Đau khớp là căn bệnh phổ biến diễn ra ở người làm việc nặng nhọc hay lớn tuổi. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác gây ra bệnh lý này. Khi con người mắc phải bệnh về xương khớp gây khó khăn trong việc vận động. Mọi người cần để ý tới bệnh đau nhức xương khớp cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý.

Tìm hiểu đau nhức xương là gì
Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Cơn đau xuất hiện do tác động bởi nhiều tác nhân ngoại cảnh. Đó cũng có thể là báo hiệu bệnh về xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị sẽ dẫn tới nguy cơ tàn phế.
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống vội vã, căn bệnh này còn diễn ra ở người trẻ và có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra do môi trường làm việc và chế độ sinh hoạt không đúng khoa học.

Đây là căn bệnh liên quan tới xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Thông thường mọi người sẽ cảm nhận cơn đau ở các vị trí khớp xương trên cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hay kéo dài âm ỉ.
>>> Xem thêm: Những Nguyên Nhân Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Trẻ Cần Biết
Đau nhức xương cảnh báo những bệnh gì?
Khi xuất hiện các dấu hiệu liên quan tới xương khớp, mọi người cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Thông qua các xét nghiệm huyết học, bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó, người bệnh sẽ được áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp cải thiện bệnh. Đau nhức xương sẽ cảnh báo nhiều vấn đề tới sức khỏe không ai cũng biết.
Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp đó là vùng sụn khớp và xương bị tổn thương. Bệnh lý này gây ra viêm và sưng hay giảm dịch khớp ở vùng xương bị bệnh. Căn bệnh này thường diễn ra ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa khiến cho các lớp sụn khớp bị hư hỏng và trục xương bị cong vào trong.

Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi lớp sụn bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Trong quá trình vận động, các khớp xương cọ xát vào nhau gây ra những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân.
Cơn đau của bệnh lý này tăng lên khi người bệnh vận động hay thay đổi thời tiết. Khi thức dậy, người bệnh có triệu chứng cứng khớp nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Tại Nhà Đơn Giản
Viêm khớp dạng thấp – các vấn đề về xương
Ngoài bệnh lý trên, đau nhức xương khớp cũng báo hiệu bạn có thể mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây được xem là bệnh xương khớp mãn tính liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh để lâu sẽ dẫn tới phá hủy phần xương và lớp sụn dưới khớp gối. Điều này khiến cho đầu gối bị thay đổi hoàn toàn cấu trúc.
Viêm khớp dạng thấp gây ra các cơn đau sẽ xảy ra ở phần khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau. Thông thường, các cơn đau sẽ diễn ra ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay. Dấu hiệu của bệnh đau nhức xương này là nóng và sưng đỏ.
Tương tự như bệnh thoái hóa, bệnh này cũng có biểu hiện cứng khớp gây khó khăn khi cử động khớp vào mỗi sáng sớm. Khi gặp phải bệnh đau khớp khiến cho bạn bị mệt mỏi và toàn thân xanh xao.
Bệnh Gout
Người bị bệnh gout cũng liên quan tới việc đau nhức xương khớp. Bởi vì, bệnh lý này do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên. Khi cơ thể người bệnh quá dư thừa nhiều chất đạm.
Căn bệnh này sẽ gây đau nhức và sưng ở một hay nhiều khớp. Cơn đau sẽ xuất hiện về đêm và tăng dần lên khiến cho bệnh nhân không chịu nổi. Ngoài ra, bệnh gút khiến cho bệnh nhân bị sốt cao và mệt mỏi.
Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp bị biến dạng vĩnh viễn hoàn toàn. Ngoài ra, các khối u mọc xung quanh khớp khiến cho bạn rất khó khăn trong quá trình vận động.
>>> Tham khảo thêm: Chuyên Gia Hướng Dẫn Mẹo Chữa Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà
Gây ra vấn đề loãng xương
Khi bị loãng xương, người bệnh không có biểu hiện nào rõ ràng cụ thể nào. Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa thì đây cũng là dấu hiệu liên quan tới đau nhức xương khớp. Người bệnh gặp các chấn thương liên quan tới hệ xương mới phát hiện bệnh lý mà mình gặp phải.

Mọi người cần chú ý tới các biểu hiện đau nhức xương khớp để sớm có biện pháp điều trị. Thông thường căn bệnh này sẽ gây ra đau nhức tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài.
Ngoài ra, loãng xương sẽ làm giảm chiều cao của cơ thể kèm theo cơn đau tại vùng thắt lưng hay lan sang vùng lân cận. Căn bệnh này có thể kèm theo dấu hiệu co cứng các cơ dọc cột sống hoặc run giật cơ khi thay đổi tư thế đột ngột.
Biểu hiện bệnh lao xương khớp
Bệnh lao xương khớp do vi trùng lao gây ra. Các khớp xương chịu tác động của sức nặng càng nhiều khiến nguy cơ bị lao xương càng cao. Căn bệnh này thường diễn ra ở khớp háng, khớp gối và cột sống.
Mắc phải bệnh này, người bệnh có biểu hiện đau nhẹ hay vừa phải. Đồng thời, lao xương khớp cũng gây ra sưng to nhưng không nóng sốt. Điều này khiến cho bệnh nhân khó khăn khi cử động.
>>> Xem thêm: Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Trẻ Em Bị Đau Nhức Xương Khớp
Phòng ngừa bệnh đau xương khớp bằng cách nào?
Để tránh không bị đau nhức xương khớp, mọi người cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Đây là yếu tố chính giúp bạn phòng ngừa bệnh về xương ngay từ đầu. Khi mắc phải, người bệnh cần tích cực điều trị để đẩy lùi những cơn đau nhức.
Luôn giữ ấm cơ thể
Thời tiết thay đổi, mọi người cần phải biết cách giữ ấm hay làm mát cơ thể. Bởi yếu tố nhiệt độ tác động trực tiếp lên phần xương bị tổn thương. Do đó, bạn cần tham khảo các biện pháp để giúp giảm thiểu các cơn đau.
>>> Tìm hiểu thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết
Thuốc giảm đau được sử dụng để đối phó với bệnh đau nhức xương kéo dài. Mọi người không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là là thuốc chống viêm không chứa steroid.

Cải thiện sức khỏe
Rèn luyện thể dục thể thao là cách phòng ngừa và giảm nguy cơ đau nhức xương khớp. Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ngủ đúng giờ và thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng của sức khỏe.
Bài viết trên đây giúp mọi người biết đau nhức xương khớp cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý. Thông qua đó, bạn sẽ biết cách phòng ngừa hay các phương pháp điều trị thích hợp.
Đau Nhức Xương Khớp Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm Cần Chú Ý>>> Tìm hiểu thêm: Người Bệnh Xương Khớp Nên Ăn Gì Để Giảm Đau Nhức?
Đau khớp là căn bệnh phổ biến diễn ra ở người làm việc nặng nhọc hay lớn tuổi. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác gây ra bệnh lý này. Khi con người mắc phải bệnh về xương khớp gây khó khăn trong việc vận động. Mọi người cần để ý tới bệnh đau
Đau nhức xương khớp là tình trạng đau nhức phổ biến. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đau nhức xương khớp sẽ chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt với triệu chứng đau nhức xương khớp này. Đặc biệt vào buổi sáng.
Tình trạng đau nhức xương khớp là gì?
Đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân của các cơn đau là do sự thay đổi thời tiết, ngồi và làm việc trong một tư thế, sai tư thế trong thời gian dài. Người bệnh thường lười hoặc ít vận động. Vào thời gian đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nhức như nhức mỏi cổ vai gáy, đau vùng vai gáy, đau tập chung ở thắt lưng, đặc biệt là đau ở các khớp.

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khác nhau. Không chỉ từ những nguyên nhân bên ngoài mà còn có những nguyên nhân tác động từ bên trong. Do chế độ ăn uống dinh dưỡng không hợp lý. Xương khớp không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý về cơ xương khớp, khiến khớp dễ bị suy yếu hơn. Dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp buổi sáng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp. Đặc biệt vào buổi sáng. Hầu hết đều không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà các cơn đau của người bệnh cũng khác nhau.
Do khớp bị thoái hóa
Thoái hóa khớp được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức xương khớp buổi sáng. Bệnh lý này gây mỏi các khớp, nhức, tê bì chân tay. Do lớp sụn và đĩa đệm tại vị trí xương khớp bị suy yếu và bào mòn. Đây là nguyên nhân khiến việc cử động khó khăn, gây đau và cứng khớp vào mỗi buổi sáng, chủ yếu là mùa đông.
Thông thường tình trạng này sẽ gặp ở người lớn tuổi. Đặc biệt là sau 60 tuổi khi sụn khớp cũng dần bị thoái hóa. Vị trí thường bị đau nhức đó là khớp gối, khớp ngón tay, cột sống lưng và cổ vai gáy.
Lão hóa
Khi bước vào tuổi trung niên, tình trạng lão hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Chủ yếu là những người cao tuổi. Tình trạng này sẽ gây ra những tổn thương về cấu trúc xương, sụn, đĩa đệm cho người bệnh. Từ đó, trở thành nguyên nhân chính dẫn tới chấn thương, trật khớp hay thậm chí gãy xương.
Chấn thương

Trong hoạt động hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những chấn thương thông thường. Nhưng nếu không được điều trị hoàn toàn và dứt điểm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Trật khớp
Khi sinh hoạt, vận động mạnh hoặc không đúng cách sẽ gây trật khớp hoặc sái khớp. Ngoài ra, trong quá trình lao động hoặc chơi thể thao sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp vào mỗi buổi sáng. Tần suất đau nhức sẽ tăng dần. Gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình vận động và sinh hoạt.
Gãy xương
Đây là lý do gây đau nhức xương khớp vào buổi sáng có tính chất nặng nề nhất đối với người bệnh. Việc xương bị chấn thương và nứt gãy sẽ gây chảy máu trong và làm co kéo các cơ xung quanh. Điều này khiến tần suất đau nhức tăng lên nhanh chóng.
Dây chằng bị tổn thương
Khi dây chằng bị đứt sẽ khiến người bệnh hạn chế vận động các khớp. Đây là một trong những chấn thương thường gặp ở người tham gia thể thao như đá bóng, chạy điền kinh,… Gây đau và nhức mỏi xương khớp không chỉ vào buổi sáng sớm.
Nhiễm trùng khớp
Nhiễm trùng khớp gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi khớp mắc chứng viêm nhiễm khuẩn, gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt. Đau nhức, tê bì tay chân vào buổi sáng là những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng khớp. Vì vậy, cần khám và chữa trị kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Gout
Đây là bệnh thường gặp hầu hết ở nam giới. Bệnh sẽ gây đau chủ yếu ở các khớp ngón bàn chân cái. Những triệu chứng của bệnh gout thường là sưng, đỏ, đau dữ dội. Nếu bệnh xảy ra cấp tính người bệnh thậm chí không thể đi lại được.
Thiếu vitamin D
Việc cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống cơ xương khớp. Trong đó, vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với xương khớp. Bởi nhờ có vitamin D cơ thể mới có thể hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe. Nếu thiếu đi vitamin này người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mỏi, đau nhức khớp. Đây cũng là lý do gây đau nhức xương khớp vào mỗi buổi sáng.
Mãn kinh ở phụ nữ
Nhiều người lầm tưởng rằng mãn kinh không gây đau, nhức khớp. Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, đau nhức xương khớp mỗi buổi sáng.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp vào buổi sáng. Việc mắc các bệnh lý như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi hay sử dụng các chất kích thích rượu bia cũng gây ra đau nhức xương khớp.
Đau nhức xương khớp buổi sáng có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp và mỗi buổi sáng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Nếu để tình trạng này kéo dài và trở nên trầm trọng người bệnh sẽ xuất hiện một trong những bệnh lý sau:
Thoái hóa khớp
Thường xuyên đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp. Đặc biệt là khớp gối. Đó là khi sụn khớp bị tổn thương và dẫn đến các tình trạng viêm, sưng tại khớp. Các sụn ở các khớp gối bị hỏng hoặc bào mòn khi khớp gối bị thoái hóa. Nguyên nhân có thể do quá trình bào mòn theo thời gian trong quá trình vận động. Khi đó, các khớp gối bị sưng, dịch khớp giảm dần. Từ đó khiến các đầu xương bị hư tổn nặng nề, gây cong các trục xương.
Vì luôn có cảm giác đau nhức khó chịu nên bệnh nhân thường lười vận động. Chính điều này khiến các khớp bị cứng và suy giảm khả năng vận động. Đặc biệt, vào những buổi sáng khi vừa ngủ dậy, các cơn đau nhức gây ra bởi thoái hóa khớp sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần phải xoa bóp để giảm đau cứng khớp mới có thể vận động được.
Viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp đó là sưng, đau nhiều ở những khớp xương. Bị cứng ở các khớp ở đốt bàn tay và mỗi buổi sáng. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không điều trị kịp thời, sẽ gây các biến chứng như biến dạng khớp. Thậm chí bại liệt, tàn phế do khớp không còn khả năng vận động.
Bệnh nhân sẽ không chỉ bị đau nhức mà còn hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt. Ở nhiều trường hợp, xảy ra hiện tượng sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy dần dần. Từ đó gây biến dạng khớp, tăng nguy cơ tàn phế.
Bệnh Gout
Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người trẻ. Nhưng chủ yếu là nam giới. Nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, cơ thể bị dư thừa quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm.
Bệnh Gout gây nên những cơn đau nhức đột ngột ở đốt ngón chân cái. Những cơn đau nhức khiến người bệnh khó chịu. Thậm chí gây ra một số tác dụng phụ như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên.
Khớp biến dạng
Đau nhức xương khớp lâu dài sẽ khiến người bệnh gặp biến chứng như cứng khớp, các khớp ngón tay chân bị biến dạng. Chính vì vậy, khiến bàn tay người bệnh khó điều khiến, Không thể co, nắm bàn tay do cứng khớp.
Tim mạch bị ảnh hưởng
Bệnh khớp thường có mối liên quan tới bệnh tim. Vì vậy khi bị đau nhức xương khớp, không chỉ gây biến chứng tại khớp mà còn gây thấp khớp cấp. Từ đó, gây tổn thương tai tim, van tim và gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi rất cao.
Bệnh lý về xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp của bạn mỗi ngày. Trên đây là những thông tin hữu ích cho người đọc về bệnh đau nhức xương khớp. Và những lý do thường gặp gây đau nhức xương khớp vào buổi sáng cho người bệnh. Hy vọng qua bài đọc trên sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho người bệnh.
Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 096.102.9779
Website: bocavietnam.com.vn
Lý Do Thường Gặp Đau Nhức Xương Khớp Buổi SángĐau nhức xương khớp là tình trạng đau nhức phổ biến. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đau nhức xương khớp sẽ chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt với triệu chứng đau nhức xương khớp này. Đặc biệt vào buổi sáng. Tình
Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Trẻ Em Bị Đau Nhức Xương Khớp. Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu trẻ bị đau sau khi vận động quá nhiều hoặc do va chạm thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau nhức xương khớp thường xuyên, dai dẳng thì nên lưu ý. Cần quan sát những biểu hiện của bệnh và kịp thời điều trị để tránh để lại những hậu quả nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Để hiểu hơn về tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ nhé!.
Khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Thật là ngạc nhiên khi trẻ em cũng là đối tượng mắc chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, thường sẽ là do đau nhức xương khớp tăng trưởng, chứ không phải do bệnh lý gây nên. Trẻ thường bị đau xương khớp tăng trưởng ở giai đoạn phát triển, cụ thể là từ 3-5 tuổi và 8-12 tuổi.
Ở trẻ nhỏ, thông thường hệ cơ và xương phát triển không cùng lúc. Với những trẻ phát triển nhanh thì xương dài nhanh nhưng hệ cơ lại không phát triển kịp. Cụ thể, gồm các sợi cơ chạy dọc ống xương lại không “theo kịp” tốc độ phát triển xương khiến cơ bị kéo căng, dẫn tới đau nhức ở các vị trí như bắp chân, bắp tay. Trẻ cũng thường bị đau nhức mỏi xương khớp vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển.
Cũng có những trường hợp trẻ gặp chứng viêm khớp, tuy nhiên tỷ lệ này không cao. Viêm khớp ở trẻ em hay còn gọi “viêm khớp vô căn”, tên tiếng anh là bệnh Still. Khác với viêm khớp ở người lớn. có khoảng 75% trẻ mắc bệnh viêm khớp sẽ khỏi hoàn toàn sau một vài tháng hoặc năm. Căn bệnh viêm khớp này phổ biến ở các trẻ dưới 17 tuổi.
Các nguyên nhân chính khi trẻ em bị đau nhức xương khớp là gì
Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng hơn 100 ca bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau đây:
Đau nhức xương khớp tuổi phát triển
Đau nhức xương khớp phát triển thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, chiếm đến 15% tổng số trẻ nhỏ ở độ tuổi phát triển. Các triệu chứng của bệnh này không quá nặng và không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Và biến mất khi trẻ bước sang độ tuổi phát triển nhanh. Ở độ tuổi này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh mẽ, các khớp xương bắt đầu dài. Tuy nhiên, vì xương phát triển quá nhanh và mạnh khiến cho trẻ bị đau nhức xương khớp.
Viêm khớp tự phát thiếu niên
Viêm khớp tự phát thiếu niên là nhóm các bệnh thấp khớp không hay gặp, bắt đầu từ 16 tuổi. Bệnh lý này thường có tính di truyền cao, tự viêm và tự nhiễm. Viêm khớp tự phát thiếu niên không phải là bệnh thông thường, và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Bệnh thường tiến triển kéo dài trên 6 tuần, có biểu hiện sưng khớp gây sốt và hạn chế vận động ở trẻ.
Có 3 thể lâm sàng thường gặp của chứng viêm khớp tự phát thiếu niên:
- Thể viêm ít khớp: Gây tổn thương <5 khớp, cụ thể ở những khớp lớn như: vai, khuỷu, gối.
- Thể viêm đa khớp: tổn thương nhiều hơn 5 khớp, thường gặp ở những khớp nhỏ: bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên khớp lớn cũng có thể gặp phải thể trạng bệnh này
- Thể viêm khớp hệ thống: Gây tổn thương nhiều hệ cơ quan không chỉ dừng lại ở hệ xương khớp. Trẻ nhỏ thường sốt cao liên tục, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân.
Lupus
Lupus (Lupus ban đỏ) là một bệnh tự miễn mãn tính, gây viêm và đau bất kì bộ phận nào. Viêm khớp do mắc lupus không nặng như những người bị viêm khớp thông thường nhưng sẽ gây đau và sưng ở 2 khớp trở lên. Ngoài ra, còn một vài triệu chứng khác như sốt nhẹ, sụt cân hoặc khô mắt, phát ban hình cánh bướm trên má và mũi, rụng tóc,…
Bệnh bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu cấp thường được gọi là “ung thư máu”, là một bệnh lý ác tính về máu. Thời gian đầu, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp xương. Sau đó biến chuyển nặng hơn khi trẻ có những triệu chứng như da xanh nhợt nhạt, chảy máu, bầm tụ máu dưới da, sốt kéo dài, sưng hạch lympho…
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ có thể chỉ ảnh hưởng đến một khớp hoặc có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau. Vị trí đau và triệu chứng cụ thể sẽ giúp người bệnh biết được cách điều trị hiệu quả nhất. Các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ nhỏ thường thấy như:
- Đau nhiều ở các vị trí như đùi, bắp chân, bắp tay, bả vai, đầu gối
- Đau vào ban đêm và hết đau sau khi ngủ dậy
- Cơn đau kéo dài lâu, vài ngày vài tháng, và sẽ tái phát trở lại
- Không hề bị sưng khớp, vẫn có thể hoạt động bình thường
Phương hướng điều trị khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Đau xương khớp ở trẻ em do tăng trưởng nhanh thì không cần quá lo lắng. Khi cơ thể trẻ phát triển ổn định, cơn đau sẽ tự chấm dứt mà không cần điều trị nhiều. Trong trường hợp, đau nhức xương khớp kéo dài thì nên hạn chế cho trẻ vận động mạnh, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau. Nếu cơn đau dữ dội hơn thì nên đưa trẻ đi khám để có phương án điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị thường thấy như sau:
- Vật lý trị liệu: Nhằm duy trì vận động của xương khớp ở mức cho phép, tránh cứng khớp, dính khớp. Các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, các bài tập phục hồi chức năng… Tuy nhiên, nếu trẻ đau nhiều nên tạm thời bất động nhưng vẫn cần giữ tư thế có biên độ vận động lớn nhất. Nên để trẻ duy trì các sinh hoạt thường ngày và học tập ở trường lớp. Và tùy từng thời điểm bệnh mà xây dựng một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng thuốc: Aspirin hoặc thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen được sử dụng nhiều trong trường hợp này. Nếu các thuốc trên không hiệu nghiệm, có thể chuyển sang sử dụng thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch mạnh hơn như corticosteroid, hydroxychloroquin, methotrexat theo chỉ định của bác sĩ.
- Với những trường hợp nặng, có thể sẽ phải thực hiện hiện phẫu thuật
Qua bài viết trên có thể thấy, trẻ em bị đau nhức xương khớp tuy hiếm gặp nhưng gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện như trên, hãy đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Cùng theo dõi những bài viết của Viên sủi Boca để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Trẻ Em Bị Đau Nhức Xương KhớpCảnh Báo Nguy Hiểm Khi Trẻ Em Bị Đau Nhức Xương Khớp. Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu trẻ bị đau sau khi vận động quá nhiều hoặc do va chạm thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu
Chuyên Gia Hướng Dẫn Mẹo Chữa Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà. Hãy áp dụng những mẹo chữa đau nhức xương khớp ngay dưới đây để cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến đau nhức xương khớp. Bên cạnh nguyên nhân do thay đổi thời tiết, sai tư thế, đau nhức còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Thông thường người bệnh hay dùng thuốc nhằm cắt cơn đau nhanh chóng. Nhưng vô tình điều này sẽ khiến cơ thể chịu tác dụng phụ không đáng có. Vậy nên hãy áp dụng các mẹo chữa đau nhức xương khớp dưới đây. Chắc chắn tình trạng của bạn sẽ được thuyên giảm.

Bạn có thể áp dụng một trong những cách thực hiện như sau
Massage cơ thể
Massage được xem là một phương pháp giảm đau truyền thống. Theo y học cổ truyền, massage sẽ giúp lưu thông khí huyết đến vị trí tổn thương. Từ đó, người bệnh có thể giảm triệu chứng căng cơ và cải thiện vận động.
