Cũng giống như các tình trạng thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp tay cũng cần phải được điều trị từ sớm. Nhờ đó giúp kiểm soát và hạn chế biến chứng, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin thông tin đến độc giả hướng điều trị thoái hóa khớp tay hiệu quả.
Thoái hóa khớp tay là bệnh lý gì?
Thoái hóa khớp tay là thuật ngữ dùng chung để chỉ tình trạng viêm xương khớp ở cổ tay, bàn tay hoặc ngón tay. Đối tượng chính dễ mắc bệnh hầu hết là người lớn tuổi (60–65) hoặc người lao động tay chân. Tỷ lệ người mắc bệnh là phụ nữ nhiều hơn, chiếm đến 75% trường hợp. Thoái hóa khớp tay xảy ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân để có giải pháp điều trị hiệu quả hơn.

Dấu hiệu thoái hóa khớp tay:
- Đau và cứng khớp xảy ra mỗi khi bệnh nhân vận động và thường giảm khi các khớp bàn tay được nghỉ ngơi.
- Đau âm ỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình kèm theo bị sưng nhẹ, khoảng 15 – 30 phút hoặc lâu hơn. Thời gian đau tùy thuộc vào mức độ tổn thương khớp.
- Rối loạn động tác cầm nắm. Cổ tay teo nhỏ dần, các khớp có thể bị biến dạng.
>>> Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Tay: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cơ Bản
Nguyên nhân bị thoái hóa khớp tay
Nguyên nhân thoái hóa khớp tay chủ yếu là do các yếu tố như:
- Tuổi tác: Đây là hiện tượng tự nhiên theo thời gian. Đặc biệt là đối với phụ nữ, về già sẽ bị thiếu hụt estrogen – hormone giới tính giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Chính vì vậy, nữ giới chịu ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa nhiều hơn so với đàn ông. Thêm nữa, hệ tuần hoàn của người cao tuổi không tốt, khiến tế bào khớp tay không nhận đủ hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng. Do đó, khớp sẽ dần dần trở thành thoái hóa.

- Thiếu canxi: Tình trạng thiếu canxi cũng gây nguy cơ mắc các bệnh lý về thoái hóa khớp tay.
- Tiền sử mắc bệnh xương khớp: Tình trạng này xảy ra cả đối tượng người trẻ tuổi. Viêm xương chủ yếu xảy ra sau khi gặp chấn thương xương khớp nhưng không được điều trị hiệu quả.
- Tay thường xuyên hoạt động: Những người làm việc tay nhiều như thợ thủ công, nhân viên vệ sinh… rất dễ bị thoái hóa khớp tay. Thoái hóa sẽ xảy ra nhiều ở tay thuận hơn so với tay không thuận.
Điều trị thoái hóa khớp tay như nào hiệu quả?
Việc điều trị thoái hóa khớp tay thông thường được chia thành 3 loại sau đây:
Điều trị bằng thuốc
Thông thường, khi bị thoái hóa khớp tay, người bệnh sẽ bị các cơn đau nhức kéo dài. Chính vì vậy, thời điểm này người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc giảm đau để thuyên giảm tình hình. Thông thường, thuốc được sử dụng nhiều nhất đó chính là giảm đau kháng viêm không chứa steroid. Thuốc này được dùng để ngăn chặn các phản ứng viêm và loại bỏ cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc thường chỉ có công dụng tạm thời và không có khả năng chấm dứt vĩnh viễn.
>>> Tham khảo thêm: Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Thoái Hóa Khớp Bàn Tay
Tập luyện khớp tay
Thoái hóa khớp tay không chỉ gây đau mà còn bị mất độ linh hoạt. Vì vậy, để cải thiện hoạt động của tay, bệnh nhân có thể tập luyện bằng một số động tác đơn giản. Ví dụ như co duỗi ngón tay, gập duỗi bàn tay,… Mặc dù vậy, các bài tập trên chỉ áp dụng được trong trường hợp nhẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn sẽ cần thực hiện phương pháp điều trị đặc hiệu hơn.

Trị liệu thần kinh cột sống
Cấu trúc xương khớp sẽ bị sai lệch khi thoái hóa diễn ra. Do đó, người bệnh có thể thực hiện trị liệu này để khắc phục. Thủ thuật này đề cập đến việc sử dụng lực tay nhằm nắn chỉnh các sai lệch trong cấu trúc xương. Thông qua đó, giúp cơ chế chữa lành thương tổn của cơ thể bắt đầu tiến hành. Chính vì thế mà việc trị liệu thần kinh cột sống được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao.
>>> Đọc thêm: Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Thoái Hóa Khớp Bàn Tay
Phòng tránh thoái hóa khớp tay sớm
Bàn tay là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất trên cơ thể, chịu nhiều áp lực khi vận động, do đó rất dễ bị thoái hóa. Vì vậy, chúng ta cần có thói quen thăm khám sớm khi có dấu hiệu để được điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp tay:
- Tránh lao động nặng nhọc trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi, kéo dài trong nhiều giờ liền. Bởi điều này khiến tay phải chịu áp lực rất lớn, rất dễ thoái hóa.
- Trong cuộc sống sinh hoạt hoặc lao động, nếu có thiết hỗ trợ hoặc thay thế cho bàn tay thì nên tận dụng.
- Mỗi buổi sáng, sau khi ngủ dậy cần tập nhẹ nhàng ở các khớp. Đặc biệt là khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay, giúp các khớp dẻo dai linh hoạt.
- Ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm 10 phút.
- Duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên vận động cơ thể.
- Khi phát hiện ra mắc các bệnh về chuyển hoá hoặc chấn thương bàn tay cần đi khám ngay và tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.
Trên đây là tất cả nội dung có liên quan đến hướng điều trị thoái hóa khớp tay cho người bệnh chính xác nhất. Mong rằng thông tin này giúp ích cho độc giả trong quá trình tìm hiểu.
>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Khuỷu Tay