[GÓC TƯ VẤN]: Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Được Không?. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Căn bệnh này mang lại cảm giác đau đớn khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Với những hệ lụy mà căn bệnh này mang lại, có rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi. Liệu căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không hay phải sống chung cả đời? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Những Điều Cần Biết Căn Bản Về Căn Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Theo thời gian, các bộ phận trong cơ thể sẽ dần bị hao mòn, hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt là cột sống, một bộ phận chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Chính vì thế sau một thời gian dài, những đốt sống dần bị thoái hóa và suy giảm chức năng. Đĩa đệm bị xẹp dần, xơ hóa, mất dịch khớp và kém đàn hồi hơn trước. Tất cả những yếu tố này dẫn đến bệnh lý thoái hóa đốt sống mà cụ thể là căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Đây cũng là bệnh lý mãn tính phổ biến. Diễn biến chậm và bất kì đốt sống cổ nào cũng gặp tình trạng thoái hóa. Trong đó, đoạn C5 – C6 – C7 là dễ gặp tình trạng này nhất.
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Do Đâu?
Thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do 5 nguyên nhân sau đây:
Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ở độ tuổi ngoài 40. Khiến các đốt sống tại vùng cổ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thoái hóa. Có rất nhiều người cho rằng tuổi tác là yếu tố duy nhất gây ra thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ có xu hướng gia tăng mạnh ở người trẻ bởi các yếu tố như:
- Do di truyền từ chính người thân ruột thịt trong nhà.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, ngủ sai tư thế. Chỉ nằm yên một tư thế cả đêm, không có thói quen chuyển mình, hoặc gối đầu quá cao.
- Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng như Canxi, Magie hoặc Vitamin D.
- Từng chịu chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn thể thao.
Hoạt động không đúng tư thế
Hoạt động không đúng tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, ít vận động khiến đẩy nhanh tình trạng bệnh này. Hoặc những người làm các công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
Khi làm việc, người bệnh đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy khi đó chỉ giữ nguyên một tư thế, chỉ nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Điều này gây nên những biến đổi về cột sống mà ở đây là các đốt sống cổ, làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Gai xương mọc nhiều
Gai xương được hình thành do thoái hóa đĩa đệm nhằm củng cố độ vững chắc của xương khớp. Những gai xương này chèn ép lên các mô, cơ, tủy sống và rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức. Gai xương chỉ được hình thành trong thời gian dài và không có biểu hiện rõ ràng.
Mất nước đĩa đệm
Đĩa đệm có tác dụng giống như miếng lót của cột sống, nằm giữa các đốt sống, chứa nhiều nước nên khá mềm và có độ xốp. Bộ phận này giúp giảm sóc và hỗ trợ các đốt sống cổ chuyển động nhịp nhàng hơn. Khi sang tuổi 40, đĩa đệm dần bị khô và co lại làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều hơn, gây đau, cứng cổ. Mất nước đĩa đệm cũng là nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm.
Xơ hóa dây chằng
Dây chằng là các cơ bao quanh khớp, giúp cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Dây chằng bị xơ hóa khiến cho cổ bị căng cứng, khó vận động. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Khỏi Được Không?
Các chuyên gia đã chứng minh, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi. Không có bất cứ phương pháp nào giúp đốt sống cổ bị thoái hóa trở về nguyên dạng ban đầu. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa.
Nếu được điều trị đúng cách, căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ được thuyên giảm đáng kể. Đồng thời, rút ngắn quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan, có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ: teo cơ, mất khả năng vận động, bại liệt.
Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Đúng Cách
Trước khi điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần xác định tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh một cách chính xác. Từ đó, đưa ra ra được liệu pháp điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được chuyên gia đánh giá cao:
Hiện tại
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh: Giảm đau nhức, sưng nóng đỏ, khó cử động, cứng cổ,…Từ đó hồi phục khả năng vận động của các đốt sống cổ, mang lại cuộc sống thoải mái cho người bệnh.
Lâu dài
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Giúp cho xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu điều trị ở thời điểm hiện tại hay lâu dài. Viên sủi xương khớp Boca với công nghệ hiện đại từ CHLB Đức kết hợp cùng những thành phần từ thiên nhiên như Cây Móng quỷ, Dứa rừng, Cao Vẹm Xanh,… Giúp giảm nhanh các cơn đau, tái tạo mô sụn, bổ sung chất nhầy cho đĩa đệm, giảm xơ cứng dây chằng. Đồng thời còn bổ sung dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Collagen tuýp II,… Giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa và những biến chứng nguy hiểm căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Viên Sủi Xương Khớp Boca Đạt Tiêu Chuẩn Quốc Tế
Sản phẩm viên sủi Boca đạt tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ và được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tin dùng. Sản phẩm được chứng minh không chứa chất gây hại không tác dụng phụ và không gây tái phát.
Qua bài viết có thể thấy, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh tìm được một phương pháp điều trị đúng cách. Có thể giảm thiểu được các triệu chứng của bệnh và phục hồi khả năng vận động. Vì vậy, những thông tin về “Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không“. Mang đến những kiến thức hữu ích với bạn đọc. Nếu nhận thấy các triệu chứng đau nhức ở vùng cổ. Hãy đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán, điều trị kịp thời nhé!