Càng lớn tuổi, chúng ta lại càng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, về xương khớp. Đặc biệt trong đó là bệnh loãng xương. Loãng xương thay đổi cấu trúc xương, giảm khối lượng xương, khiến người bệnh có nguy cơ gãy xương cao. Việc chẩn đoán loãng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ thương tật do gãy xương gây ra. Kỹ thuật xác định mức độ loãng xương từ sớm không thể không kể đến là đo mật độ xương.
Mật độ xương là gì?
Vai trò của xương rất quan trọng, chất lượng xương khỏe mạnh đồng nghĩa bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Bởi xương khớp sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và tạo hình dáng cơ thể. Mật độ xương được xác định bằng lượng mô khoáng trong cơ thể trên một đơn vị diện tích (g/cm2) hoặc (g/cm3). Mật độ xương có thể kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cùng một số kỹ thuật khác.

Việc đo mật độ xương giúp người bệnh biết được chất lượng và nguy cơ loãng xương. Với khoa học y tế hiện đại , có rất nhiều phương pháp giúp đo được mật độ xương chính xác đến 90%. Các kỹ thuật thường kéo dài 10 đến 20 phút. Tất nhiên, các phương pháp đó ít gây ra tác dụng phụ.
Phương pháp xét nghiệm mật độ xương sẽ cho ra 3 kết quả:
- Mức độ giảm mật độ xương ở trên người bệnh.
- Nguy cơ người bệnh bị gãy xương do mật độ xương thấp.
- Chẩn đoán loãng xương sau khi gãy xương.
>>> Xem thêm: Triệu Chứng Loãng Xương Ở Phụ Nữ Và Cách Khắc Phục
Đối tượng nên đo mức độ loãng xương
Bệnh loãng xương xảy ra ở đối tượng nữ giới và người cao tuổi nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những đối tượng sau đây, bạn nên xét nghiệm mật độ xương sớm nhất để tránh bệnh gây biến chứng nghiêm trọng:
- Mật độ xương giảm dẫn tới tình trạng xương dễ bị giòn và gãy. Người bệnh dù bị chấn thương nặng hay nhẹ cần đi xét nghiệm mật độ xương.
- Do những vấn đề nào đó mà bệnh nhân có chất lượng tủy bị suy giảm. Khi đó, người bệnh cần cấy ghép tủy xương. Khi thực hiện cấy tủy, bệnh nhân sử dụng gây ra loãng xương.

- Ở người bình thường, sự phát triển của hệ thống xương khớp sẽ giúp cơ thể cao lớn hơn. Vậy nhưng nếu bị các yếu tố khác tác động đến khả năng phát triển xương thì chiều cao người bệnh sẽ bị giảm. Đa số trường hợp bị giảm chiều cao không rõ nguyên nhân đều đến từ loãng xương.
- Người bị giảm hormone sinh dục đều có nguy cơ bị loãng xương. Nguyên nhân khiến giảm hormone sinh dục chủ yếu là do các bệnh ung thư các cơ quan sinh dục hoặc tuyến tiền liệt (nam giới).
- Sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng xương: Người mắc các bệnh lý khác, đang điều trị bằng thuốc steroid sẽ ảnh hưởng đến sự tái tạo xương. Từ đó khiến nguy cơ bị loãng xương tăng cao.
Chỉ số mật độ xương và mức độ loãng xương
Để đánh giá được mật độ loãng xương, chuyên gia sẽ dựa trên chỉ số cơ bản T-score và Z-score. Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giúp đo mật độ xương theo phương pháp DXA.
>>> Đọc thêm: Dấu Hiệu Bệnh Loãng Xương Mà Bạn Cần Biết
Ý nghĩa của chỉ số T-score
- Chỉ số T-score từ -1 SD trở lên: Mật độ xương đang ở mức bình thường.
- Chỉ số T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: Đang bị thiếu xương.
- Chỉ số T-score dưới -2,5 SD: Người bệnh đang bị loãng xương.
- Chỉ số T-score dưới -2,5 kèm theo tiền sử có gãy xương: Người bệnh đang bị loãng xương nặng.

Ý nghĩa của chỉ số Z-score
- Chỉ số Z-score bằng 0: Mật độ xương đang ổn định ở giá trị trung bình của độ tuổi đó.
- Chỉ số Z-score lớn hơn 0: Mật độ xương đang cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi đó.
- Chỉ số Z-score nhỏ hơn 0: Mật độ xương đang cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi đó.
- Chỉ số Z-score nhỏ hơn -1,5: Có khả năng mắc bệnh lý thứ phát gây mất xương.
- Chỉ số Z-score nhỏ hơn -2,0 kèm tiền sử hoặc đang bị gãy xương: Người bệnh đang bị loãng xương.
Bên cạnh việc đo những chỉ số này, bác sĩ còn có thể kết hợp thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm như xét nghiệm máu chức năng thận. Nhờ đó để xem xét nguy cơ mắc bệnh thận, xét nghiệm hormon tuyến giáp, đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể,…
>>> Tham khảo thêm: Những Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Hiệu Quả
Vai trò của việc đo mật độ xương đối với bệnh loãng xương
Việc đo mật độ xương là một trong những biện pháp để theo dõi sức khỏe xương khớp, đồng thời ngăn chặn tiến triển loãng xương. Đo loãng xương cũng có thể giúp người bệnh phát hiện những nguy cơ sớm xương khớp và ngăn chặn kịp thời.
Chính vì thế, theo khuyến cáo, bạn nên thực hiện khám tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt ở tuổi từ 40 – 45 (nữ giới) và 50 – 60 (nam giới). Bên cạnh đó, nếu gặp phải những triệu chứng đau nhức xương khớp hoặc chấn thương, va chạm thì không nên coi thường mà cần thăm khám thường xuyên.
Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến mức độ loãng xương mà người bệnh nên nắm được. Người bệnh nên có ý thức chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất