Gai vôi hóa cột sống là căn bệnh đáng báo động ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, những năm gần đây, lứa tuổi 20-30 gặp phải rất thường xuyên do vận động và làm việc sai tư thế. Không chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra một số biến chứng khá nặng nề. Vì vậy, người bệnh cần có hướng điều trị chính xác và kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Gai vôi hóa cột sống là gì?
Gai vôi hóa cột sống được hiểu đơn giản là sự lắng đọng canxi ở các khớp xương. Từ đó gây ra tình trạng thoái hóa và hình thành các gai. Bệnh khiến hạn chế cử động của các khớp xương.
Người bệnh thường gặp nhiều nhất là vôi hóa đốt sống cổ và vôi hóa đốt sống lưng. Bệnh lý này thường gặp nhiều khi qua độ 40 tuổi, nhưng ngày nay lại ngày càng trẻ hóa. Điều này bắt nguồn do thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi sai tư thế, lười vận động,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai vôi hóa cột sống có thể kể đến là:
- Do quá trình trao đổi chất bị giảm, cơ thể thiếu dinh dưỡng. Dẫn đến thoái hóa các tế bào (ở người cao tuổi).
- Do ảnh hưởng sau chấn thương hoặc bị viêm tại cột sống.
- Do ít vận động hoặc làm việc lâu ở một tư thế, khiến tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng (ở người trẻ tuổi).
Bệnh gai vôi hóa cột sống có thể chữa được hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm. Mặc dù vậy, bệnh lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên mọi người thường khó để nhận biết. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện sớm căn bệnh.
>>> Xem thêm: Gai Cột Sống Thắt Lưng L5 Có Nguy Hiểm Như Bạn Tưởng?
Triệu chứng gai vôi hóa cột sống do thiếu canxi
Bệnh gai vôi hóa cột sống có những dấu hiệu điển hình sau đây:
- Cảm thấy cứng cơ và khó vận động ở những vị trí bị vôi hóa.
- Xuất hiện cơn đau buốt dữ dội ở khu vực vôi hoá, sau đó lan ra những khu vực xung quanh.
- Tê bì bàn tay và bàn chân nếu ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi.
- Xuất hiện cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hay quên,…

Để xác định tình trạng bệnh, thông thường bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh:
- Bác sĩ trực tiếp sờ nắn cột sống bằng tay để kiểm tra sự linh hoạt của khớp xương. Nếu các khớp xương bị cứng sẽ khó cử động, từ đó có thể dự đoán được tình trạng vôi hóa đang diễn ra.
- Chụp chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang và MRI để kết luận chính xác mức độ của quá trình vôi hóa.
Hướng điều trị gai vôi hóa cột sống do thiếu canxi
Đối với vôi hóa cột sống mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng thì không cần phải điều trị. Thay vào đó thì bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh. Ngược lại, trong trường hợp vôi hóa ảnh hưởng đến dây thần kinh thì việc điều trị là cần thiết.
>>> Tham khảo thêm: Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Nên Uống Thuốc Gì?
Các phương pháp điều trị vôi hóa
- Dùng thuốc: Thuốc hỗ trợ giảm đau, chống viêm để giảm triệu chứng bệnh. Đồng thời ức chế, làm chậm quá trình vôi hóa diễn ra. Tuy nhiên, thuốc không chữa trị triệt để được nên cần kết hợp điều trị bằng phương pháp khác.
- Không dùng thuốc: Các phương pháp không dùng thuốc phải kể đến là phương pháp vật lý trị liệu, siêu âm trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu,… Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị trong y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt,… cũng có hiệu quả lớn.
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể thực hiện một vài bài tập tại nhà
- Bài tập nghiêng xương chậu ra sau: Giữ tư thế nằm, co hai gối và đặt 2 bàn chân lên sàn. Tay xếp chéo đặt trên ngực, sau đó gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường và hít vào. Thư giãn vài giây và thở ra.
- Bài tập kéo giãn cơ lưng 2 bên: Nằm trên mặt phẳng, co hai chân lại và hai tay đan vào nhau kéo sát hai gối về hướng ngực, hít sâu. Duỗi thẳng hai chân và thở ra.
- Bài tập kéo giãn cơ mặt đùi: Giữ tư thế nằm, hai tay đan sau gáy. Một bên chân duỗi thẳng, chân còn lại giơ cao góc 45 độ và xoay về phía đối diện. Giữ thẳng đầu gối và hạ chân xuống từ từ, thực hiện với cả hai chân.

Trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý giữ thói quen lành mạnh
- Thường xuyên tập luyện và chơi các môn thể thao vừa sức để vận động cơ thể.
- Không nên lao động nặng, dùng sức nhiều để làm chậm tiến triển của bệnh.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng nuôi dưỡng xương khớp, duy trì cân nặng ổn định.
- Nên đi khám và điều trị tích cực để mau lành bệnh.
Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến căn bệnh gai vôi hóa cột sống và hướng điều trị tích cực. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ngăn ngừa bệnh tật.
>>> Xem thêm: Bệnh Viêm Cột Sống Thắt Lưng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị