ràng giữa các xương.Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở mặt trước và trong khớp gối. Khi cử động, duỗi hoặc gấp chân sẽ nghe thấy tiếng lục khục hoặc lạo xạo phát ra. Mặc dù vậy, các cơn đau diễn ra không liên tục nên nhiều người bệnh bỏ qua thường không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2 – giai đoạn phát triển
Ở giai đoạn này, khi người bệnh vận động sẽ thấy đau hơn nhiều so với giai đoạn trước. Cơn đau tăng lên khi người bệnh đứng lên, ngồi xuống, đi lại hoặc lên xuống cầu thang. Khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm nhưng người bệnh sẽ thấy khớp bị cứng vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Giai đoạn 3 – giai đoạn thương tổn
Giai đoạn này bệnh đã chuyển sang tình trạng nghiêm trọng. Sụn khớp bị tổn thương nhiều hơn do khoảng cách giữa hai xương dần nhỏ lại, dịch khớp ít tiết ra khiến các xương va chạm vào nhau. Lúc này, người bệnh cử động sẽ càng khó khăn. Đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống hoặc lên cầu thang. Ở giai đoạn này, khớp bị khô nặng và phát ra tiếng kêu to hơn, rõ hơn mỗi khi cử động.

Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối làm cản trở những hoạt động hằng ngày của người bệnh. Khi bệnh chuyển biến nặng mà không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Suy giảm khả năng vận động: người bệnh sẽ gặp khó khăn trong đi lại, đứng lên ngồi xuống và làm các hoạt động thường ngày.
- Các khớp bị biến dạng: Khớp gối có thể bị sưng, tấy, chi dưới có thể bị cong hoặc vẹo
- Các khớp bị cứng lại hoặc cơ bị teo
- Biến chứng nặng nhất, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế hoặc bại liệt.
Bên cạnh đó, căn bệnh thoái hóa khớp gối còn gây ra các chứng lo âu, trầm cảm vì làm gián đoạn các hoạt động thường ngày của người bệnh như:
- Làm giảm năng suất làm việc: Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh đau nhức và hạn chế khả năng vận động. Do đó họ không thể tập trung vào công việc của mình được.
- Thường xuyên mất ngủ: Khi hai khớp gối đau nhức, sẽ làm người bệnh khó ngủ, nằm trằn trọc không ngủ được. Nếu thường xuyên mất ngủ, người bệnh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, nặng nề.
- Tăng cân: Thoái hoá khớp gối sẽ làm người bệnh hạn chế vận động, lười tập thể dục. Do vậy cân nặng sẽ có thể bị tăng lên nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Đối với những ai chưa bị thoái hóa khớp gối. Hãy tham khảo các biện pháp sau đây để phòng ngừa:
- Có chế độ ăn uống khoa học: Nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều omega 369 và acid béo. Có thể bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua…
- Không lao động và tập luyện quá sức: Hãy duy trì tập luyện thường xuyên nhưng hãy nghỉ ngơi hợp lý, tránh trường hợp tập luyện quá sức. Đối với những người lao động chân tay, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm quá nặng trong thời gian dài.
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những phương pháp phổ biến, thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối.
- Nghỉ ngơi và tập luyện đúng phương pháp tránh xảy ra trường hợp cứng khớp hoặc teo cơ. Ngoài ra cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất để bổ sung canxi, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nếu người bệnh mắc thừa cân – béo phì thì cần có phương pháp giảm cân khoa học.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ.
- Ngoài ra, nếu bệnh đã trở nặng, bạn có thể tham gia phẫu thuật thay khớp gối
Viên sủi xương khớp Boca – hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối
Viên sủi xương khớp Boca là một trong những sản phẩm hàng đầu trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiện nay. Nhờ ứng dụng công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa độc quyền từ CHLB Đức. Viên sủi xương khớp Boca có khả năng mang lại hiệu quả gấp 89 lần so với các sản phẩm thông thường. Ngoài ra, sản phẩm Boca còn có bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên. Như hoạt chất Harpagoside, hoạt chất dứa rừng, Collagen tuýp II,… Vô cùng tốt cho xương khớp lại an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.

Viên sủi xương khớp Boca – Bí quyết đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp gối
Sử dụng viên sủi xương khớp Boca 2 lần mỗi ngày có khả năng ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, giảm đau xương khớp và giúp xương khớp vận động linh hoạt.
Trên đây là tất cả những thông tin về căn bệnh thoái hoá khớp gối – tác nhân hàng đầu gây tàn phế. Hãy đi khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường ở khớp gối để có thể có phương pháp điều trị kịp thời nhé.
Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFAC
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn