[Hỏi Đáp] Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không?

5/5 - (1 bình chọn)

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Hiện nay, chưa  có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh lý này. Loãng xương diễn biến một cách âm thầm. Do vậy rất khó kiểm soát để đưa ra biện pháp điều trị. Càng để lâu, biến chứng của bệnh càng nguy hiểm. Bệnh loãng xương có chữa được không? Đây là thắc mắc chung của hầu hết mọi người khi mắc phải.

Tìm hiểu bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa ở cấu trúc xương. Biểu hiện đó được thể hiện qua mật độ khoáng chất trong xương. Kèm theo đó là những tổn thương liên quan tới cấu trúc xương. Đây là nguyên nhân khiến cho xương không duy trì được chắc chắn và dẻo dai. Vì vậy, người bị bệnh dễ bị gãy xương với những chấn thương nhẹ.

Bệnh loãng xương có chữa được không? Biện pháp chữa trị ra sao?
Bệnh loãng xương có chữa được không? Biện pháp chữa trị ra sao?

Phần lớn người bị bệnh loãng xương do ảnh hưởng tuổi tác hay mắc phải những bệnh mãn tính. Yếu tố khác mà chúng ta không thể bỏ qua là do việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần Corticoid. Việc sử dụng thuốc điều trị đó trong thời gian dài gây ức chế tới việc chuyển hóa và hấp thụ canxi.

Người mắc bệnh loãng xương thường không biểu hiện rõ ràng. Bệnh lý này diễn ra một cách âm thầm nên rất khó nhận biết để điều trị. Thời gian đầu, bản thân người bệnh cảm thấy đau mỏi người nhất ở các vị trí xương khớp. Về sau, dấu hiệu dần thể hiện ra với sự cong vẹo của cột sống và chiều cao giảm.

Biến chứng của bệnh loãng xương vô cùng nguy hiểm. Người bị bệnh thường đau mỏi về tay chân và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Trường hợp nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

>>> Xem thêm: Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất

Nguyên nhân gây ra loãng xương

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh loãng xương, dưới đây là một số nguyên nhân mà mọi người nên biết:

  • Yếu tố di truyền có mối quan hệ mật thiết ở người mắc bệnh loãng xương. Trong gia đình có thành viên mắc bệnh này, chắc chắn con sẽ bị ảnh hưởng do gen di truyền. Do vậy, mọi người cần chú ý để phát hiện ra bệnh sớm để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng cũng là 1 trong những tác nhân gây ra vấn đề loãng xương. Sự thiếu hụt các khoáng chất quan trọng khiến cho cấu trúc bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, xương bị biến đổi không còn đảm bảo sự chắc chắn.
  • Sinh hoạt không khoa học cũng gây ảnh hưởng tới xương. Việc lười vận động và rèn luyện thể thao khiến cho các khớp xương kém linh hoạt. Hơn thế nữa, việc lạm dụng đồ uống có cồn và chất kích thước ảnh hưởng tới xương. Những hợp chất như Nicotin, Cortisol đẩy mạnh quá trình hủy xương và gây mất cân bằng hormone.
  • Ở nữ giới, việc mất cân bằng estrogen khiến họ gặp những vấn đề tới xương khớp. Đó là lý do vì sao mà phụ nữ thường mắc bệnh loãng xương cao hơn so với đàn ông.
  • Những vấn đề khác cũng khiến cho mọi người mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có gây ra nguy hiểm?

Có thể nói, bệnh loãng xương gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Loãng xương gây ra các biến chứng như nứt xương, gãy xương, xẹp cột sống…

Biến dạng cột sống khiến cho người bệnh bị còng lưng và giảm chiều cao. Nếu như cong vẹo cột sống ở phần ngực khiến cho mọi người gặp vấn đề về hô hấp. Do ảnh hưởng tới lồng ngực và phổi, người mắc bệnh cảm thấy khó thở.

Loãng xương gây cong vẹo cột sống ở người
Loãng xương gây cong vẹo cột sống ở người

Loãng xương khiến cho xương yếu làm giảm khả năng vận động của mọi người. Khi bị hành hạ bởi những cơn đau, người bệnh có xu hướng thích nằm. Do việc nằm lâu khiến cho xương khớp không có sự vận động. Cho nên, bệnh loãng xương diễn ra thêm nghiêm trọng.

Gãy xương, nứt xương là 1 biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà bệnh loãng xương gây ra. Phần lớn người bị bệnh thường bị gãy xương ở nhiều vị trí khác nhau. Hậu quả của việc gãy xương khá nặng nề. Bệnh lý làm cho người tử vong chiếm 20%. 50% là bị dị tật vĩnh viễn gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

Trường hợp, người bệnh bị gãy xương hông phải chịu hậu quả nặng nề hơn. 30% bệnh nhân bị gãy xương hông phải điều trị thời gian dài. Mọi hoạt động của bạn gần như phụ thuộc vào người khác. Đối với người bị gãy đốt sống cổ, hậu quả để lại là dị tật vĩnh viễn với con đau dai dẳng kéo dài.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Theo đánh giá của chuyên gia, loãng xương là bệnh mãn tính có liên quan tới tuổi tác. Bệnh lý này diễn biến phức tạp gây ra nhiều biến chứng và rất khó kiểm soát. Việc phát hiện bệnh sớm để áp dụng những biện pháp để can thiệp làm giảm nhẹ tình trạng của bệnh.

Quá trình điều trị bệnh loãng xương diễn ra trong thời gian dài và liên tục. Hơn thế nữa, người bệnh phải thường xuyên thăm khám để kiểm tra mật độ của xương. Để từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương có chữa được không?

Tất nhiên, chi phí cho việc điều trị bệnh loãng xương rất tốn kém. Điều đó ảnh hưởng phần nào tới tâm lý của người bệnh. Có nhiều trường hợp không thể theo được liệu trình của phác đồ điều trị. Cho nên việc phòng ngừa bệnh loãng xương vô cùng cần thiết.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh loãng xương. Với những người có nguy cơ mắc bệnh, mọi người phải thường xuyên thăm khám để phát hiện ra bệnh sớm. Điều đó giúp cho bạn sớm cải thiện bệnh tình và giảm thiểu chi phí chữa trị.

Những phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả

Bệnh loãng xương có chữa được không?. Có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện tình hình sức khỏe. Mọi người phải kiên trì thực hiện để giảm thiểu những biến chứng do loãng xương gây ra. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp người bị bệnh loãng xương ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc để giảm cơn đau. Thông thường những thuốc được khuyên dùng là Paracetamol. Những thành phần trong thuốc có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau, giúp mọi người dễ dàng vận động.

Với những trường hợp nặng hơn, thuốc Calcitonin sẽ được dùng để điều trị. Tác dụng của loại thuốc giúp loại bỏ các cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, những thành phần có trong thuốc giúp tăng cường việc chuyển hóa khoáng chất cho cơ thể. Không những vậy, thuốc Calcitonin còn ngăn chặn quá trình hủy xương.

Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện bệnh loãng xương
Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện bệnh loãng xương

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ có thể sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần Bisphosphonate. Đây là một những thực phẩm điều trị loãng xương tốt nhất hiện nay. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa quá trình tiêu xương và thúc đẩy việc tái tạo.

Khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tránh những loại thuốc có chứa thành phần Corticosteroids và các thuốc giảm viêm khác. Các loại thuốc này khiến cho tình trạng loãng xương thêm trầm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Để kiểm soát tình hình bệnh loãng xương, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt của mình.

  • Mọi người nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, người bị bệnh không nên hoạt động quá sức. Điều này tránh gây áp lực lên xương không bị tổn thương.
  • Không sử dụng các chất kích thích. Khi bạn hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra Calcitonin. Hormone này giúp cho xương chắc khỏe.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Bởi trong rượu có nhiều thành phần gây hại tới cấu trúc của xương.
  • Ngủ đúng giấc cũng biện pháp cải thiện sức khỏe và giúp quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh. 
  • Hình thành và duy trì thói quen tắm nắng vào buổi sáng. Đây là cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ được Vitamin D. Khoáng chất có vai trò quan trọng cho việc chuyển hóa canxi tăng sự chắc chắn cho cấu trúc xương.
  • Tập thể dục giúp các khớp xương hoạt động một cách linh hoạt giảm thiểu những biến chứng mà loãng xương gây ra.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung sung canxi và vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn. Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng khác trong cơ thể.

Bệnh loãng xương có chữa được không? được mọi người đặc biệt quan tâm. Có những nguyên nhân chúng ta có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân mà chúng ta không thể kiểm soát. Vì vậy, mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và có phương pháp điều trị loãng xương phù hợp.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart