Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương hiện nay có xu hướng ngày tăng cao. Hầu hết mọi người không có chế độ dinh dưỡng tốt và chăm sóc sức khỏe sai cách. Việc áp dụng các biện pháp rất cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Cách thực hiện dễ dàng và đơn giản đối với người bệnh. Điều đó phụ thuộc vào vào thói quen sinh hoạt, rèn luyện và chế độ dinh dưỡng. Bài viết sau cung cấp những biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả nhất giúp bạn rõ hơn.

Khái quát về bệnh loãng xương

Loãng xương khiến cho xương trở nên yếu đi. Khi đó, cấu trúc xương ở người bị bệnh trở nên mỏng manh và dễ gãy. Do xương bị mất khoáng chất cần thiết nhưng không được bổ sung.

Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh lý diễn ra trong thời gian dài với tốc độ chậm. Loãng xương không có triệu chứng rõ rệt. Thông thường người bị bệnh phát hiện ra khi gặp phải tổn thương về xương. Một số chấn thương phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải:

  • Gãy xương ở cánh tay và cổ tay.
  • Xẹp đốt sống.
  • Gãy cổ xương đùi.

Ngoài việc gãy xương ở tay chân, mọi người có thể gặp bệnh lý này khi có vấn đề tại các vị trí khác trên cơ thể. Có nhiều trường hợp gãy xương sườn chỉ sau một lần hắt hơi.

Bên cạnh đó, bệnh loãng xương còn biểu hiện rõ rệt ở tư thế cúi về phía trước. Do bị xẹp cột sống, việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể trở nên khó khăn hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Loãng Xương Là Gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Khác với căn bệnh khác, loãng xương diễn ra một cách thầm lặng. Đây là kẻ thù số 1 làm suy giảm khối lượng xương trong cơ thể. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ làm loãng xương như:

  • Ít vận động và tập thể dục.
  • Nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao do chế độ ăn thiếu canxi hoặc vitamin D.
  • Lạm dụng các chất kích thích.
  • Nạp vào người những đồ uống có cồn hay cafein làm giảm khả năng tạo xương của cơ thể.
  • Dùng thuốc steroid trong thời gian dài. Thành phần này trong các loại thuốc gây mất cân bằng việc tái tạo và hủy xương.
Những tác nhân gây ra loãng xương
Những tác nhân gây ra loãng xương

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ sẽ phải đối mặt việc mắc bệnh loãng xương cao hơn. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị bệnh mãn tính.
  • Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể kém do gặp những bệnh về hệ tiêu hóa.

Lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày ra sao?

Chúng ta cần phải phòng chống và ngăn ngừa bệnh loãng xương ngày từ nhỏ. Ở mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoàn toàn khác nhau. 

  • Trẻ nhỏ cần phải đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D để phòng chống còi xương trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Giai đoạn phát triển, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn đảm bảo để bộ xương phát triển tốt.
  • Độ tuổi 25-30, đây là thời điểm cơ thể con người đạt tới đỉnh cao của mật độ xương.
  • Mật độ xương sẽ giảm xuống sau 55 tuổi.

Những người khi còn trẻ có mật độ xương thấp dễ bị loãng xương khi về già. Người có thể trạng gầy yếu hay nhỏ bé cũng có nguy cơ bị bệnh loãng xương. Hiện nay, chưa có biện pháp hay thuốc đặc trị căn bệnh này.

Lượng canxi cần thiết của mỗi người hoàn toàn khác nhau
Lượng canxi cần thiết của mỗi người hoàn toàn khác nhau

Chúng ta có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh lý bằng nhiều giải pháp. Để giảm nhẹ mức độ loãng xương, mọi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Không những vậy, người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm cải thiện cho xương theo chỉ định của bác sĩ.

Lượng canxi cung cấp của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Trung bình người trưởng thành cần hấp thụ 1.000mg canxi, 400 – 800 đơn vị vitamin D và nhiều khoáng chất khác.

  • Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 – 700 mg canxi/ngày.
  • Phụ nữ có thai cần hơn 1200 mg canxi/ ngày.
  • Người già trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi/ ngày.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Những biện pháp phòng ngừa loãng xương tốt nhất hiện nay

Những yếu tố không thể thay đổi, bạn có thể phòng ngừa loãng xương bằng những giải pháp sau:

Tập thể dục, thể thao

Rèn luyện thể thao tăng cường cải thiện mật độ xương. Điều đó mang lại sự cân bằng cho cơ thể và hạn chế chấn thương. Mọi người có thể tham khảo những bài tập bởi các chuyên gia hàng đầu. Trong khi tập luyện thể dục phòng tránh loãng xương, bạn cần chú ý:

  • Lựa chọn các môn thể thao rèn luyện các khớp xương thêm dẻo dai, linh hoạt.
  • Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho xương. Đây là biện pháp giúp phát triển và duy trì sức mạnh cơ bắp.
  • Mọi người hạn chế những chấn thương ảnh hưởng tới xương.

Khi tiến hành tập luyện, bạn cần chú ý tới cường độ tập luyện và cách thực hiện. Có thể thấy nhiều người tập luyện với cường độ cao quá sức chịu đựng của cơ thể. Hay đó là chị em thường nhịn ăn để giảm cân. Những điều này đều ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

Thực đơn giàu canxi và Vitamin D

Nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra với tốc độ nhanh. Trái ngược lại, việc tái tạo xương lại diễn ra chậm gây mất cân bằng. Đó là nguyên nhân khiến cho tình trạng loãng xương diễn biến nghiêm trọng hơn. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày vô cùng cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi mọi người cần chú ý:

  • Sử dụng thực phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa
  • Lựa chọn các loại nước trái cây hay thực phẩm tăng cường canxi.
  • Cập nhật hải sản vào trong thực đơn hàng ngày.
  • Lựa chọn rau xanh, trái cây mọng và có múi…

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và nước ngọt có ga

Việc sử dụng thường xuyên đồ uống có cồn hay cafein đều làm tăng nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng làm rối loạn hormone Estrogen trong cơ thể.

Đồ uống có cồn và ga là kẻ thủ đối với xương khớp
Đồ uống có cồn và ga là kẻ thủ đối với xương khớp

Nước ngọt là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh loãng xương. Đồ uống này có chứa hàm lượng photpho lớn ngăn cản hấp thụ Canxi vào trong cơ thể. Vì vậy, mọi người nên lựa chọn nước trái cây giàu canxi hay Vitamin C để cải thiện hệ xương.

>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Thăm khám định kỳ để ngăn ngừa loãng xương

Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện ra bệnh sớm. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là hấp thụ tia X và chụp X-quang.

Nhưng phương pháp này không phù hợp với từng nhóm đối tượng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn để đưa ra cách thức hợp lý. Ngoài việc thay đổi sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh.

Duy trì cân nặng cơ thể

Cân nặng cũng là yếu tố quan trọng để nhận biết bạn có bị bệnh loãng xương hay không. Việc thiếu cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì khối lượng cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương
Duy trì khối lượng cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở cánh tay và cổ tay. Cho nên, mọi người cần duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng giúp xương thêm chắc khỏe

Phơi nắng vào buổi sáng là một trong những cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Đây là giải thích để kích thích vitamin D dưới da phát triển hình thành cơ chế bảo vệ cấu trúc xương.

Bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, các tiền vitamin D3 được chuyển hóa thành vitamin D3. Sau đó, khoáng chất này được hấp thu trực tiếp vào mạch máu.

Thời điểm tốt nhất để mọi người tắm nắng diễn ra từ 6 – 9 giờ sáng. Bạn chỉ cần phơi nắng 15 phút mỗi ngày là được.

Trên đây là tổng hợp những biện pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả nhất mà tôi bật mí cho mọi người. Những giải pháp này cần thực hiện ngay từ đầu để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart