Loãng xương là một căn bệnh diễn ra âm thầm và thường xuất hiện ở người cao tuổi. Hiện tượng loãng xương xuất hiện từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh. Vậy căn bệnh này có những hiện tượng gì? Tại sao người già lại là đối tượng có tỷ lệ loãng xương cao nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nghiên cứu dịch tễ về loãng xương
Loãng xương là bệnh lý gây ra cho toàn bộ khung xương trong cơ thể. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do suy giảm khối lượng xương và tổn thương cấu trúc xương. Điều này dễ gây nên tình trạng giòn xương, gãy xương. Đây là hai biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này. 20% người bệnh tử vong trong vòng 6 tháng đầu bị gãy cổ xương đùi. 50% người bệnh không thể đi lại bình thường. 25% người bệnh cần y tá chăm sóc tại nhà.
Hiện nay, loãng xương là vấn đề y tế được quan tâm hàng đầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc loãng xương ngày càng cao (trên 65 tuổi ~ 6,7%). Các chuyên gia đã cảnh báo về mức độ gia tăng của tỷ lệ người mắc loãng xương.
>>> Xem thêm: Người Bị Bệnh Loãng Xương Uống Gì Để Cải Thiện?
Các cấp độ của hiện tượng loãng xương
Việc để ý tới các biểu hiện của bệnh loãng xương sớm, chúng ta sẽ biết cách áp dụng các phương pháp điều trị giúp cải thiện bệnh.

Loãng xương tiên phát – biến chuyển của tự nhiên
Đây là cấp độ bệnh diễn biến theo tự nhiên và chiếm đến 80% các trường hợp loãng xương. Loãng xương tiên phát có nguyên nhân chính do tuổi tác hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Chính quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây nên tình trạng tăng hủy xương, giảm sinh xương. Từ đó gây nên tình trạng loãng xương.
- Tuổi tác: Loại loãng xương này là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương đặc (xương vỏ) và xương xốp (xương bó). Lúc này, khả năng tự hấp thu Canxi ở ruột bị hạn chế gây thiếu canxi nghiêm trọng. Chính vì thế, cấu trúc xương không được phục hồi một cách hoàn toàn, gây tổn thương nhiều. Loại hình loãng xương do tuổi tác này xuất hiện ở cả nam và nữ trên 70 tuổi. Bệnh nhân sẽ thường bị gãy xương cổ đùi.
- Thời kì mãn kinh ở phụ nữ: Sự suy giảm của nội tiết tố cùng với sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng khiến cơ thể tăng thải canxi niệu. Loại hình loãng xương này thường gặp ở phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi 50 – 55. Người bệnh sẽ gặp tình trạng mất chất khoáng ở xương xốp gây lún của các đốt sống hoặc gãy xương.
Loãng xương thứ phát – tác động của các nguyên nhân khách quan
Đây là cấp độ bệnh có nguyên nhân từ các tác động khách quan và chiếm đến 20%. Nguyên nhân chính có thể là do các bệnh mãn tính, sử dụng thuốc, do tổn thương,…
- Thói quen xấu: Ít vận động, ngồi yên 1 chỗ quá lâu, hoặc sử dụng chất gây hại như rượu bia thuốc lá. Ngoài ra, còn có một số trường hợp do di truyền, thể chất kém từ nhỏ.
- Mắc các bệnh lý: Cường giáp hoặc tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, bệnh thận mạn, hội chứng kém hấp thu, đau tủy xương, viêm khớp dạng thấp
>>> Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Bệnh Loãng Xương Mà Bạn Cần Biết
Hiện tượng loãng xương có những biểu hiện gì?
Hiện tượng loãng xương không có dấu hiệu cụ thể. Nhiều người bệnh chủ quan không để tâm đến những biểu hiện tưởng chừng rất nhỏ đó. Cho đến khi xương trở nên yếu hơn, dễ gãy cùng các sang chấn nhỏ như trẹo chân, té ngã. Loãng xương có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Mật độ xương giảm: Có thể gây xẹp, gãy lún các xương cột sống. Người bệnh thường gặp các cơn đau lưng, gù lưng, giảm chiều cao, dáng đi lom khom.
- Đầu xương đau nhức: Đây là dấu hiệu ban đầu và rất dễ nhận biết khi bị mật độ xương giảm. Các xương dài dọc cơ thể sẽ nhức mỏi, thậm chí cả cơ thể đau như kim chích
- Đau nhức xương khớp: Người bệnh đau nhiều ở thắt lưng, xương cột sống, xương chậu, đầu gối, xương hông. Các cơn đau thường kéo dài và sẽ đau nhiều nếu gặp chấn thương. Đến giai đoạn nặng, đi lại, vận động, đứng ngồi lâu cũng gây đau nhức.
- Đau nhiều ở cột sống và hai bên sườn: Các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa bị ảnh hưởng do xương khớp thoái hóa. Khi người bệnh vận động mạnh hay bất ngờ thay đổi tư thế, các cơn đau nhói ở các vùng kể trên. Người bệnh không thể thực hiện các động tác cúi người, gập người, xoay người,…
- Người bệnh có thể gặp tình trạng giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp…

Hiện tượng loãng xương và những nguy hiểm thường trực
Loãng xương được cảnh báo là căn bệnh gây nguy hiểm âm thầm. Những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời:
- Gãy xương: Loãng xương gây nên tình trạng suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu hơn và dễ gãy. Trong một số trường hợp chỉ cần va chạm nhẹ, hắt hơi, hoặc ho cũng có thể làm xương bị gãy. Gãy xương cẳng tay, cổ xương đùi, khớp háng là tình trạng thường gặp ở người bệnh loãng xương.
- Lún xẹp đốt sống: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gây tàn phế vĩnh viễn. Biến chứng này chèn ép các rễ dây thần kinh, gây đau nhức kéo dài. Các dây thần kinh bị chèn ép càng nhiều thì các xương càng dễ bị tổn thương hơn.
- Suy giảm chức năng vận động: Đây là tình trạng chung của tất cả các bệnh nhân mắc loãng xương. Người bệnh sẽ phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Hoặc việc đi lại trở nên khó khăn, phải sử dụng nạng hoặc nhờ người khác dìu. Nằm hoặc ngồi lâu một chỗ rất dễ gây ra các bệnh lý khác như hoại tử, tắc mạch chi…
Hiện tượng loãng xương khá phổ biến hiện nay và đôi khi còn bị xem nhẹ. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này và những hệ lụy nguy hiểm mà loãng xương gây ra. Hãy tìm cho mình một phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn chặn tình trạng này nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Những Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Hiệu Quả