Nhiều suy nghĩ của nhiều người, việc đi bộ có thể khiến cho bệnh thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng. Điều này hoàn toàn không chính xác và vô căn cứ. Mọi người đang bỏ qua phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh lý. Đi bộ là hình thức tập luyện đơn giản mà ai cũng thực hiện được. Cách thức này có khả năng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tập. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Lợi ích mang lại? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối là bộ phận hoạt động nhiều và chịu sức nặng của toàn cơ thể. Chính vì vậy, đầu gối rất dễ gặp phải những tổn thương. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thoái hóa mà mọi người nhận thấy đó là những cơn đau.
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ gặp phải bệnh lý này. Thoái hóa khớp gối thường diễn ra ở người lớn tuổi. Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do chấn thương và các bệnh lý về xương khớp.

Chấn thương đầu gối do chơi thể thao hoặc do tai nạn. Điều này dẫn đến ảnh hưởng lớn tới khớp gối. Những cơn đau xuất hiện ở vị trí này khiến cho mọi người gặp khó khăn trong cuộc sống. Khi vận động, người bệnh còn gặp tình trạng khớp gối bị cứng.
Ngoài ra, những bệnh mãn tính cũng mang tới ảnh hưởng đáng kể tới xương khớp. Việc sử dụng những loại thuốc có chứa các thành phần gây ức chế tới quá trình tái tạo hệ xương.
>>> Xem thêm: Top Bài Tập Thoái Hóa Khớp Gối Nên Áp Dụng
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Tình trạng tổn thương sụn và xương dưới sụn là tình trạng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối. Dấu hiệu của bệnh lý này còn kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Ở trạng thái bình thường, sụn khớp nguyên vẹn và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.
Khi bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn theo thời gian dài dẫn tới đầu xương dưới sụn trơ xương. Phần xương dưới sụn bắt đầu thay đổi cấu trúc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến gây viêm, xuất hiện các cơn đau và sưng tấy.
Mỗi khi vận động, các đầu xương cọ xát vào nhau làm cho người bệnh đau đớn vô cùng. Điều này đã dấy lên mối e ngại rằng liệu thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nhiều người cho rằng đi bộ sẽ làm bệnh thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi sự vận động này làm gia tăng áp lực và ma sát tác động lên khớp gối. Theo chuyên gia và bác sĩ cho biết, quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.
Đi bộ là hình thức vận động nhẹ nhàng để sản sinh ra dịch khớp nuôi dưỡng sụn. Không những vậy, giải pháp này giúp bôi trơn khớp gối và giảm tình trạng khô khớp. Nghiên cứu cho thấy, đi bộ đúng cách giúp người bệnh giảm cơn đau rõ rệt. Đây là phương pháp rất hữu hiệu đối với người bị bệnh thoái hóa khớp gối.
Đi bộ giúp duy trì khối lượng cơ thể ở mức ổn định. Việc đi bộ đúng cách tăng tính linh hoạt của xương khớp và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Phương pháp này giảm áp lực đè nén lên đầu gối. Nhờ vậy cơn đau do bệnh lý này ở người bệnh được cải thiện đáng kể.
Hướng dẫn cách đi bộ đúng cách đối với người bệnh thoái hóa khớp
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Mọi người vẫn có thể đi bộ để giúp cải thiện tình hình của bệnh. Việc tập luyện này còn có tác dụng nâng cao sức khỏe cho bản thân. Để tránh rủi ro phát sinh, người bệnh cần luyện tập đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất.
Khởi động trước khi đi bộ
Trước khi bắt đầu đi bộ, việc lựa chọn giày tập là điều vô cùng cần thiết. Đặc điểm của giày đi bộ gồm có kích cỡ phù hợp, đế mềm và có nhiều rãnh nhỏ để tăng ma sát với mặt đường.

Trước khi bắt đầu tập, mọi người nên phải khởi động để làm nóng các khớp. Điều này giúp khớp gối quen dần với hoạt động để tránh gặp phải tổn thương. Người bệnh nên gập, duỗi và căng giãn cơ trong vòng 5 – 10 phút.
Bên cạnh đó, bạn nên chú ý khởi động kỹ ở động tác xoay đầu gối và cổ chân. Đi bộ là hình thức vận động đơn giản, dễ thực hiện. Trường hợp tình trạng bệnh của bạn không cho phép, mọi người có thể lựa chọn hình thức tập luyện khác.
>>> Tham khảo thêm: Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối
Cường độ và kỹ thuật đi bộ đối với người bệnh thoái hóa
Để tránh gây áp lực lên khớp gối, bạn chỉ nên bước khoảng 6000 bước mỗi ngày. Người bị bệnh nên bước những bước đi vừa phải. Với tình trạng bệnh lý, bạn không nên đi sải bước quá dài hay quá nhanh.
Hãy đi chậm rãi, nên giữ khoảng cách giữa 2 lần bước là 1 hoặc 2 bàn chân tùy thuộc vào chiều cao của mỗi người. Khi đó, khả năng vận động của khớp gối được cải thiện đáng kể.
Người bị bệnh thoái hóa khớp gối nên nâng dần cường độ tập luyện. Bạn nên giữ thẳng lưng, hướng đầu về phía trước. Bên cạnh đó, mọi người nên đánh nhịp đều đặn 2 cánh tay ở 2 bên hông.
Thời gian và địa điểm tập luyện
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bạn có thể sắp xếp thời gian và địa điểm tập luyện phù hợp. Người bệnh thoái hoá khớp gối nên đi bộ khoảng 30 – 60 phút một ngày. Đồng thời, mọi người không nên tập luyện liền một lúc mà nên chia nhỏ các khoảng thời gian.

Môi trường đi bộ cần trong lành, nhiều cây cối mang lại sự thoải mái cho người bệnh. Mọi người nên đi bộ ở những nơi bằng phẳng để dễ dàng kiểm soát vận động của khớp gối.
Thời điểm tốt nhất để đi bộ là vào khoảng 8 – 9h sáng và 5 – 6h chiều. Đây là lúc ánh nắng mặt trời rất tốt cho cơ thể bạn. Khi đó, vitamin D được hấp thụ tăng cường chuyển hóa canxi giúp xương chắc khỏe.
Dừng lại khi cảm thấy đau gối
Khi mới bắt đầu đi bộ, bệnh nhân có thể bị đau gối trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau đó. Khi gặp phải vấn đề này, bạn nên chườm lạnh trong vòng 20 phút sau khi đi bộ sẽ giúp xoa dịu cơn đau.
Trường hợp gặp những vấn đề nghiêm trọng, người bệnh cần lập tức đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Lợi ích của việc đi bộ đối với người bệnh
Đi bộ giúp cho cơ thể đảm bảo lượng dịch khớp cần thiết. Từ đó, khớp gối được nuôi dưỡng và bảo vệ trước những vấn đề khác. Không dừng lại ở đó, việc đi bộ còn mang đến nhiều lợi ích khác cho người bệnh.
>>> Xem thêm: [GÓC TƯ VẤN]: Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Được Không?
Tăng cường cơ bắp cho chân
Đi bộ sẽ tạo điều kiện cho bắp chân được săn chắc, khỏe mạnh hơn. Qua đó, các bó cơ chỗ khớp đầu gối chịu được trọng lượng phần trên cơ thể. Giảm bớt áp lực đè nặng lên khớp gối ở người bệnh.
Giảm trọng lượng cơ thể
Đi bộ giúp đốt cháy calo trong cơ thể và hạn chế được tình trạng béo phì thừa cân. Nghiên cứu cho thấy, việc giảm bớt cân nặng thì áp lực tác động lên đầu gối sẽ được giảm xuống đáng kể.

Thừa cân hay béo phì gây ra sự rối loạn cân bằng hormone trong cơ thể. Điều đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa của sụn khớp. Vì vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên duy trì cân nặng vừa phải để tránh các bệnh liên quan đến xương khớp.
Việc đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tăng cường lưu thông máu…
>>> Xem thêm: THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ GÂY ĐAU ĐẦU VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ
Một số lợi ích khác
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe trên, thói quen đi bộ còn giúp bệnh nhân có khớp gối bị thoái hóa:
- Ngủ ngon hơn
- Tăng cường máu lưu thông
- Hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp
- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu
Những cơn đau của bệnh lão hóa khớp gối làm nhiều người e ngại khi vận động. Bài viết này đã giải đáp được câu hỏi người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Lợi ích mang lại?. Hy vọng mọi người sẽ có cách tập luyện phù hợp để cải thiện tình trạng xương khớp của mình.