Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Khuỷu Tay

5/5 - (1 bình chọn)

Khuỷu tay giữ một vai trò quan trọng trong việc vận động, cầm nắm thường ngày. Tuy nhiên đây cũng là một trong những bộ phận dễ bị thoái hóa. Các chuyên gia đã thông báo bệnh này ngày xuất hiện nhiều và ở nhiều đối tượng. Vậy thoái hóa khớp khuỷu tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Thoái hóa khuỷu tay là gì? Nguyên nhân bệnh ra sao

Theo các chuyên gia, thoái hóa khuỷu tay là một bệnh lý của xương khớp. Cấu tạo phần này bao gồm xương quay cẳng tay, xương cánh tay, sụn và xương trụ. Việc thoái hóa khuỷu tay là hiện tượng bề mặt khớp bị tổn thương, ụ xương ở vùng ngoài khuỷu tay bị những sợi gân bám vào dẫn đến tình trạng căng thắt.

Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?
Bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?

Bệnh này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bình thường nhất là trong trường hợp bệnh nặng và gặp phải các biến chứng kép theo. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến cho người bệnh mắc phải thoái hóa khớp khuỷu tay

Giới tính

Đây là phần khớp có cấu trúc khác phức tạp trên cơ thể con người. Phụ nữ là đối tượng mắc bệnh cao hơn so với đàn ông. Do hệ xương khớp của phụ nữ yếu đi nhanh chóng theo thời gian.

Do chấn thương

Hầu hết những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều có tiền sử bị chấn thương khuỷu tay dẫn đến trật hoặc nứt bề mặt xương.

Môi trường sống

Thời tiết và môi trường sống tạo điều kiện thuận lợi khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề xương khớp. Những người không kịp thích nghi với việc thay đổi thời tiết sẽ dễ cho các khớp bị tác động tiêu cực, khiến cho người bệnh bị sưng tấy, đau nhức, khó cử động.

Mắc các bệnh lý xương khớp

Người bệnh có thể mắc các bệnh lý như viêm khớp, gout, lume, loạn sản xương khớp. Những bệnh này sẽ làm cho khuỷu tay bị sưng tấy, đau đớn. Gây ra tình trạng hạn chế vận động, khiến cho người bệnh không thể vận động được.

Đặc thù công việc

Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên làm việc với máy tính, hoặc lao động chân tay thường là thợ hàn, thợ mộc, thợ rèn hoặc nhào nặn đồ thủ công. Thường những cống công việc này phải làm trong nhiều giờ liên tục khiến cho xương khớp khuỷu tay bị co cứng, viêm, đau làm hạn chế vận động của bạn.

Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, con người càng đối diện với nguy cơ bị lão hóa cao. Lúc này hệ thống xương khớp bên trong đã dần lão hóa do cơ thể không thể tự tổng hợp các chất cần thiết cho xương nên dẫn đến tình trạng thoái hóa các khớp trong đó có khớp khuỷu tay.

Yếu tố di truyền

Số liệu cho thấy, nếu người trong gia đình có tiền sử bị các bệnh liên quan đến khuỷu tay thì con cái có nguy cơ mắc lên đến 25%. 

Dây chằng bị tổn thương

Dây chằng là bộ phận quan trọng của khuỷu tay. Nó có chức năng không nhỏ trong việc thực hiện các vận động cần thiết. Khi dây chằng bị tổn thương thì khả năng vận động sẽ bị gián đoạn. Ngay cả khi sụn khớp khỏe mạnh thì nguy cơ thoái hóa vẫn rất cao.

Chấn thương dây chằng khuỷu tay cũng dẫn tới mắc phải bệnh lý này
Chấn thương dây chằng khuỷu tay cũng dẫn tới mắc phải bệnh lý này

Triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay

May mắn, những triệu chứng thường khá dễ nhận biết, người bệnh có thể nhận biết dựa vào một số yếu tố sau:

  • Khuỷu tay nhức mỏi, đau và các cơn đau lan dần xuống cẳng và bàn tay.
  • Tại vị trí đau sẽ thấy bị sưng đỏ, nóng và căng da
  • Vận động sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội
  • Cầm nắm đồ vật bị hạn chế
  • Xuất hiện những hiện tượng bất thường tại vùng khớp khuỷu tay như biến dạng hoặc teo cơ
  • Khả năng duỗi bị suy giảm nghiêm trọng

Điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh là rất cần thiết, điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị suôn sẻ hơn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thích hợp.

Điều trị tại nhà

Nếu người bệnh bị thoái hóa khuỷu tay ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà đơn giản:

  • Nghỉ ngơi phù hợp: Việc nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau nhức, sưng tấy.
  • Chườm lạnh: Sử dụng nước đá chườm vào vùng bị đau nhức là cách giúp người bệnh giảm đau nhức vì nó giúp kiểm soát tình trạng tổn thương ở các mô. 
  • Sử dụng nẹp, băng: Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tình trạng nhờ vào việc cố định cổ tay, khuỷu tay bị thoái hóa. Việc dùng nẹp sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên vùng cánh tay và hạn chế hoạt động nhất định.
  • Tập các bài tập giãn cơ: Thực hiện các động tác khá đơn giản. Tuy nhiên cần tránh duỗi thẳng, gập để triệu chứng nhanh chóng được cải thiện.

Vật lý trị liệu

Khi bệnh đã không còn khả năng kiểm soát và các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng thì biện pháp tốt nhất là tiến hành phẫu thuật. Có hai như sau:

  • Nội soi: Việc này sẽ sẽ giúp kiềm chế các triệu chứng trong một thời gian, tuy nhiên có thể sẽ tái lại sau đó.
  • Thay khớp: Khi khớp đã bị mòn hoàn toàn, chỉ còn một cách để cải thiện là phải tiến hành phẫu thuật thay khớp và thay thế bằng khớp giả.
Đề điều trị bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay nên áp dụng nhiều biện pháp khác nhau
Đề điều trị bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay nên áp dụng nhiều biện pháp khác nhau

Thoái hóa khớp khuỷu tay khiến mọi người gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập, làm việc thường ngày. Vì vậy, hiểu biết những thông tin cơ bản về bệnh này là rất cần thiết để có thể sớm phát hiện ra bệnh và được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart