Quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng ở người cao tuổi. Tiến trình đó diễn ra ở mọi bộ phận trên cơ thể. Trong đó, xương của người lớn tuổi bị mềm xốp dễ gãy. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già mà bạn cần biết nhé!
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi ra sao?
Bệnh loãng xương diễn ra ở người lớn là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tình trạng bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Loãng xương thường diễn ra âm thầm và kéo dài trong nhiều năm liền. Đây là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau, thoái hóa ở người gia. Bệnh lý này làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi.

Khi bệnh mới diễn ra, mọi người rất khó nhận biết vì không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh chuyển biến nặng, mật độ canxi trong xương của người cao tuổi bị suy giảm nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?
Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già
Biểu hiện của bệnh loãng xương được thể hiện rõ với sự suy giảm trọng lượng và số lượng của hệ xương. Điều này ảnh hưởng tới lượng khoáng chất hấp thụ vào xương.

Dẫn tới mất cân bằng trong quá trình tạo xương và hủy xương. Chúng ta có thể hiểu quá trình tạo xương suy giảm. Ngược lại, tiến trình hủy xương vẫn diễn ra bình thường.
Do tác động trực tiếp của quá trình lão hóa
Theo sự thay đổi của thời gian, hệ xương của người lớn tuổi ngày càng mỏng đi. Điều đó cho thấy hàm lượng canxi có trong xương bị suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa, lượng hormone sản sinh ở người già sản sinh ra ít hơn. Quá trình lão hóa ảnh hưởng rất tới việc hấp thụ canxi vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương.
Ít vận động là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Do ảnh hưởng của tuổi tác, người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc vận động. Việc nằm một chỗ lâu ngày khiến cho xương khớp trở nên yếu đi.

Đây chính là vấn đề gián tiếp gây ra bệnh loãng xương cho người già. Không những vậy, việc ít vận động còn tác động tới quá trình thoái hóa khớp.
Lười hoạt động ngoài trời
Việc đau xương khớp khiến cho người già ngại đi lại và hoạt động. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến mọi người không hấp thụ được Vitamin D. Cơ thể thiếu khoáng chất đó làm cho việc chuyển khóa canxi kém. Điều này dẫn tới người già bị thiếu canxi và mắc bệnh loãng xương.
>>> Tham khảo bài viết: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Tuổi tác tăng cao, hệ tiêu hóa của người già tiêu hóa kém. Khi đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của mọi người suy giảm. Khẩu phần ăn hàng ngày không khoa học và mất cân bằng. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra loãng xương ở người lớn tuổi.

Hơn thế nữa, người cao tuổi thường ăn uống không đúng giờ giấc. Thậm chí, họ thường sử dụng những thực phẩm thiếu khoáng chất. Việc lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn cũng khiến cho bệnh tình diễn ra nặng hơn.
Dùng thuốc có chứa steroid
Việc sử dụng liên tục các loại thuốc có chứa Steroid làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người gia. Thành phần đó ức chế việc hấp thụ canxi cho cơ thể và dẫn tới việc loãng xương.
Lối sống kém lành mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Người già thường sinh hoạt không đúng giờ giấc so với những lứa tuổi khác. Thông thường nhóm tuổi này thường ăn uống nhiều bữa và ngủ nghỉ không có thời gian nhất định. Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo điều kiện bệnh lý này phát triển.

Việc mất ngủ triền miên khiến cho người cao tuổi gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Điều này càng làm cho bệnh loãng xương diễn biến theo chiều hướng nặng hơn. Bệnh tình này tác động tới hệ thần kinh của người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ thay đổi tính tình và hay cáu gắt.
Triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương là một bệnh mãn tính diễn ra trong thời gian dài. Bệnh lý này diễn ra một cách âm thầm. Giai đoạn đầu, người bị bệnh không có biểu hiện cụ thể. Dấu hiệu rõ rệt mà mọi người cảm nhận được là mệt mỏi, ăn uống kém…
Giai đoạn về sau,sự thiếu hụt chất canxi càng tăng khiến cho bệnh tiến triển nặng. Khi đó các triệu chứng của bệnh bộc lộ ngày càng rõ hơn. Đau nhức xương mà người già thường gặp là đau lưng, tay chân. Các đơn này diễn ra nhiều về ban đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người. Bên cạnh đó, người bị bệnh còn có triệu chứng khác là bị chuột rút.
Việc phát hiện muộn hay phương pháp điều trị không đúng gây ảnh hưởng nặng nề tới cấu trúc của xương. Khi xuất hiện các dấu hiệu, người lớn tuổi cần đi khám ngay để có giải pháp điều trị phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Loãng Xương Sau Sinh Và Biện Pháp Phòng Tránh
Biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, có 2 phương pháp chính giúp chẩn đoán chính xác bệnh loãng xương.
Kiểm tra mức độ loãng xương ở người già
Đo mật độ xương là biện pháp để kiểm tra mức độ canxi đang có trong cơ thể. Giải pháp này thường được sử dụng tia X hay hấp thụ tia X để xác định. Thủ thuật này được sử dụng đối với người cao tuổi gặp phải vấn đề về sức khỏe:
- Giảm ≥ 3cm chiều cao.
- Cân nặng dưới 40kg hoặc sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên do trong thời gian gần đây.
- Thiếu hụt estrogen ở nữ hoặc thiếu hụt androgen ở nam.
- Tiền sử gia đình hoặc bản thân từng bị gãy xương sau một chấn thương nhẹ
- Đã hoặc đang dùng corticoid liên tục trong 3 tháng.
- Sử dụng chất kích thích với hàm lượng mỗi ngày.
Chụp X-quang
Thông qua ảnh chụp của máy X-quang, bác sĩ có thể nhận thấy mức độ loãng xương của người bệnh. Xương bị loãng sẽ màu tối hơn so với những khu vực khác. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá người bệnh đang mắc phải bệnh ở tình trạng như thế nào.

Đây là giải pháp thường được sử dụng nhiều tại bệnh viện và cơ sở điều trị. Hình ảnh chụp xong phản ánh rõ ràng về tình trạng loãng xương. Hơn thế nữa, việc sử dụng máy X-quang dễ dàng và nhanh chóng không mất quá nhiều thời gian.
Các xét nghiệm khác
Ngoài 2 biện pháp chính trên, chúng ta có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để phát hiện bệnh loãng xương:
- Kiểm tra nồng độ magie, canxi và photpho trong máu.
- Nồng độ 25OH vitamin D3 để kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể.
- Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan.
- Nồng độ intact PTH.
- Đo testosterone huyết thanh ở nam giới.
- Định lượng canxi và creatinin trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.
Phương pháp điều trị bệnh loãng xương cho người cao tuổi
Quá trình điều trị được tiến hành trong thời gian từ 3 – 5 năm. Dựa vào đánh giá tổng quan, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp với từng giai đoạn. Bên cạnh đó, người bệnh cần cải thiện khẩu phần ăn và kết hợp rèn luyện thể thao. Một số phương pháp được áp dụng để giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng loãng xương hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Với phương pháp trị liệu, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, người bị bệnh loãng xương cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Mọi người cần lựa chọn thực phẩm chức năng cung cấp khoáng chất giúp xương chắc khỏe.
Giải pháp này giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động, làm giảm nguy cơ chấn thương. Với người áp dụng biện pháp sẽ có hiệu quả tốt hơn so với đối tượng khác.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người bệnh
Chế độ ăn uống giàu canxi góp phần bảo vệ và cải thiện bộ khung xương. Vì vậy, người cao tuổi nên sử dụng sữa hàng ngày. Không những vậy, mọi người tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa nhiều chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, mọi người cần thay đổi khẩu phần ăn để tránh mang tới cảm giác nhàm chán. Không những vậy, người già thường ăn nhiều bữa trong ngày. Cho nên, người thân trong gia đình cần cân đối thực phẩm cho từng thời điểm. Đây là việc làm rất cần thiết cho việc điều trị bệnh lý này.
Sử dụng thuốc bổ sung cho hệ xương
Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc cần thiết cho người bệnh. Đây là giải pháp cuối cùng khi những biện pháp không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, người bị bệnh lý này hạn chế lạm dụng thuốc để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Thuốc Bisphosphonate được sử dụng nhiều để tăng mật độ xương. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hủy xương và tái tạo xương.
Loại thuốc giảm đau sẽ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Khi cơn đau dữ dội do loãng xương gây ra, mọi người hãy dùng tới Paracetamol hay dùng Calcitonin. 2 loại sản phẩm này có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương và giảm đau. Tuy nhiên, người cao tuổi nên hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau có chứa Corticosteroids.
Rèn luyện sức khỏe hàng ngày
Người bị bệnh loãng xương cần tập thể dục để làm giảm tốc độ hủy xương. Với người cao tuổi, gân cốt và xương khớp không tốt nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mọi người có thể tập luyện đi bộ để các khớp xương được hoạt động linh hoạt.
Loãng xương có liên quan tới các bệnh xương khớp khác?
Theo những thông tin trước đây, bệnh loãng xương dẫn đến thoái hóa xương khớp. Qua quá trình nghiên cứu, bác sĩ khẳng định bệnh loãng xương và thoái hóa hoàn toàn khác nhau. Bệnh loãng xương có thể không khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Hầu hết người bị bệnh loãng xương thường bị thoái hóa xương khớp do gặp phải vấn đề trong việc đi lại. Đó là nguyên nhân khiến cho 2 bệnh lý này xuất hiện cùng lúc. Loãng xương không là nguyên nhân gây đau của thoái hóa. Bệnh loãng xương gây ra nguy cơ gãy xương cho người bệnh.
Loãng xương là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi. Căn bệnh này gây ra rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống cho người bệnh. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh lý này. Việc phát hiện sớm nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già mà bạn cần biết để đưa ra giải pháp điều trị. Những thông tin mà tôi cung cấp trên đây phần nào đó sẽ giúp mọi người hiểu rõ về bệnh loãng xương và cách điều trị.
Công ty TNHH MTV Alifaco
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn