Tuổi tác càng cao khiến cho sức khỏe của mọi người ngày càng yếu đi. Việc mắc thêm căn bệnh loãng xương khiến họ gặp nhiều khó khăn cuộc sống. Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa loãng xương bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc áp dụng các biện pháp làm chậm tiến độ phát triển của bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh loãng xương. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu những cách điều trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả qua bài viết sau.

Tìm hiểu bệnh loãng xương ở người già

Biểu hiện của loãng xương được thể hiện qua việc thay đổi về cấu trúc của xương. Trong đó, mật độ và khối lượng hệ xương giảm đi. Đây là nguyên nhân khiến cho xương của người bị bệnh bị yếu và rất dễ bị gãy khi gặp phải chấn thương. Chất lượng của xương được đánh giá thông qua các yếu tố như: chất khoáng, cấu trúc, tổn thương…

Người già là đối tượng rất dễ mắc bệnh loãng xương
Người già là đối tượng rất dễ mắc bệnh loãng xương

Ở người già, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm. Trái ngược lại, tốc độ hủy xương cao khiến cho nhóm đối tượng dễ mắc phải bệnh loãng xương. Các khoáng chất trong xương, hormone nội tiết tố và các cytokin là những yếu tố quyết định hoạt động của hệ xương.

Theo nghiên cứu cho thấy, loãng xương là bệnh lý phổ biến đứng thứ 2 sau tim mạch ở người già. Trên thế giới, bệnh loãng xương đang ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Trong đó, đối tượng mắc phải bệnh lý này đa số là phụ nữ. Tính trung bình, cứ 3 người phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị bệnh loãng xương. Vậy, những cách điều trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả ra sao?

>>> Xem thêm: Các Triệu Chứng Loãng Xương Ở Trẻ Em Nên Biết

Nguyên nhân khiến cho người già bị loãng xương

Loãng xương là tỷ trọng khoáng chất của xương bị suy giảm đáng kể. Đây được xem bệnh lý diễn ra âm thầm và rất khó nhận biết. Để chẩn đoán loãng xương, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng xương bị gãy để đưa kết luận.

Với những người bị bệnh, phần lớn xương trong trạng thái hủy xương hơn so với phần xương mới được tái tạo. Đó là nguyên nhân khiến cho xương ngày càng mỏng và dễ gãy hơn đối với người già. Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người già do nhiều vấn đề sau:

  • Việc lão hóa nhanh diễn ở người cao tuổi. Khi đó, các cơ quan bị lão hóa khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trở nên kém hơn. Đáng chú ý, lượng canxi cung cấp cho xương giảm dần theo thời gian. Việc cung cấp chất dinh dưỡng không đầy đủ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Hệ quả của việc ít vận động khiến cho quá trình tái tạo xương ngày càng suy giảm. Khi mắc phải bệnh về xương khớp, người già có xu hướng ngại vận động. Bởi khi đó, các cơn đau sẽ xuất hiện gây ảnh hưởng tới tinh thần của người bệnh. Cho nên, người cao tuổi muốn nằm một chỗ hơn là vận động.
  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh lý càng thêm trầm trọng. Bởi vì cơ thể không có cơ hội được hấp thụ Vitamin D. Đây chính là khoáng chất giúp chuyển hóa Canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Việc mắc phải các bệnh mãn tính khác khiến cho sức khỏe giảm sút. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc thêm bệnh về xương khớp. Trong đó, các thành phần trong thuốc điều trị những bệnh khác ức chế đến quá trình tái tạo xương.
Co nhieu nguyen nhan gay ra loang
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Những cách điều trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả

Người cao tuổi bị loãng xương, việc phát hiện muộn hay không có phương pháp điều trị tốt dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Vì vậy, mọi người nên thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm ra bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp mà bác sĩ đưa ra. Những cách điều trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả như thế nào?

Tăng cường vận động để cải thiện xương khớp

Khi mắc bệnh xương khớp, tâm lý người bệnh e dè việc vận động hay tập luyện thể thao. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm càng khiến cho bệnh loãng xương thêm nặng hơn.

Thay vào đó, mọi người có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt cho các khớp xương. Ngoài ra việc đi bộ là giải pháp hữu hiệu mà người lớn tuổi không nên bỏ qua. Khi mọi người đi bộ, các khớp xương trên cơ thể được vận động linh hoạt. Mọi nguy cơ mà bệnh lý này gây ra được cải thiện đáng kể.

Thay đổi chế độ ăn để cải thiện bệnh loãng xương ở người già

Đối với người già, việc bổ sung vitamin D và canxi vô cùng cần thiết. Mọi người có thể làm phong phú thực đơn ăn hàng ngày để mang lại cảm giác ngon miệng. Không những vậy, các thực phẩm phải đảm bảo cân bằng các chất khoáng cung cấp cho cơ thể.

Nên lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương
Nên lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương

Bên cạnh đó, người cao tuổi không nên sử dụng thức ăn nhanh hay nhiều dầu mỡ. Bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe và xương. Thêm nữa, việc loại bỏ đồ uống có cồn hay cafein rất có lợi cho quá trình tái tạo hệ xương.

>>> Tham khảo thêm: Người Bị Bệnh Loãng Xương Thiếu Chất Gì?

Sử dụng thuốc để giảm các cơn đau do bệnh loãng xương gây ra

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh loãng xương phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, khi thật sự cần thiết mọi người mới nên sử dụng. Tùy vào mức độ mà loãng xương gây ra, các loại giảm đau như Paracetamol hay Calcitonin được sử dụng. 

2 loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương và làm giảm cơn đau. Bên cạnh đó, mọi người nên hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau có chứa Corticosteroids.

Sử dụng thực phẩm tăng cường mật độ xương

Đối với người già, quá trình hủy xương diễn ra với mức độ cao. Vì vậy, khi sử dụng thuốc ngăn ngừa hủy xương cần chú ý cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Nói theo cách khác là cung cấp đầy đủ khoáng chất cho quá trình tạo xương.

Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già như thế nào
Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già như thế nào

Người bị bệnh loãng xương nên lựa chọn uống có thành phần là Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương. Trong đó, Canxi nano sẽ tan nhanh và tăng lượng hấp thụ cao hơn so với canxi thông thường.

>>> Xem thêm: [Hỏi Đáp] Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không?

Hướng dẫn chăm sóc người già bị bệnh loãng xương

Người cao tuổi thường không tuân thủ đầy đủ quá trình điều trị loãng xương mà bác sĩ đưa ra. Rất nhiều lý do và nguyên nhân cản trở để quá trình điều trị bệnh ở người già. Thời gian chữa trị kéo dài gây ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần và kinh tế người bệnh. Cho nên, mọi người cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này ở người cao tuổi:

  • Thảo luận với bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị loãng xương thích hợp nhất cho bệnh nhân. Khi trao đổi với bác sĩ, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng mà người già gặp phải. Để từ đó đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp để cải thiện tình hình loãng xương.
  • Việc sử dụng đúng liều lượng và đúng thuốc mang lại hiệu quả cao cho xương. Đây là nguyên tắc mà rất ít người bệnh có thể làm được.
  • Cùng người bệnh chuẩn bị và lên kế hoạch cho quá trình điều trị. Bên cạnh đó, người thân đưa ra các giải pháp thay đổi thói quen trong quá trình chữa trị bệnh loãng xương.
  • Trò chuyện với người già hàng ngày giúp họ ổn định về tâm lý và cảm xúc. Qua đó, bạn sẽ nhận biết sự thay đổi về tình hình bệnh của người bệnh.
  • Theo dõi sát sao để nắm bắt được hiệu quả chữa trị, nhằm có những can thiệp kịp thời giúp cải thiện về sức khỏe cho người già.

Trên đây, tôi đã chia sẻ những cách điều trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả. Với những thông tin này sẽ giúp mọi người biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Những Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Hiệu Quả

Tuổi tác càng cao khiến cho sức khỏe của mọi người ngày càng yếu đi. Việc mắc thêm căn bệnh loãng xương khiến họ gặp nhiều khó khăn cuộc sống. Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa loãng xương bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc áp dụng các biện pháp làm chậm tiến

Phần lớn mọi người mắc phải bệnh loãng xương do chế độ ăn uống không khoa học. Việc mất cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần ăn khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Trong đó, Canxi và Vitamin D đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe. Người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì? Nên bổ sung và hạn chế thực phẩm gì để cải thiện tình hình bệnh lý? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh loãng xương thiếu chất gì?

Khoáng chất là các chất dinh dưỡng quan trọng cơ thể duy trì các hoạt động một cách đảm bảo. Tình trạng thiếu hụt xảy ra khi cơ thể không hấp thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết.

Cơ thể con người đòi hỏi hàm lượng canxi và Vitamin D hoàn toàn khác nhau. Việc cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể tùy thuộc nhu cầu dinh dưỡng của từng người.

Người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì?
Người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì?

Sự thiếu hụt chất khoáng diễn ra chậm theo khoảng thời gian dài. Điều này xảy ra do nhiều vấn đề khác nhau. Vấn đề quan trọng mà ai cũng mắc phải đó là thiếu chất khoáng trong khẩu phần ăn. Vậy người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì?

Nguyên nhân bị loãng xương đó chính là do thiếu canxi và vitamin D. Đây là các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của xương. Tình trạng thiếu dinh dưỡng thường phát triển qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Hàm lượng dinh dưỡng giảm trong máu và các mô. Canxi và khoáng chất trong xương thấp
  • Giai đoạn 2: Dinh dưỡng giảm trong nội bào và ảnh hưởng đến cấu trúc sinh hoá.
  • Giai đoạn 3: Biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài cơ thể như gầy và nhẹ cân.

Thiếu hụt chất khoáng cần thiết khiến cho cơ thể gặp phải vấn đề về xương khớp. Tình trạng bệnh diễn ra thời gian dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Loãng Xương Là Gì?

Phân loại tình trạng thiếu chất khoáng gây bệnh loãng xương

Có 5 dạng thiếu chất khoáng chính bao gồm: canxi, sắt, magie, kali và kẽm. Đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự chắc khỏe của xương.

Thiếu canxi

Canxi là khoáng chất đóng vai trò cần thiết giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, khoáng chất này hỗ trợ chức năng cho nhiều bộ phận khác. Tình trạng thiếu canxi được biểu hiện rõ rệt trong thời gian ngắn. Biểu hiện rõ nét nhất chính là ngón tay tê, ngứa ran và nhịp tim bất thường.

Thiếu canxi gây nhiều vấn đề về cấu trúc của xương
Thiếu canxi gây nhiều vấn đề về cấu trúc của xương

Sự thiếu hụt trong thời gian dài dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương. Nếu không được điều trị, tình trạng bệnh diễn ra trong thời gian dài dẫn tới gãy xương ở người bệnh. Các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng thường do nhiều vấn đề khác nhau.

Thiếu sắt

Hơn một nửa lượng sắt trong cơ thể bạn nằm bên trong các tế bào hồng cầu. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin – một loại protein mang oxy đến các mô. Đây là yếu tố hình thành các protein và enzyme khác giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.

Bệnh loãng xương do thiếu hàm lượng sắt
Bệnh loãng xương do thiếu hàm lượng sắt

Khi thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Hơn thế nữa, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương. Các triệu chứng thiếu sắt khiến cho bạn mệt mỏi, đau xương và thay đổi tâm trạng.

Thiếu magie

Magie có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết và huyết áp. Không những vậy, khoáng chất này soát chức năng chuyển hóa năng lượng và sản xuất protein. Những yếu tố đều đóng vai trò tới cấu trúc của xương.

Khoảng 60% magie nằm trong hệ xương, gần 40% còn nằm trong các tế bào mô và cơ mềm. Người có sức khỏe thường thiếu khoáng chất magie trong cơ thể. Khi thiếu dưỡng chất này khiến cho bạn không thấy ngon miệng, buồn nôn và mệt mỏi.

Thiếu Kali

Kali là khoáng chất có chức năng như một chất điện phân. Yếu tố này đóng vai trò cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim và thần kinh. Đồng thời hỗ trợ cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Khi thiếu Kali dẫn tới tình trạng yếu cơ, táo bón và nhịp tim rối loạn.

Thiếu kẽm

Người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì? Chất dinh dưỡng này giúp tổng hợp DNA, protein và tăng cường hệ miễn dịch để làm lành vết thương. Tình trạng thiếu kẽm có thể gây mất cảm giác ngon miệng, giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và tăng trưởng chậm. 

Thiếu hụt kẽm khiến cho người bệnh dễ bị gãy xương
Thiếu hụt kẽm khiến cho người bệnh dễ bị gãy xương

Sự thiếu hụt kẽm nghiêm trọng gây ra tiêu chảy, rụng tóc và bất lực ở nam giới. Không những vậy, cấu trúc xương bị suy giảm mật độ. Khi đó, người bệnh dễ bị gãy xương do gặp phải chấn thương.

Những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương

Nhóm đối tượng có nguy cơ không hấp thụ đủ canxi, Vitamin D và protein hàng ngày dễ mắc phải bệnh loãng xương. Bạn cần nắm rõ để có phương pháp ngăn ngừa bệnh lý này.

  • Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải bệnh loãng xương. Nguyên nhân là do trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Điều này làm cho cơ thể thường xuyên thiếu hụt vitamin và những khoáng chất cần thiết.
  • Người lớn tuổi không còn duy trì sự khỏe mạnh ở các bộ phận do quá trình lão hóa.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.Qua đó, cơ thể khó để hấp thụ dưỡng chất hỗ trợ cho quá trình tái tạo xương.
  • Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai là rất lớn. Phần lớn dưỡng chất đều dành để nuôi thai nhi. Tình trạng thiếu khoáng chất quan trọng thường xuyên xảy ra.
  • Những người ăn chay thường xuyên bị thiếu canxi, Vitamin D và protein. Thiếu hụt khoáng chất cần thiết khiến cho cơ thể mệt mỏi, trí não và dễ mắc bệnh loãng xương.
  • Hầu hết mọi người có khẩu phần ăn chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy dưỡng chất dễ mắc bệnh về xương khớp.
  • Một số loại thuốc có chứa digoxin khiến cho bạn chán ăn. Làm dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và hệ tiêu hoá không ổn định. Do đó, hàm lượng canxi hấp thụ suy giảm không đủ cho quá trình tái tạo xương.

Người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì? Nên ăn gì?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển về hệ xương. Để xương chắc khỏe, chúng ta cần cung cấp đầy đủ khoáng chất.

Xương ống động vật

Xương ống là thực phẩm rất tốt cho xương. Trong đó, tủy sống có chứa hàm lượng lớn canxi, vitamin A và chất béo. Những chất dinh dưỡng đóng vai trò rất tốt cho hệ xương.

Bên cạnh đó, thực phẩm này có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Khi sử dụng thực phẩm này giúp đẩy lùi tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.

Xương ống động vật rất tốt cho người loãng xương
Xương ống động vật rất tốt cho người loãng xương

Đối với người bệnh loãng xương thiếu chất gì? Nên ăn gì? Xương ống động vật sẽ giúp cho hệ thống xương khỏe mạnh. Bởi hàm lượng glucosamine ở dạng tự nhiên giúp xoa dịu các cơn đau khớp hiệu quả.

Trong xương động vật rất giàu canxi và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Đây là giải pháp giúp tổng hợp khoáng chất rất tốt cho hệ cơ và xương. Đồng thời hạn chế nguy cơ bị loãng xương.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Rau, củ và quả có màu xanh đậm

Nên sử dụng thực phẩm gì để cải thiện bệnh loãng xương? Các loại rau củ quả có màu xanh đậm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. 

Những loại rau này chứa nhiều vitamin, protein… ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K giúp tăng cường mật độ tế bào trong xương.

Hải sản cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng cho xương

Hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thực phẩm này giúp tăng cường, nuôi dưỡng các xương khớp. Hàm lượng canxi và nhiều vi lượng trong hải sản rất tốt cho cấu trúc của xương.

Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào

Sữa và các chế phẩm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong sữa có chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết rất tốt cho xương. Đối với người bị loãng xương, sữa bột Ensure được ưu tiên sử dụng. Protein và chất béo có trong sữa là một dạng acid amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao
Là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao

Các loại chất khoáng khác trong sữa giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%, rất hiệu quả cho người bị loãng xương.

>>> Xem thêm: Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất

Dùng thực phẩm bổ sung để giúp cải thiện loãng xương

Mọi người có thể sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp hoặc khoáng chất cho xương. Thực phẩm này có thể được sử dụng riêng biệt hay kết hợp mang lại sự hiệu quả cao cho việc cải thiện bệnh loãng xương.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi người bị bệnh loãng xương thiếu chất gì? và cách cải thiện căn bệnh này. Với những thông tin mà tôi vừa chia sẻ sẽ giúp mọi người nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình của mình.

Người Bị Bệnh Loãng Xương Thiếu Chất Gì?

Phần lớn mọi người mắc phải bệnh loãng xương do chế độ ăn uống không khoa học. Việc mất cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần ăn khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Trong đó, Canxi và Vitamin D đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe. Người bị bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Hiện nay, chưa  có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh lý này. Loãng xương diễn biến một cách âm thầm. Do vậy rất khó kiểm soát để đưa ra biện pháp điều trị. Càng để lâu, biến chứng của bệnh càng nguy hiểm. Bệnh loãng xương có chữa được không? Đây là thắc mắc chung của hầu hết mọi người khi mắc phải.

Tìm hiểu bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa ở cấu trúc xương. Biểu hiện đó được thể hiện qua mật độ khoáng chất trong xương. Kèm theo đó là những tổn thương liên quan tới cấu trúc xương. Đây là nguyên nhân khiến cho xương không duy trì được chắc chắn và dẻo dai. Vì vậy, người bị bệnh dễ bị gãy xương với những chấn thương nhẹ.

Bệnh loãng xương có chữa được không? Biện pháp chữa trị ra sao?
Bệnh loãng xương có chữa được không? Biện pháp chữa trị ra sao?

Phần lớn người bị bệnh loãng xương do ảnh hưởng tuổi tác hay mắc phải những bệnh mãn tính. Yếu tố khác mà chúng ta không thể bỏ qua là do việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần Corticoid. Việc sử dụng thuốc điều trị đó trong thời gian dài gây ức chế tới việc chuyển hóa và hấp thụ canxi.

Người mắc bệnh loãng xương thường không biểu hiện rõ ràng. Bệnh lý này diễn ra một cách âm thầm nên rất khó nhận biết để điều trị. Thời gian đầu, bản thân người bệnh cảm thấy đau mỏi người nhất ở các vị trí xương khớp. Về sau, dấu hiệu dần thể hiện ra với sự cong vẹo của cột sống và chiều cao giảm.

Biến chứng của bệnh loãng xương vô cùng nguy hiểm. Người bị bệnh thường đau mỏi về tay chân và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác. Trường hợp nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

>>> Xem thêm: Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất

Nguyên nhân gây ra loãng xương

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh loãng xương, dưới đây là một số nguyên nhân mà mọi người nên biết:

  • Yếu tố di truyền có mối quan hệ mật thiết ở người mắc bệnh loãng xương. Trong gia đình có thành viên mắc bệnh này, chắc chắn con sẽ bị ảnh hưởng do gen di truyền. Do vậy, mọi người cần chú ý để phát hiện ra bệnh sớm để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng cũng là 1 trong những tác nhân gây ra vấn đề loãng xương. Sự thiếu hụt các khoáng chất quan trọng khiến cho cấu trúc bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, xương bị biến đổi không còn đảm bảo sự chắc chắn.
  • Sinh hoạt không khoa học cũng gây ảnh hưởng tới xương. Việc lười vận động và rèn luyện thể thao khiến cho các khớp xương kém linh hoạt. Hơn thế nữa, việc lạm dụng đồ uống có cồn và chất kích thước ảnh hưởng tới xương. Những hợp chất như Nicotin, Cortisol đẩy mạnh quá trình hủy xương và gây mất cân bằng hormone.
  • Ở nữ giới, việc mất cân bằng estrogen khiến họ gặp những vấn đề tới xương khớp. Đó là lý do vì sao mà phụ nữ thường mắc bệnh loãng xương cao hơn so với đàn ông.
  • Những vấn đề khác cũng khiến cho mọi người mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có gây ra nguy hiểm?

Có thể nói, bệnh loãng xương gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Loãng xương gây ra các biến chứng như nứt xương, gãy xương, xẹp cột sống…

Biến dạng cột sống khiến cho người bệnh bị còng lưng và giảm chiều cao. Nếu như cong vẹo cột sống ở phần ngực khiến cho mọi người gặp vấn đề về hô hấp. Do ảnh hưởng tới lồng ngực và phổi, người mắc bệnh cảm thấy khó thở.

Loãng xương gây cong vẹo cột sống ở người
Loãng xương gây cong vẹo cột sống ở người

Loãng xương khiến cho xương yếu làm giảm khả năng vận động của mọi người. Khi bị hành hạ bởi những cơn đau, người bệnh có xu hướng thích nằm. Do việc nằm lâu khiến cho xương khớp không có sự vận động. Cho nên, bệnh loãng xương diễn ra thêm nghiêm trọng.

Gãy xương, nứt xương là 1 biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà bệnh loãng xương gây ra. Phần lớn người bị bệnh thường bị gãy xương ở nhiều vị trí khác nhau. Hậu quả của việc gãy xương khá nặng nề. Bệnh lý làm cho người tử vong chiếm 20%. 50% là bị dị tật vĩnh viễn gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

Trường hợp, người bệnh bị gãy xương hông phải chịu hậu quả nặng nề hơn. 30% bệnh nhân bị gãy xương hông phải điều trị thời gian dài. Mọi hoạt động của bạn gần như phụ thuộc vào người khác. Đối với người bị gãy đốt sống cổ, hậu quả để lại là dị tật vĩnh viễn với con đau dai dẳng kéo dài.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Theo đánh giá của chuyên gia, loãng xương là bệnh mãn tính có liên quan tới tuổi tác. Bệnh lý này diễn biến phức tạp gây ra nhiều biến chứng và rất khó kiểm soát. Việc phát hiện bệnh sớm để áp dụng những biện pháp để can thiệp làm giảm nhẹ tình trạng của bệnh.

Quá trình điều trị bệnh loãng xương diễn ra trong thời gian dài và liên tục. Hơn thế nữa, người bệnh phải thường xuyên thăm khám để kiểm tra mật độ của xương. Để từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương có chữa được không?

Tất nhiên, chi phí cho việc điều trị bệnh loãng xương rất tốn kém. Điều đó ảnh hưởng phần nào tới tâm lý của người bệnh. Có nhiều trường hợp không thể theo được liệu trình của phác đồ điều trị. Cho nên việc phòng ngừa bệnh loãng xương vô cùng cần thiết.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh loãng xương. Với những người có nguy cơ mắc bệnh, mọi người phải thường xuyên thăm khám để phát hiện ra bệnh sớm. Điều đó giúp cho bạn sớm cải thiện bệnh tình và giảm thiểu chi phí chữa trị.

Những phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả

Bệnh loãng xương có chữa được không?. Có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện tình hình sức khỏe. Mọi người phải kiên trì thực hiện để giảm thiểu những biến chứng do loãng xương gây ra. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp người bị bệnh loãng xương ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc để giảm cơn đau. Thông thường những thuốc được khuyên dùng là Paracetamol. Những thành phần trong thuốc có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau, giúp mọi người dễ dàng vận động.

Với những trường hợp nặng hơn, thuốc Calcitonin sẽ được dùng để điều trị. Tác dụng của loại thuốc giúp loại bỏ các cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, những thành phần có trong thuốc giúp tăng cường việc chuyển hóa khoáng chất cho cơ thể. Không những vậy, thuốc Calcitonin còn ngăn chặn quá trình hủy xương.

Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện bệnh loãng xương
Sử dụng một số loại thuốc để cải thiện bệnh loãng xương

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ có thể sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần Bisphosphonate. Đây là một những thực phẩm điều trị loãng xương tốt nhất hiện nay. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa quá trình tiêu xương và thúc đẩy việc tái tạo.

Khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tránh những loại thuốc có chứa thành phần Corticosteroids và các thuốc giảm viêm khác. Các loại thuốc này khiến cho tình trạng loãng xương thêm trầm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Để kiểm soát tình hình bệnh loãng xương, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt của mình.

  • Mọi người nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, người bị bệnh không nên hoạt động quá sức. Điều này tránh gây áp lực lên xương không bị tổn thương.
  • Không sử dụng các chất kích thích. Khi bạn hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra Calcitonin. Hormone này giúp cho xương chắc khỏe.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Bởi trong rượu có nhiều thành phần gây hại tới cấu trúc của xương.
  • Ngủ đúng giấc cũng biện pháp cải thiện sức khỏe và giúp quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh. 
  • Hình thành và duy trì thói quen tắm nắng vào buổi sáng. Đây là cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ được Vitamin D. Khoáng chất có vai trò quan trọng cho việc chuyển hóa canxi tăng sự chắc chắn cho cấu trúc xương.
  • Tập thể dục giúp các khớp xương hoạt động một cách linh hoạt giảm thiểu những biến chứng mà loãng xương gây ra.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung sung canxi và vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn. Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng khác trong cơ thể.

Bệnh loãng xương có chữa được không? được mọi người đặc biệt quan tâm. Có những nguyên nhân chúng ta có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân mà chúng ta không thể kiểm soát. Vì vậy, mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và có phương pháp điều trị loãng xương phù hợp.

[Hỏi Đáp] Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không?

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Hiện nay, chưa  có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh lý này. Loãng xương diễn biến một cách âm thầm. Do vậy rất khó kiểm soát để đưa ra biện pháp điều trị. Càng để lâu, biến chứng của bệnh càng nguy

Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương hiện nay có xu hướng ngày tăng cao. Hầu hết mọi người không có chế độ dinh dưỡng tốt và chăm sóc sức khỏe sai cách. Việc áp dụng các biện pháp rất cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Cách thực hiện dễ dàng và đơn giản đối với người bệnh. Điều đó phụ thuộc vào vào thói quen sinh hoạt, rèn luyện và chế độ dinh dưỡng. Bài viết sau cung cấp những biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả nhất giúp bạn rõ hơn.

Khái quát về bệnh loãng xương

Loãng xương khiến cho xương trở nên yếu đi. Khi đó, cấu trúc xương ở người bị bệnh trở nên mỏng manh và dễ gãy. Do xương bị mất khoáng chất cần thiết nhưng không được bổ sung.

Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh lý diễn ra trong thời gian dài với tốc độ chậm. Loãng xương không có triệu chứng rõ rệt. Thông thường người bị bệnh phát hiện ra khi gặp phải tổn thương về xương. Một số chấn thương phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải:

  • Gãy xương ở cánh tay và cổ tay.
  • Xẹp đốt sống.
  • Gãy cổ xương đùi.

Ngoài việc gãy xương ở tay chân, mọi người có thể gặp bệnh lý này khi có vấn đề tại các vị trí khác trên cơ thể. Có nhiều trường hợp gãy xương sườn chỉ sau một lần hắt hơi.

Bên cạnh đó, bệnh loãng xương còn biểu hiện rõ rệt ở tư thế cúi về phía trước. Do bị xẹp cột sống, việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể trở nên khó khăn hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Loãng Xương Là Gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Khác với căn bệnh khác, loãng xương diễn ra một cách thầm lặng. Đây là kẻ thù số 1 làm suy giảm khối lượng xương trong cơ thể. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ làm loãng xương như:

  • Ít vận động và tập thể dục.
  • Nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao do chế độ ăn thiếu canxi hoặc vitamin D.
  • Lạm dụng các chất kích thích.
  • Nạp vào người những đồ uống có cồn hay cafein làm giảm khả năng tạo xương của cơ thể.
  • Dùng thuốc steroid trong thời gian dài. Thành phần này trong các loại thuốc gây mất cân bằng việc tái tạo và hủy xương.
Những tác nhân gây ra loãng xương
Những tác nhân gây ra loãng xương

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ sẽ phải đối mặt việc mắc bệnh loãng xương cao hơn. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị bệnh mãn tính.
  • Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể kém do gặp những bệnh về hệ tiêu hóa.

Lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày ra sao?

Chúng ta cần phải phòng chống và ngăn ngừa bệnh loãng xương ngày từ nhỏ. Ở mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoàn toàn khác nhau. 

  • Trẻ nhỏ cần phải đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D để phòng chống còi xương trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Giai đoạn phát triển, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn đảm bảo để bộ xương phát triển tốt.
  • Độ tuổi 25-30, đây là thời điểm cơ thể con người đạt tới đỉnh cao của mật độ xương.
  • Mật độ xương sẽ giảm xuống sau 55 tuổi.

Những người khi còn trẻ có mật độ xương thấp dễ bị loãng xương khi về già. Người có thể trạng gầy yếu hay nhỏ bé cũng có nguy cơ bị bệnh loãng xương. Hiện nay, chưa có biện pháp hay thuốc đặc trị căn bệnh này.

Lượng canxi cần thiết của mỗi người hoàn toàn khác nhau
Lượng canxi cần thiết của mỗi người hoàn toàn khác nhau

Chúng ta có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh lý bằng nhiều giải pháp. Để giảm nhẹ mức độ loãng xương, mọi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Không những vậy, người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm cải thiện cho xương theo chỉ định của bác sĩ.

Lượng canxi cung cấp của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Trung bình người trưởng thành cần hấp thụ 1.000mg canxi, 400 – 800 đơn vị vitamin D và nhiều khoáng chất khác.

  • Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 – 700 mg canxi/ngày.
  • Phụ nữ có thai cần hơn 1200 mg canxi/ ngày.
  • Người già trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi/ ngày.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Những biện pháp phòng ngừa loãng xương tốt nhất hiện nay

Những yếu tố không thể thay đổi, bạn có thể phòng ngừa loãng xương bằng những giải pháp sau:

Tập thể dục, thể thao

Rèn luyện thể thao tăng cường cải thiện mật độ xương. Điều đó mang lại sự cân bằng cho cơ thể và hạn chế chấn thương. Mọi người có thể tham khảo những bài tập bởi các chuyên gia hàng đầu. Trong khi tập luyện thể dục phòng tránh loãng xương, bạn cần chú ý:

  • Lựa chọn các môn thể thao rèn luyện các khớp xương thêm dẻo dai, linh hoạt.
  • Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho xương. Đây là biện pháp giúp phát triển và duy trì sức mạnh cơ bắp.
  • Mọi người hạn chế những chấn thương ảnh hưởng tới xương.

Khi tiến hành tập luyện, bạn cần chú ý tới cường độ tập luyện và cách thực hiện. Có thể thấy nhiều người tập luyện với cường độ cao quá sức chịu đựng của cơ thể. Hay đó là chị em thường nhịn ăn để giảm cân. Những điều này đều ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

Thực đơn giàu canxi và Vitamin D

Nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra với tốc độ nhanh. Trái ngược lại, việc tái tạo xương lại diễn ra chậm gây mất cân bằng. Đó là nguyên nhân khiến cho tình trạng loãng xương diễn biến nghiêm trọng hơn. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày vô cùng cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu và Canxi mọi người cần chú ý:

  • Sử dụng thực phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa
  • Lựa chọn các loại nước trái cây hay thực phẩm tăng cường canxi.
  • Cập nhật hải sản vào trong thực đơn hàng ngày.
  • Lựa chọn rau xanh, trái cây mọng và có múi…

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và nước ngọt có ga

Việc sử dụng thường xuyên đồ uống có cồn hay cafein đều làm tăng nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng làm rối loạn hormone Estrogen trong cơ thể.

Đồ uống có cồn và ga là kẻ thủ đối với xương khớp
Đồ uống có cồn và ga là kẻ thủ đối với xương khớp

Nước ngọt là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh loãng xương. Đồ uống này có chứa hàm lượng photpho lớn ngăn cản hấp thụ Canxi vào trong cơ thể. Vì vậy, mọi người nên lựa chọn nước trái cây giàu canxi hay Vitamin C để cải thiện hệ xương.

>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Thăm khám định kỳ để ngăn ngừa loãng xương

Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện ra bệnh sớm. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là hấp thụ tia X và chụp X-quang.

Nhưng phương pháp này không phù hợp với từng nhóm đối tượng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn để đưa ra cách thức hợp lý. Ngoài việc thay đổi sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh.

Duy trì cân nặng cơ thể

Cân nặng cũng là yếu tố quan trọng để nhận biết bạn có bị bệnh loãng xương hay không. Việc thiếu cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì khối lượng cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương
Duy trì khối lượng cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở cánh tay và cổ tay. Cho nên, mọi người cần duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng giúp xương thêm chắc khỏe

Phơi nắng vào buổi sáng là một trong những cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Đây là giải thích để kích thích vitamin D dưới da phát triển hình thành cơ chế bảo vệ cấu trúc xương.

Bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, các tiền vitamin D3 được chuyển hóa thành vitamin D3. Sau đó, khoáng chất này được hấp thu trực tiếp vào mạch máu.

Thời điểm tốt nhất để mọi người tắm nắng diễn ra từ 6 – 9 giờ sáng. Bạn chỉ cần phơi nắng 15 phút mỗi ngày là được.

Trên đây là tổng hợp những biện pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả nhất mà tôi bật mí cho mọi người. Những giải pháp này cần thực hiện ngay từ đầu để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Những Biện Pháp Phòng Ngừa Loãng Xương Hiệu Quả Nhất

Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương hiện nay có xu hướng ngày tăng cao. Hầu hết mọi người không có chế độ dinh dưỡng tốt và chăm sóc sức khỏe sai cách. Việc áp dụng các biện pháp rất cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Cách thực hiện dễ dàng

Hầu hết chúng ta thường nghĩ người lớn tuổi là đối tượng dễ bị bệnh loãng xương. Nhưng mọi người không biết rằng bệnh lý này diễn ra ở cả trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho con nhỏ bị loãng xương. Bậc cha mẹ cần phải chú ý những triệu chứng loãng xương ở trẻ em nên biết để điều trị sớm giúp cải thiện sức khỏe.

Loãng xương diễn ra ở mọi đối tượng

Bệnh loãng xương là biểu hiện của tình trạng mật độ xương bị giảm. Khi đó hệ xương bị xốp và giòn rất tới việc rất dễ tổn thương. Chúng ta có thể nhận biết nguyên nhân vì sao dẫn tới bệnh lý đó. Khi cơ thể không hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết dẫn tới sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.

Loãng xương diễn ra ở mọi đối tượng
Loãng xương diễn ra ở mọi đối tượng

So với những nhóm người khác, bệnh loãng xương ở trẻ em biểu hiện rõ hơn. Các vấn đề của bệnh lý này thường diễn ra ở cột sống và chân tay. Các khớp xương bị yếu khiến cho trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc đi lại. Con nhỏ bị bệnh này thường có khối lượng xương nhẹ hơn so với người bình thường.

Tất nhiên, khi mất đi lượng xương nhất định sẽ khiến cho trẻ em dễ bị gãy xương. Nếu không sớm điều trị, biến chứng của bệnh làm cho nhóm đối tượng này bị cong vẹo cột sống và giảm chiều cao.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Mà Bạn Cần Biết

Nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ em

Loãng xương sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ. Phát hiện sớm bệnh lý này giúp cho việc điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Sau đây, tôi sẽ chỉ ra cho mọi người biết những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở con nhỏ.

Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết

Trẻ nhỏ có thể chất kém do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Hầu hết cha mẹ thường chiều theo ý muốn của con em mình. Những thực phẩm được sử dụng chứa ít khoáng chất quan trọng. Thậm chí những thức ăn hay đồ uống đó còn gây hại tới sự phát triển của xương.

Thiếu khoáng chất quan trọng dễ mắc bệnh về xương cao
Thiếu khoáng chất quan trọng dễ mắc bệnh về xương cao

Thực đơn ăn hàng ngày của trẻ thiếu canxi và Vitamin D là nguyên nhân gây bệnh loãng xương. Việc mất cân bằng các chất dinh dưỡng quan trọng, cơ thể không hấp thụ được lượng canxi cần thiết.

Lười vận động

Hoạt động thể chất góp phần quan trọng cho việc phát triển hệ xương. Khi hoạt động ngoài trời, cơ thể có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là giải pháp giúp cho trẻ con hấp thụ Vitamin D tự nhiên. Khoáng chất này là cơ chế giúp chuyển hóa và hấp thụ canxi.

Trẻ lười vận động khiến các khớp xương kém linh hoạt
Trẻ lười vận động khiến các khớp xương kém linh hoạt

Khi trẻ em lười vận động ngoài trời, các khớp thiếu sự linh hoạt. Đây là các triệu chứng loãng xương diễn ra nhanh ở trẻ. Vì vậy, cơ thể rất khó hấp thụ những khoáng chất cần thiết tốt cho cấu trúc của xương. Hơn thế nữa, cơ thể của trẻ bị bệnh thường có sức đề kháng yếu. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh.

>>> Tham khảo bài viết: Dấu Hiệu Loãng Xương Sau Sinh Và Biện Pháp Phòng Tránh

Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa

Trẻ bị những bệnh về hệ tiêu hóa khiến cho khả năng hấp thụ các khoáng chất quan trọng diễn ra kém. Khi đó, hệ xương của con nhỏ không được bổ sung canxi hay các protein cần thiết.

Điều này do ảnh hưởng của chế độ ăn hay di truyền. Khi thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày không mang lại sự hiệu quả nên đưa trẻ đi khám.

Do ảnh hưởng di truyền

Đây chính là yếu tố chiếm tới 70% mà bệnh loãng xương diễn ra ở trẻ nhỏ. Sự bất thường trong gen di truyền gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển xương. Khi ở trong gia đình có người bị bệnh này, cần lưu ý theo dõi và kiểm tra ở trẻ để phát hiện bệnh sớm.

Các nguyên nhân khác

Việc mắc phải bệnh mãn tính khác cũng dẫn đến tình trạng hấp thụ Canxi kém. Trường hợp trẻ bị viêm xương phải nằm lâu ngày cũng dẫn tới tình trạng loãng xương.

Cong vẹo cột sống là dấu hiệu loãng xương ở trẻ nhỏ
Cong vẹo cột sống là dấu hiệu loãng xương ở trẻ nhỏ

So với người lớn tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương của trẻ diễn ra phức tạp hơn. Vì vậy, mọi người cần phải để ý để sớm phát hiện ra bệnh sớm ở con em mình.

Các triệu chứng loãng xương ở trẻ em

Bệnh loãng xương ở trẻ nhỏ không có biểu hiện rõ ràng hoặc gây đau ở các khớp. Khi thấy con mình quấy khóc và kêu đau ở các vị trí nào trên cơ thể nên đưa đi khám ngay lập tức.

Trẻ nhỏ dễ bị gãy xương với những hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Điều này do mật độ trong xương giảm. Cấu trúc bị biến đổi đáng kể do không được cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng.

Bệnh loãng xương ở trẻ em rất khó nhận biết
Bệnh loãng xương ở trẻ em rất khó nhận biết

Thường thường trẻ sẽ trải qua những cơn đau dần dần. Triệu chứng này chủ yếu diễn ra ở phần dưới cơ thể. Trong đó, con nhỏ trải qua những cơn đau ở hông và chân.

Không những vậy, có nhiều trường hợp trẻ gặp cơn đau ở cột sống. Cơn đau này diễn ra do trẻ hoạt động quá sức. Giai đoạn đầu mới xẹp cột sống, trẻ sẽ trải thấy đau đớn. Cũng có trường hợp bị xẹp cột sống nhưng không gây ra biểu hiện gì ở trẻ nhỏ.

>>> Tham khảo thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Điều trị bệnh loãng xương của trẻ

Khác với người lớn tuổi, xương của trẻ em là cấu trúc động. Trong quá trình trưởng thành, cấu trúc xương sẽ tăng dần lên và tự phục hồi loãng xương. Tùy thuộc vào tình hình bệnh lý, mà các giải pháp được áp dụng phù hợp với từng giai đoạn.

Nguyên tắc điều trị bệnh loãng xương

Khi tiến hành điều trị loãng xương ở trẻ nhỏ, mọi người cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Trẻ có một chế độ tập luyện thể dục – thể thao và cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp theo tình trạng và lứa tuổi.
  • Căn cứ vào tình trạng thiếu canxi và vitamin D ở trẻ mà bổ sung sao cho phù hợp
  • Xác định được nguyên nhân gây loãng xương trẻ, ta áp dụng giải pháp điều trị phù hợp
  • Để ngăn ngừa quá trình hủy xương ở trẻ em, chúng ta có thể sử dụng thuốc chứa bisphosphonate.

Chế độ dùng thuốc để can thiệp bệnh

Theo lời khuyên của bác sĩ, việc sử dụng các loại thuốc chứa hàm lượng canxi là việc cần thiết khi điều trị bệnh.

  • Trẻ 0 – 6 tháng: 210 mg/ ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tháng: 270 mg/ ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 500 mg/ ngày.
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: 800 mg/ ngày.
  • Trẻ 9 – 15 tuổi: 1300 mg/ ngày.

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần bổ sung thêm Vitamin D cho trẻ theo đúng liều lượng chỉ định. Khối lượng cần thiết cho cơ thể con nhỏ hàng ngày là 400 UI/ ngày.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh loãng xương là điều vô cùng cần thiết. Bởi căn bệnh này gây ra ở mọi đối tượng. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là giải pháp cụ thể để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

  • Thường xuyên tắm nắng với khoảng 30 phút giờ nắng trực tiếp mỗi ngày vào mỗi buổi sáng.
  • Tăng cường ăn thức ăn giàu Vitamin D và canxi ngay từ khi mang thai, cho con bú hay trẻ lớn hơn đã có thể tự ăn uống.
  • Phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai và sinh con.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Đây là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi và vitamin D cho trẻ sơ sinh.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi chỉ 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển nên hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Nên chọn thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D khi cho trẻ ăn dặm.
  • Cha mẹ nên kiểm soát cân nặng của trẻ nhỏ. Bởi bệnh béo phì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương không chỉ diễn ra ở người lớn, tình trạng này còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng loãng xương ở trẻ em nên biết để phát hiện sớm và chữa trị. Những thông tin mà tôi cung cấp qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.

Các Triệu Chứng Loãng Xương Ở Trẻ Em Nên Biết

Hầu hết chúng ta thường nghĩ người lớn tuổi là đối tượng dễ bị bệnh loãng xương. Nhưng mọi người không biết rằng bệnh lý này diễn ra ở cả trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho con nhỏ bị loãng xương. Bậc cha mẹ cần phải chú ý những triệu chứng loãng

Quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng ở người cao tuổi. Tiến trình đó diễn ra ở mọi bộ phận trên cơ thể. Trong đó, xương của người lớn tuổi bị mềm xốp dễ gãy. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già mà bạn cần biết nhé!

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi ra sao?

Bệnh loãng xương diễn ra ở người lớn là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tình trạng bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Loãng xương thường diễn ra âm thầm và kéo dài trong nhiều năm liền. Đây là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau, thoái hóa ở người gia. Bệnh lý này làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi.

Tình trạng loãng xương ở mỗi người diễn ra với mức độ khác nhau
Tình trạng loãng xương ở mỗi người diễn ra với mức độ khác nhau

Khi bệnh mới diễn ra, mọi người rất khó nhận biết vì không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh chuyển biến nặng, mật độ canxi trong xương của người cao tuổi bị suy giảm nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già

Biểu hiện của bệnh loãng xương được thể hiện rõ với sự suy giảm trọng lượng và số lượng của hệ xương. Điều này ảnh hưởng tới lượng khoáng chất hấp thụ vào xương.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người già
Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người già

Dẫn tới mất cân bằng trong quá trình tạo xương và hủy xương. Chúng ta có thể hiểu quá trình tạo xương suy giảm. Ngược lại, tiến trình hủy xương vẫn diễn ra bình thường.

Do tác động trực tiếp của quá trình lão hóa

Theo sự thay đổi của thời gian, hệ xương của người lớn tuổi ngày càng mỏng đi. Điều đó cho thấy hàm lượng canxi có trong xương bị suy giảm đáng kể. Hơn thế nữa, lượng hormone sản sinh ở người già sản sinh ra ít hơn. Quá trình lão hóa ảnh hưởng rất tới việc hấp thụ canxi vào cơ thể. Đây chính là nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương.

Ít vận động là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Do ảnh hưởng của tuổi tác, người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc vận động. Việc nằm một chỗ lâu ngày khiến cho xương khớp trở nên yếu đi.

Ít vận động khiến cho mọi người gặp vấn đề về xương khớp
Ít vận động khiến cho mọi người gặp vấn đề về xương khớp

Đây chính là vấn đề gián tiếp gây ra bệnh loãng xương cho người già. Không những vậy, việc ít vận động còn tác động tới quá trình thoái hóa khớp.

Lười hoạt động ngoài trời

Việc đau xương khớp khiến cho người già ngại đi lại và hoạt động. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến mọi người không hấp thụ được Vitamin D. Cơ thể thiếu khoáng chất đó làm cho việc chuyển khóa canxi kém. Điều này dẫn tới người già bị thiếu canxi và mắc bệnh loãng xương.

>>> Tham khảo bài viết: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Tuổi tác tăng cao, hệ tiêu hóa của người già tiêu hóa kém. Khi đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của mọi người suy giảm. Khẩu phần ăn hàng ngày không khoa học và mất cân bằng. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra loãng xương ở người lớn tuổi.

Thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra bệnh loãng xương
Thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra bệnh loãng xương

Hơn thế nữa, người cao tuổi thường ăn uống không đúng giờ giấc. Thậm chí, họ thường sử dụng những thực phẩm thiếu khoáng chất. Việc lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn cũng khiến cho bệnh tình diễn ra nặng hơn.

Dùng thuốc có chứa steroid

Việc sử dụng liên tục các loại thuốc có chứa Steroid làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người gia. Thành phần đó ức chế việc hấp thụ canxi cho cơ thể và dẫn tới việc loãng xương.

Lối sống kém lành mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Người già thường sinh hoạt không đúng giờ giấc so với những lứa tuổi khác. Thông thường nhóm tuổi này thường ăn uống nhiều bữa và ngủ nghỉ không có thời gian nhất định. Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo điều kiện bệnh lý này phát triển.

Lạm dụng chất kích thích ảnh hưởng tới cấu trúc xương
Lạm dụng chất kích thích ảnh hưởng tới cấu trúc xương

Việc mất ngủ triền miên khiến cho người cao tuổi gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Điều này càng làm cho bệnh loãng xương diễn biến theo chiều hướng nặng hơn. Bệnh tình này tác động tới hệ thần kinh của người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ thay đổi tính tình và hay cáu gắt.

Triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương là một bệnh mãn tính diễn ra trong thời gian dài. Bệnh lý này diễn ra một cách âm thầm. Giai đoạn đầu, người bị bệnh không có biểu hiện cụ thể. Dấu hiệu rõ rệt mà mọi người cảm nhận được là mệt mỏi, ăn uống kém…

Giai đoạn về sau,sự thiếu hụt chất canxi càng tăng khiến cho bệnh tiến triển nặng. Khi đó các triệu chứng của bệnh bộc lộ ngày càng rõ hơn. Đau nhức xương mà người già thường gặp là đau lưng, tay chân. Các đơn này diễn ra nhiều về ban đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người. Bên cạnh đó, người bị bệnh còn có triệu chứng khác là bị chuột rút.

Việc phát hiện muộn hay phương pháp điều trị không đúng gây ảnh hưởng nặng nề tới cấu trúc của xương. Khi xuất hiện các dấu hiệu, người lớn tuổi cần đi khám ngay để có giải pháp điều trị phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Loãng Xương Sau Sinh Và Biện Pháp Phòng Tránh

Biện pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, có 2 phương pháp chính giúp chẩn đoán chính xác bệnh loãng xương.

Kiểm tra mức độ loãng xương ở người già

Đo mật độ xương là biện pháp để kiểm tra mức độ canxi đang có trong cơ thể. Giải pháp này thường được sử dụng tia X hay hấp thụ tia X để xác định. Thủ thuật này được sử dụng đối với người cao tuổi gặp phải vấn đề về sức khỏe:

  • Giảm ≥ 3cm chiều cao.
  • Cân nặng dưới 40kg hoặc sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên do trong thời gian gần đây.
  • Thiếu hụt estrogen ở nữ hoặc thiếu hụt androgen ở nam.
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân từng bị gãy xương sau một chấn thương nhẹ
  • Đã hoặc đang dùng corticoid liên tục trong 3 tháng.
  • Sử dụng chất kích thích với hàm lượng mỗi ngày.

Chụp X-quang

Thông qua ảnh chụp của máy X-quang, bác sĩ có thể nhận thấy mức độ loãng xương của người bệnh. Xương bị loãng sẽ màu tối hơn so với những khu vực khác. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đánh giá người bệnh đang mắc phải bệnh ở tình trạng như thế nào.

Chụp X-quang để kiểm tra mức độ loãng xương
Chụp X-quang để kiểm tra mức độ loãng xương

Đây là giải pháp thường được sử dụng nhiều tại bệnh viện và cơ sở điều trị. Hình ảnh chụp xong phản ánh rõ ràng về tình trạng loãng xương. Hơn thế nữa, việc sử dụng máy X-quang dễ dàng và nhanh chóng không mất quá nhiều thời gian.

Các xét nghiệm khác

Ngoài 2 biện pháp chính trên, chúng ta có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để phát hiện bệnh loãng xương:

  • Kiểm tra nồng độ magie, canxi và photpho trong máu.
  • Nồng độ 25OH vitamin D3 để kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể.
  • Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan.
  • Nồng độ intact PTH.
  • Đo testosterone huyết thanh ở nam giới.
  • Định lượng canxi và creatinin trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương cho người cao tuổi

Quá trình điều trị được tiến hành trong thời gian từ 3 – 5 năm. Dựa vào đánh giá tổng quan, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp với từng giai đoạn. Bên cạnh đó, người bệnh cần cải thiện khẩu phần ăn và kết hợp rèn luyện thể thao. Một số phương pháp được áp dụng để giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng loãng xương hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Với phương pháp trị liệu, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, người bị bệnh loãng xương cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Mọi người cần lựa chọn thực phẩm chức năng cung cấp khoáng chất giúp xương chắc khỏe.

Giải pháp này giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động, làm giảm nguy cơ chấn thương. Với người áp dụng biện pháp sẽ có hiệu quả tốt hơn so với đối tượng khác.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người bệnh

Chế độ ăn uống giàu canxi góp phần bảo vệ và cải thiện bộ khung xương. Vì vậy, người cao tuổi nên sử dụng sữa hàng ngày. Không những vậy, mọi người tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa nhiều chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Tuy nhiên, mọi người cần thay đổi khẩu phần ăn để tránh mang tới cảm giác nhàm chán. Không những vậy, người già thường ăn nhiều bữa trong ngày. Cho nên, người thân trong gia đình cần cân đối thực phẩm cho từng thời điểm. Đây là việc làm rất cần thiết cho việc điều trị bệnh lý này.

Sử dụng thuốc bổ sung cho hệ xương

Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc cần thiết cho người bệnh. Đây là giải pháp cuối cùng khi những biện pháp không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, người bị bệnh lý này hạn chế lạm dụng thuốc để tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Thuốc Bisphosphonate được sử dụng nhiều để tăng mật độ xương. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hủy xương và tái tạo xương.

Loại thuốc giảm đau sẽ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Khi cơn đau dữ dội do loãng xương gây ra, mọi người hãy dùng tới Paracetamol hay dùng Calcitonin. 2 loại sản phẩm này có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương và giảm đau. Tuy nhiên, người cao tuổi nên hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau có chứa Corticosteroids.

Rèn luyện sức khỏe hàng ngày

Người bị bệnh loãng xương cần tập thể dục để làm giảm tốc độ hủy xương. Với người cao tuổi, gân cốt và xương khớp không tốt nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mọi người có thể tập luyện đi bộ để các khớp xương được hoạt động linh hoạt.

Loãng xương có liên quan tới các bệnh xương khớp khác?

Theo những thông tin trước đây, bệnh loãng xương dẫn đến thoái hóa xương khớp. Qua quá trình nghiên cứu, bác sĩ khẳng định bệnh loãng xương và thoái hóa hoàn toàn khác nhau. Bệnh loãng xương có thể không khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Hầu hết người bị bệnh loãng xương thường bị thoái hóa xương khớp do gặp phải vấn đề trong việc đi lại. Đó là nguyên nhân khiến cho 2 bệnh lý này xuất hiện cùng lúc. Loãng xương không là nguyên nhân gây đau của thoái hóa. Bệnh loãng xương gây ra nguy cơ gãy xương cho người bệnh.

Loãng xương là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi. Căn bệnh này gây ra rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống cho người bệnh. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh lý này. Việc phát hiện sớm nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già mà bạn cần biết để đưa ra giải pháp điều trị. Những thông tin mà tôi cung cấp trên đây phần nào đó sẽ giúp mọi người hiểu rõ về bệnh loãng xương và cách điều trị.

Công ty TNHH MTV Alifaco

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Mà Bạn Cần Biết

Quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng ở người cao tuổi. Tiến trình đó diễn ra ở mọi bộ phận trên cơ thể. Trong đó, xương của người lớn tuổi bị mềm xốp dễ gãy. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh

Phần lớn phụ nữ sau sinh đều gặp phải vấn đề về bệnh loãng xương. Theo chia sẻ của bác sĩ, người mẹ cung cấp rất nhiều canxi cho việc nuôi con. Đó là nguyên nhân chính khiến cho họ mất lượng lớn khoáng chất canxi trong cơ thể. Nếu như không cung cấp đầy dinh dưỡng cần thiết, phụ nữ sau sinh rất dễ bị loãng xương. Tôi sẽ bật mí cho mọi người biết dấu hiệu loãng xương sau sinh và biện pháp phòng tránh.

Loãng xương sau sinh có gây nguy hiểm?

Hầu hết phụ nữ sau sinh nở mắc phải bệnh lý này. Theo đánh giá, tình trạng đó không quá nghiêm trọng bởi đó là bệnh loãng xương sinh lý. Tình trạng bệnh được cải thiện sau khi thời kỳ bé cai sữa và phát triển.

Cũng có trường hợp phụ nữ gặp vấn đề loãng xương nghiêm trọng sau khi sinh. Thậm chí bệnh lý diễn ra theo chiều hướng xấu đe dọa tới tính mạng. Khi mật độ trong xương giảm, họ rất dễ gặp phải những chấn thương.

Bệnh loãng xương gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống
Bệnh loãng xương gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống

Những triệu chứng loãng xương sau sinh gây ảnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Người bị bệnh bị những cơn đau dai dẳng đeo bám cản trở trong mọi việc. Bạn không thể làm được những công việc nặng.

Cũng có trường hợp, họ gặp vấn đề về đường hô hấp. Hệ xương dễ bị tổn thương bởi những tác động tưởng vô hại. Nếu như bạn bị nặng hơn, việc di chuyển sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm hỗ trợ.

Dấu hiệu loãng xương sau sinh ở phụ nữ

Khi người mẹ mang bầu, thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi hấp thụ khoáng chất canxi cao gấp nhiều lần. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, người mẹ không cung cấp lượng canxi cho thai nhi.

Khi đó, thai nhi sẽ hấp thu canxi trực tiếp từ xương của cơ thể mẹ. Điều đó sẽ khiến cho mật độ xương của người mẹ bị giảm sút nghiêm trọng. Cấu trúc xương của người mẹ bị ảnh hưởng đáng kể đây là một trong những dấu hiệu loãng xương. Trong khoảng thời gian này, phụ nữ nuôi con nhỏ sẽ mất khối lượng canxi trong cơ thể từ 3-5%.

Sau khi sinh, cơ chế bảo vệ suy giảm nghiêm trọng rất dễ mắc bệnh loãng xương. Nồng độ estrogen của người mẹ không duy trì được như lúc ban đầu. Thời gian 1-2 tháng sau khi kỳ sinh nở, người mẹ cảm thấy đau nhức khắp người.

Mất ngủ là dấu hiệu loãng xương của phụ nữ sau sinh
Mất ngủ là dấu hiệu loãng xương của phụ nữ sau sinh

Người phụ nữ sau sinh sẽ gặp phải tình trạng gãy móng, răng lung lay và rụng tóc. Ngoài những cơn đau nhức ở chân, người mẹ còn bị chuột rút và tê buốt chân tay. Đáng chú ý, cơn đau và tê buốt đặc biệt xuất hiện nhiều về đêm.

Mẹ sau sinh bị thiếu canxi thường bị khó ngủ là biểu hiện của dấu hiệu loãng xương. Việc mất ngủ thường xuyên khiến cho sức khỏe suy giảm ảnh hưởng tới việc chăm sóc bé. Nếu không bị mất ngủ thì chất lượng giấc ngủ của sản phụ không được đảm bảo.

Khi cơ thể thiếu canxi tạo điều kiện polyp đại tràng phát triển. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại tràng ở người mẹ sau sinh. Chế độ dinh dưỡng không tốt hay gen di truyền, dễ dẫn tới bệnh ung thư ruột kết.

Biện pháp phòng ngừa loãng xương sau sinh

Rèn luyện và vận động tăng độ dẻo dai cho hệ xương mang tới sức khỏe bền bỉ hơn. Phụ nữ sau sinh nên tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng. Mọi người lựa chọn bài tập đi bộ để giúp các cơ dẻo dai và cải thiện vóc dáng. Những bài tập này giúp giảm đau lưng, táo bón và cải thiện tâm trạng.

Không nên sử dụng đồ ăn nhanh để cải thiện sức khỏe
Không nên sử dụng đồ ăn nhanh để cải thiện sức khỏe

Không nên sử dụng những loại thực phẩm có hại tới hệ xương. Đây chính là thủ phạm gây nên bệnh loãng xương của phụ nữ sau sinh. Sử dụng những loại thuốc bổ sung Vitamin D theo sự chỉ định của bác sĩ. Mọi người cũng có thể lựa chọn những thực phẩm bổ sung. Tuyệt đối không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc.

Giai đoạn sau sinh, người mẹ nên uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Người mẹ hạn chế ăn các món ăn cay, nóng vì nó ảnh hưởng không tốt tới cấu trúc xương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp làm việc nhà một cách hợp lý. Mọi người nên phân bổ thời gian để làm từng việc phòng tránh những cơn đau mỏi cơ.

Cung cấp thực phẩm hỗ trợ cải thiện loãng xương

Người phụ nữ sau sinh cần cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Cho nên, mọi người không nên ăn kiêng quá mức. Thay vào đó, chúng ta hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Bổ sung canxi

Canxi có mặt hầu hết ở các loại thực phẩm. Lượng canxi cần cung cấp trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 1.000 mg/ngày. Việc bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo và lựa chọn mình những thức ăn có chứa hàm lượng canxi cao.

Cung cấp thêm Vitamin D

Ngoài việc sử dụng thực phẩm cung cấp canxi, người mẹ cần chú ý tới việc bổ sung vitamin D. Khoáng chất này giúp tăng khả năng hấp thu canxi ở ruột, nơi tiếp nhận canxi chủ yếu. Lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ có thai và cho con bú là 800 UI/ ngày.

Vitamin D đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương
Vitamin D đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương

Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp Vitamin D vô hạn cho mọi người. Lựa chọn thời điểm phù hợp để phơi nắng là cách bổ sung canxi hiệu quả ngăn ngừa loãng xương.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện loãng xương

Theo nhà sản xuất đưa ra, viên sủi Boca được sản xuất từ những thành phần có nguồn tự nhiên. Những thành phần có trong sản phẩm này là dứa (Bromelain), Collagen tuýp II…

Các hoạt chất này thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn, phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, viên sủi Boca kích thích sản sinh ra Glucosamin. Đây là thành phần giúp giảm viêm và đau.

Viên sủi Boca sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp Axit Amin chuyên biệt dành cho khớp. Hỗ trợ làm tăng lượng Collagen tuýp II, kích thích các tế bào tạo xương hoạt động. Từ đó giúp việc vận động xương khớp trở nên dễ dàng hơn.

Việc nhận biết dấu hiệu loãng xương sau sinh và biện pháp phòng tránh là việc làm rất cần thiết. Vì lượng canxi trẻ hấp thụ được chủ yếu thông qua nguồn sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không cung cấp đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Không những vậy, phụ nữ sau sinh còn mắc phải bệnh loãng xương tác động rất xấu tới sức khỏe.

Công ty TNHH MTV Alifaco

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

Dấu Hiệu Loãng Xương Sau Sinh Và Biện Pháp Phòng Tránh

Phần lớn phụ nữ sau sinh đều gặp phải vấn đề về bệnh loãng xương. Theo chia sẻ của bác sĩ, người mẹ cung cấp rất nhiều canxi cho việc nuôi con. Đó là nguyên nhân chính khiến cho họ mất lượng lớn khoáng chất canxi trong cơ thể. Nếu như không cung cấp đầy

Bệnh loãng xương đang là căn bệnh phổ biến hiện nay ở người lớn tuổi. Hơn thế nữa, căn bệnh này chứa đựng những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biện pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng cho việc chữa trị và phòng ngừa. Vì vậy, bệnh loãng xương nên ăn gì để cải thiện sức khỏe? Là mối quan tâm của nhiều người.

Những nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Nhịp sống hiện đại khiến cho mọi người quên đi việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Lười hoạt động và ăn uống thiếu cân bằng chất dinh dưỡng là nguyên nhân mắc bệnh loãng xương.

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Sức khỏe ngày càng suy giảm là dấu hiệu báo động mọi người cần chú ý và cải thiện thể chất. Với người lớn tuổi, họ cực kỳ dễ đổ bệnh nếu không có lối sống lành mạnh. Hầu hết mọi người đều không biết được nguyên nhân gây ra loãng xương.

Mọi người luôn phải chú ý tới sức khỏe với những dấu hiệu nhỏ nhất về vấn đề xương khớp. Trong gia đình có thành viên dễ bị về xương cần phải đặc biệt quan tâm để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Trường hợp mắc phải bệnh này, bạn đừng nên bi quan vì có nhiều cách cải thiện hệ xương và sức khỏe.

Cơ thể cần nạp lượng canxi như thế nào là hợp lý?

Người mắc bệnh loãng xương do tình trạng cơ thể không hấp thu được lượng canxi cần thiết. Cho nên, tùy thuộc vào độ tuổi mà việc cung cấp khoáng chất này hoàn toàn khác nhau.

  • Với trẻ em dưới 15 tuổi lượng canxi cần thiết là 600 – 700 miligam/ngày
  • Độ tuổi từ 19 – 50 cần khoảng 1.000 miligam/ngày
  • Độ tuổi trên 50 cần nạp vào 1.200 miligam/ngày
  • Phụ nữ có thai cần cung cấp cho cơ thể 1.200 miligam/ngày

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chú ý tới Vitamin D. Đây là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể có thể hấp thụ tốt canxi giúp xương thêm chắc chắc khỏe.

  • 600 IU mỗi ngày từ 1 tuổi đến 70 tuổi
  • 800 IU mỗi ngày sau 70 tuổi

Để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này, mọi người cần kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Phải đảm bảo các thực phẩm cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và cải thiện cấu trúc xương.

Người bị bệnh loãng xương cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khoa học mang lại sức khỏe tốt cho bản thân. Không những thế, đây là giải pháp tốt nhất giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi giúp xương bền bỉ. Việc sử dụng thực phẩm sạch tăng cường hiệu quả cho việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh loãng xương.

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung khoáng chất canxi, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chọn thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản và các loại rau xanh…
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong các bữa ăn hàng ngày. Người trưởng thành cần 1000mg canxi/ngày. Người trung niên cần cung cấp 1200mg canxi/ngày.
  • Bên cạnh đó, bạn cần chú ý nạp đủ Vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ chất béo cho cơ thể từ 15-20%.
  • Hạn chế sử dụng muối, theo lời khuyên của bác sĩ lượng muối sử dụng hằng ngày của mỗi người là 5gr/ngày.
  • Không nên sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
  • Không sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn, nước ngọt có ga.

Bệnh loãng xương nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Khi bị loãng xương, mọi người cần đặc biệt quan tâm tới thực phẩm mang lại hiệu quả cho việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này. 

Sữa và các chế phẩm từ sản phẩm này

Theo chia sẻ của các nhà khoa học, sữa và những sản phẩm từ sữa có chứa hàm lượng canxi cực kỳ cao. Là nguồn thực phẩm rất quan trọng giúp mọi người phòng chống loãng xương. Được biết, hàm lượng có trong sữa chiếm tới 60%. Do đó, bạn nên tìm kiếm những loại sữa đặc chế chuyên dùng để bổ sung canxi.

Bên cạnh đó, sữa chua hay váng sữa là thực phẩm được bác sĩ đặc biệt khuyên dùng. Loại thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho cơ thể như: Vitamin D, A, B12, Kali, Magie… Việc sử dụng một hộp sữa chua mỗi ngày mang lại hiệu quả không ngờ cho việc chữa trị bệnh này.

Rau củ, quả hỗ trợ tốt cho người bệnh loãng xương

Rau xanh có nhiều hàm lượng khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Đáng chú ý, lượng Vitamin C có trong rau củ có màu xanh đậm cao gấp nhiều lần so với những loại khác. Hơn thế nữa, Vitamin K cũng là chất quan trọng để cơ thể chuyển hóa canxi mang lại sự chắc khỏe cho xương.

Lựa chọn thực phẩm tốt giúp cải thiện bệnh loãng xương
Lựa chọn thực phẩm tốt giúp cải thiện bệnh loãng xương

Người bị bệnh nên chế biến rau củ theo hình thức luộc, nấu hay hấp để giữ lại những chất dinh dưỡng quan trọng. Thực phẩm này không chỉ tốt cho việc điều trị bệnh loãng xương và mang lại nhiều lợi ích khác.

Ngoài rau củ, mọi người cũng nên bổ sung nước ép trái cây để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nước ép những loại trái cây mọng hay có múi là lựa chọn không thể bỏ qua đối với bệnh nhân.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm không thể bỏ qua trong quá trình điều trị bệnh loãng xương. Bởi trong trứng các loại cung cấp dồi dào khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin, protein…

Trứng chứa hàm lượng vitamin D cao rất tốt cho hệ xương
Trứng chứa hàm lượng vitamin D cao rất tốt cho hệ xương

Mặc dù, lượng Vitamin D mà thực phẩm này cung cấp cho cơ thể chỉ là 6% nhưng rất quan trọng cho việc chuyển hóa canxi. Không những vậy, protein có trong trứng giúp ngăn ngừa loãng xương.

Thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Omega 3

Hải sản chứa nhiều nhiều Vitamin quan trọng và axit béo. Đây là những khoáng chất rất tốt cho người bị bệnh loãng xương. Không chỉ vậy, thực phẩm này còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Omega đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm. Việc tiêu thụ hàm lượng axit béo cần thiết cho cơ thể giúp xương tránh bị những tổn thương. 

Tăng cường sử dụng các hạt ngũ cốc

Nếu bỏ qua không sử dụng các loại hạt ngũ cốc hoàn toàn sai lầm đối với người bệnh. Bởi trong các hạt ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, magie, photpho, protein… Đáng chú ý, khoáng chất magie đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc điều trị bệnh loãng xương.

Hạt ngũ cốc mang rất tốt cho người mắc phải bệnh này. Cho nên, mọi người nên sử dụng thực phẩm này một cách đều đặn.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Viên sủi Boca là dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe được đánh giá cao trên toàn thế giới. Đây là thành quả ứng dụng giữa công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa tiên tiến của CHLB Đức. Kết hợp cùng các dưỡng chất thảo dược tự nhiên như Bromelain từ dứa rừng, Harpagoside từ cây Móng Quỷ… được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.

Viên sủi Boca hỗ trợ tốt cho việc điều trị
Viên sủi Boca hỗ trợ tốt cho việc điều trị

Đây là thực phẩm rất tốt trong việc hỗ trợ cho người bệnh điều trị bệnh loãng xương. Chỉ với 2 viên sủi Boca mỗi ngày sẽ giúp người bệnh củng cố được hệ xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, giảm các triệu chứng sưng, đau do viêm khớp một cách bền vững.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với giải pháp điều trị giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho mọi người. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thông tin liên quan tới bệnh loãng xương nên ăn gì để cải thiện sức khỏe.

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

Bệnh loãng xương đang là căn bệnh phổ biến hiện nay ở người lớn tuổi. Hơn thế nữa, căn bệnh này chứa đựng những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biện pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng cho việc chữa trị và phòng ngừa. Vì vậy,

Loãng xương là bệnh lý thường gặp hầu hết các lứa tuổi. Trên thế giới, có 1/8 nam giới và 1/3 nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương. Đây là hệ quả của việc rối loạn chuyển hóa của hệ xương. Khi đó, xương của người bệnh dễ bị tổn thương khi hoạt động. Vậy cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những giải pháp để chữa trị căn bệnh này.

Tổng quan bệnh loãng xương

Khi tuổi tác càng cao, con người dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Tất nhiên, ai cũng có thể mắc phải bệnh loãng xương. Khi qua độ tuổi sung sức, xu hướng hoạt động thể chất của mọi người giảm đi.

Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho cơ hội không có cơ hội hấp thụ Vitamin D. Không những vậy, các bộ phận khác trong cơ thể thể hiện chức năng kém. Khi đó, bản thân sẽ hạn chế việc hấp thụ các khoáng chất để bổ sung cho hệ xương.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Ở người cao tuổi, họ còn mắc nhiều bệnh khác nhau do hệ miễn dịch suy giảm. Để giảm các cơn đau, mọi người thường có xu hướng sử dụng những loại thuốc kháng sinh mạnh. Việc lạm dụng nhiều loại thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh loãng xương.

Đối tượng khác mà chúng ta không thể bỏ qua đó là phụ nữ sau mãn kinh. Nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Do sự dừng hoạt động của buồng gây ra sự thiếu hụt nội tố estrogen. Khi đó, sự hủy xương tăng cao và khả năng hấp thụ canxi giảm mạnh.

Hormone nữ trong cơ thể suy giảm khiến cho khả năng hấp thụ canxi kém. Như vậy, nữ giới thường mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới.

Bệnh loãng xương gây ra biến chứng gì?

Việc phát hiện bệnh muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tinh thần của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Họ gặp nhiều khó khăn trong công việc và đời sống sinh hoạt. Nếu không điều trị ngay, bệnh loãng xương gây nguy hiểm tới tính mạng.

Những biến chứng mà bệnh loãng xương gây ra?
Những biến chứng mà bệnh loãng xương gây ra?

Bệnh loãng xương bào mòn sức khỏe mọi người một cách nhanh chóng. Mọi vận động của bạn bị hạn chế đáng kể. Khi vận động, người bệnh bị những cơn đau dai dẳng. Do đó hiệu quả công việc giảm sút, sinh hoạt của mọi người bị ảnh hưởng. Loãng xương làm cho người mắc bệnh bị thoái hóa xương với tốc độ chóng mặt. Khi đó, họ thường ngại vận động hay di chuyển. Việc di chuyển của nhóm người phụ thuộc vào thiết bị hay người khác.

Những biến chứng mà bệnh loãng xương gây ra mà chúng ta dễ dàng bắt gặp thường là:

  • Loãng xương gây biến dạng cột sống. Chất khoáng trong xương người mắc bệnh giảm đi khiến cho lưng bị còng khi cao tuổi.
  • Khả năng vận động kém linh hoạt.
  • Nguy cơ gãy xương cao khi vận động mạnh và để lại nhiều hậu quả về sau.
  • Cột sống có nguy cơ bị xẹp gây ra tàn phế, viêm phổi và khó thở…

Loãng xương có chữa được khỏi hoàn toàn không?

Trong đầu mọi người sẽ xuất hiện câu hỏi loãng xương có chữa được không? Theo chia sẻ của bác sĩ, trên thế giới chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh này. Khi phát hiện sớm, chúng ta hoàn toàn kiểm soát được bệnh lý này. Bên cạnh đó, mọi người hoàn toàn làm giảm tốc độ hủy xương để cải thiện sức khỏe.

Chưa có loại thuốc đặc trị loãng xương
Chưa có loại thuốc đặc trị loãng xương

Thông qua phác đồ điều trị, người bệnh dần dần cải thiện được mật độ xương. Dần dần qua đó, hệ xương được bổ sung những khoáng chất cần thiết mang lại sự chắc khỏe. Cải thiện đời sống sinh hoạt, chế độ ăn để làm tăng khối lượng xương nhất định.

Việc giảm đồ ăn và thức ăn không tốt tạo điều kiện cho việc điều trị bệnh loãng xương đạt hiệu quả. Với việc kiểm tra sớm để phát hiện ra bệnh, sẽ có nhiều giải pháp can thiệp tới mật độ xương.

Mục tiêu điều trị bệnh loãng xương

Như mọi người đã biết, bệnh loãng xương không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Những giải pháp đưa ra ngăn ngừa và phòng chống căn bệnh này. Có 3 giải pháp giúp mọi người dễ dàng thực hiện:

  • Phục hồi cấu trúc xương bị loãng và chất khoáng trong xương
  • Gia tăng khối lượng xương đạt mức độ nhất định
  • Ngăn chặn quá trình hủy xương

Đó là biện pháp giúp người bệnh cải thiện độ chắc khỏe của xương. Những giải pháp này rất dễ thực hiện để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người cần kiên trì thực hiện với lộ trình thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương

Tùy vào sức khỏe và mật độ xương của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Những giải pháp được thực hiện một cách riêng lẻ hay kết hợp tùy thuộc vào tình hình.

Chế độ ăn uống khoa học

Đối với bệnh nhân loãng xương, chế độ ăn uống phải bổ sung canxi và vitamin D. Thông thường, cơ thể của mỗi người chỉ hấp thụ 20-30% hàm lượng canxi. Nhìn chung số lượng canxi mà con người nạp được không nhiều. Vì vậy, mọi người cần chú ý cần chú ý khi lựa chọn và kết hợp thực phẩm với nhau.

Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ xương
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ xương

Bên cạnh đó, vitamin D đóng vai trò rất cần thiết đối với cơ thể. Đây được xem là khoáng chất giúp dạ dày hấp thụ được canxi vào cơ thể. Vitamin D có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Những loại rau xanh, hạt ngũ cốc và hoa quả có múi có chứa hàm lượng Vitamin D nhất định. Mọi người cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày.

Tất nhiên, mọi người cần tránh những thực phẩm đóng hộp. Bởi thức ăn đóng hộp thường chứa những hợp chất không tốt cho hệ xương. Ngoài ra, đồ ăn nhanh và đồ uống có cồn là kẻ thù gây hại tới độ chắc khỏe của cấu trúc xương.

Rèn luyện thể thao

Cần xây dựng lối sống thật lành mạnh để cải thiện sức khỏe. Đây là biện pháp không thể bỏ qua trong việc điều trị bệnh loãng xương. Khi bạn vận động, các khớp xương được duy trì ngăn ngừa các biến chứng mà loãng xương gây ra. Mọi người hạn chế hoạt động hay bị té ngã để không làm ảnh hưởng tới xương.

Mọi người hãy lựa chọn tập thể dục buổi sáng để giãn gân cốt. Hơn thế nữa, cơ thể có cơ hội được tiếp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Khoáng chất giúp tăng cường sự chắc chắn và dẻo dai cho xương.

Trong quá trình làm việc, bạn có thể sử dụng các thiết bị hay dụng cụ để hỗ trợ. Hạn chế để vật nặng đè lên các khớp xương quan trọng. Đối với người bị loãng xương nên tập những động tác nhẹ nhàng.

Liệu pháp hormone

Đối với phụ nữ cao tuổi, estrogen là liệu pháp được bác sĩ sử dụng. Giải pháp này giúp làm tăng mật độ và làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, liệu trình này lại gây ra nhiều hệ lụy khác nên bị loại bỏ.

Hiện nay, Raloxifene được sử dụng thay thế cho Estrogen. Tác dụng phụ của giải pháp không đáng lo ngại nên được sử dụng nhiều trong phác đồ điều trị.

Về nam giới, giải pháp mà bác sĩ hướng tới là tăng cường testosterone để điều trị bệnh loãng xương. Tất nhiên, giải pháp này không gây ra nguy hiểm cho người bệnh và được sử dụng nhiều.

Chữa trị bệnh loãng xương bằng thuốc

Tùy theo tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Thuốc giảm đau đơn thuần được dùng đó là Paracetamol hay Calcitonin. Người bệnh không nên lạm dụng các thuốc kháng viêm giảm đau. Việc sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau khiến cho tình trạng loãng xương nặng thêm và khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc ức chế hủy xương. Với loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành xương. Hiện nay, có nhiều loại thuốc ức chế hủy xương trên thị trường. Mọi người cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn phù hợp.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Tất nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Mọi người cần tuân thủ và thực hiện đúng theo các lộ trình.

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Như Thế Nào?

Loãng xương là bệnh lý thường gặp hầu hết các lứa tuổi. Trên thế giới, có 1/8 nam giới và 1/3 nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương. Đây là hệ quả của việc rối loạn chuyển hóa của hệ xương. Khi đó, xương của người bệnh dễ bị tổn thương khi

Từ độ tuổi trung niên trở đi, mọi người dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, bệnh loãng xương gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của bạn. Bệnh lý này thường không phát hiện được sớm để can thiệp. Bệnh lý thường diễn ra âm thầm mà chúng ta không hề hay biết. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân bệnh loãng xương là gì qua bài viết sau đây.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là quá trình giảm mật độ chất khoáng trong xương, cấu trúc xương bị suy giảm nghiêm trọng. Xương yếu rất dễ bị gãy khi gặp phải chấn thương nhẹ. Khi mang vác nặng người mắc bệnh bị cơn đau dai dẳng hành hạ. Người bị bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc.

Bệnh loãng xương không có biểu hiện rõ ràng
Bệnh loãng xương không có biểu hiện rõ ràng

Không giống như những các căn bệnh khác, bệnh loãng xương không biểu hiện rõ ràng. Mọi người thường khó phát hiện để điều trị sớm. Khi bạn nhận ra, bệnh lý diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Người mắc bệnh gặp khó khăn trong đời sống sính hoạt.

Người mắc phải bệnh này thường gặp phải những cơn đau về các khớp xương. Chiều cao của bạn giảm đi rõ rệt theo ước tính trung bình 3cm/năm. Theo đánh giá của chuyên gia, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị được. Tuy nhiên, mọi người sẽ mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Phân loại bệnh loãng xương là gì?

Hiện nay, có 2 loại bệnh chính đó loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Các vị trí gãy xương trong loãng xương nguyên phát và thứ phát giống nhau.

Loãng xương nguyên phát

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh loãng xương ở phụ nữ và nam giới. Bệnh lý này thường diễn ra đối với phụ nữ sau khi mãn kinh và nam giới lớn tuổi. Loãng xương làm tăng tốc độ mất xương ở bệnh nhân. Khi đó, chất xương của người bị bệnh thường mỏng và rất dễ gãy.

Thế nào là bệnh loãng xương nguyên phát?
Thế nào là bệnh loãng xương nguyên phát?

Chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D thấp hay sử dụng thuốc kháng sinh mạnh đều ảnh hưởng tới xương. Hầu hết chúng ta nạp vào người lượng canxi không đủ thời kỳ sinh trưởng của xương. Đó là nguyên nhân chính khiến cho bạn không bao giờ đạt được khối lượng xương đỉnh.

Xương mất dần đi do sự hủy xương tăng, làm giảm khối lượng xương và tổn thương kiến trúc. Cơ chế mất xương có thể bao gồm:

  • Rối loạn trong quá trình phát triển hệ xương.
  • Các yếu tố khác làm ảnh hưởng tới sự hủy xương như hormone tuyến giáp và Vitamin D.

Loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương thứ phát thường gặp ít ở phụ nữ và nhiều ở nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng tốc độ mất xương và gãy xương ở người bị bệnh.

Bệnh loãng xương thứ phát do khối lượng xương thấp, cường cận giáp trạng thứ phát. Bên cạnh đó, việc tăng phosphat huyết thanh và những khoáng chất khác… đều ảnh hưởng tới hệ xương.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì?

Quá trình hoạt động thể chất rất cần thiết cho việc phát triển hệ xương. Việc ít hoạt động sẽ khiến khối lượng xương mất dần đi trong cơ thể. Theo khảo sát cho thấy, người da trắng và châu Á thường mắc phải bệnh loãng xương cao.

Sự thiếu hụt khoáng chất quan trọng trong khẩu phần ăn cũng dẫn tới tình trạng mất xương. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhiều đồ ăn mặn cũng ảnh hưởng tới quá trình tạo xương.

Những nguyên ra gây ra bệnh loãng xương
Những nguyên ra gây ra bệnh loãng xương là gì?

Vấn đề hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn ảnh hưởng xấu đến khối lượng xương. Yếu tố di truyền khiến cho người mắc bệnh loãng xương cao hơn người bình thường.

Những người làm việc trong môi trường nặng nhọc trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều tới hệ xương… Người bị gãy xương không rõ nguyên nhân tác động không hề nhỏ tới hệ xương.

Sử dụng phương pháp chuẩn đoán bệnh loãng xương

Kiểm tra mật độ khoáng của xương là biện pháp hữu hiệu để nhận biết sức khỏe của xương. Hiện nay, có 3 giải pháp được các được sử dụng để chuẩn đoán bệnh loãng xương.

Đo hấp thụ tia X năng lượng kép

Sử dụng máy chụp tia X năng lượng kép giúp sàng lọc người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Đây là giải pháp phát hiện tình trạng mất xương nhanh chóng và giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi người đang điều trị.

Hấp thụ tia x là một trong những giải pháp điều trị bệnh loãng xương
Hấp thụ tia x là một trong những giải pháp điều trị bệnh loãng xương

Kết quả DXA được báo cáo bằng T-score và Z-score. T score xác định thiểu xương và loãng xương. T score < -1,0 and > -2,5 định nghĩa là thiểu xương T score -≤ -2.5 định nghĩa loãng xương. Với phương pháp này, bác sĩ rất dễ đưa ra những phác đồ để điều trị cho bệnh nhân.

Sử dụng máy X-quang thường quy

Sử dụng máy X-quang xương cho thấy hình ảnh tăng thấu quang. Qua biện pháp này phát hiện ra cấu trúc xương bị giảm 30% khối lượng xương đã bị mất. Tuy nhiên, các phim X-quang thường đường sử dụng trong việc kiểm tra những đoạn xương gãy.

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Bên cạnh đó, giải pháp xét nghiệm máu và nước tiểu mang lại hiệu quả không ngờ. Các xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra lượng nội tiết tố. Đây là cách tìm kiếm những nguy cơ làm tăng sự mất xương nhanh chóng. Việc phát hiện cơ thể thiếu hụt các loại vitamin hay khoáng chất trong cơ thể.

Những biện pháp phòng chống bệnh loãng xương

Để có cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần đưa các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương ngay từ đầu. Sau đây, tôi sẽ bật mí cho mọi người những giải pháp để giúp cho hệ xương được bảo vệ chắc khỏe:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học nhằm cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe để tăng cường sức đề kháng và đảm bảo hệ xương được bảo vệ hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hay caffein. 
  • Thực hiện thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm ra bệnh và điều trị nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh loãng xương.
  • Sử dụng các loại thuốc được kê trong đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và không được tự ý sử dụng những loại thuốc khác.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
  • Cân đối hàm lượng canxi và Vitamin D trong thực đơn bữa ăn hàng ngày để nạp vào cơ thể.

Sản phẩm hỗ trợ loãng xương

Ngoài những biện pháp trên, mọi người hãy lựa chọn những loại thuốc hỗ trợ cho việc bảo vệ hay điều trị bệnh loãng xương. Trên thị trường hiện nay xuất hiện loại sản phẩm được mọi người đánh giá cao và các chuyên gia khuyên dùng đó là viên sủi Boca.

Viên sủi xương khớp Boca là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp hàng đầu. Sản phẩm này được ứng dụng công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa độc quyền từ CHLB Đức và được sản xuất bởi dây chuyền tiên tiến, hiện đại.

Sử dụng viên sủi boca giúp cải thiện loãng xương
Sử dụng viên sủi boca giúp cải thiện bệnh loãng xương là gì?

Hơn thế nữa viên sủi xương khớp Boca có khả năng thẩm thấu nhanh tới các tế bào mắc bệnh. Mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với các sản phẩm thông thường khác. Những thành phần có trong viên sủi Boca đều có nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho cơ thể mọi người. Chúng ta có thể nói tới một số thành phần của sản phẩm đó là: Hoạt chất Harpagoside, hoạt chất dứa rừng, Collagen tuýp II…

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân bệnh loãng xương là gì? Qua đó, mọi người nhận biết sớm để phòng tránh và áp dụng các biện pháp để điều trị giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân.

MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

Nguyên Nhân Bệnh Loãng Xương Là Gì?

Từ độ tuổi trung niên trở đi, mọi người dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, bệnh loãng xương gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của bạn. Bệnh lý này thường không phát hiện được sớm để can thiệp. Bệnh lý thường diễn ra âm thầm mà chúng ta

    0
    Your Cart