Tuy nhiên massage cũng cần đúng cách và đúng chỗ. Dưới đây là một số cách massage các bộ phận trên cơ thể:
Xoa bóp vai gáy:
- Bước 1: Chà lòng bàn tay để tạo cảm giác ấm nóng và đưa về phía sau cổ.
- Bước 2: Dùng tay bóp các cơ quanh cột sống cổ và vai đến khi hơi ửng đỏ thì ngưng.
Xoa bóp lưng:
- Bước 1: Dùng ngón tay xoa tròn trên vị đau. Sau đó dùng hai bàn tay xát ngang và dọc vùng lưng. Mỗi động tác thực hiện khoảng 2 phút để làm ấm vùng đau nhức.
- Bước 2: Đấm và day hai bên thắt lưng 3 lần. Dùng gốc bàn tay và mô ngón tay út, ngón tay cái ấn xuống da và di chuyển theo hình tròn.
- Bước 3: Dùng tay lăn dọc theo cột sống xuống hông trong 2 – 3 phút. Sau đó lăn tiếp từ phần hông xuống chân.
- Bước 4: Lấy cả hai bàn tay bóp vào cơ lưng.
- Bước 5: Ấn ngón tay trên lưng vào điểm đau, day từ nhẹ đến mạnh. Thời gian thực hiện tất cả các động tác massage 20 phút.
Xoa bàn chân
- Bước 1: Xoa hai lòng bàn chân vào nhau trong khoảng 10 – 20 lần.
- Bước 2: Xoa phía ngoài bàn chân này với phía ngoài mu bàn chân kia khoảng 10 – 20 lần rồi đổi bên.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng phù hợp trong trường hợp đau do viêm khớp, thoái hóa khớp, gout,… Bên cạnh đó, nếu bạn bị chấn thương sau 48 giờ có thể áp dụng. Hơi nóng sẽ làm giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu về vùng bị đau và căng cứng. Cảm giác nóng còn điều hòa thần kinh cảm giác để cảm nhận cơn đau nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, không nên chườm nóng ở khu vực bị bầm tím, sưng tấy, vết thương hở. Hoặc bị đau khớp kèm bệnh nền như tiểu đường, huyết khối tĩnh mạch sâu cũng không nên chườm nóng.
- Cách 1: Dùng tấm đệm sưởi, túi chườm nóng, đai quấn nóng… đặt lên vị trí xương khớp bị đau.
- Cách 2: Ngâm nước nóng trong khoảng 33-37 độ C.
Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh nên thực hiện trong trường hợp bị viêm khớp và đau cổ-vai-gáy, lưng,… Chườm lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm máu đến vùng bị thương, làm giảm nguy cơ sưng tấy. Hơi lạnh sẽ gây tê cục bộ khiến các cơn đau chậm lại.
Một vài cách chườm lạnh có thể áp dụng
- Cách 1: Dùng túi chườm lạnh y tế đặt trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 15-20 phút. Một ngày chườm lạnh khoảng 3-4 lần.
- Cách 2: Bọc đá lạnh trong khăn rồi lăn tròn tại khu vực sưng đau khoảng 5 phút. Một ngày thực hiện chườm lạnh khoảng 2 lần.
- Cách 3: Đắp khăn đã làm lạnh lên vị trí đau và giữ cho đến khi khăn hết lạnh.
Bài tập rèn luyện
Rèn luyện cũng là một cách chữa đau nhức xương khớp tự nhiên mà bạn nên thực hiện. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn hãy chọn một trong số những bài tập sau đây:
- Yoga: Tập Yoga giúp cơ xương khớp linh hoạt hơn, đồng thời phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên nếu không biết cách tập có thể bị giãn dây chằng vẹo cột sống… Vì vậy hãy tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên Yoga.
- Đi bộ: Cách làm đơn giản mà dễ thực hiện, lại có thể phòng được bệnh suy thoái khớp. Mặc dù vậy, những người tiền sử bị thoái hóa nặng không nên thực hiện bài tập này thường xuyên. Bởi một số khớp trọng điểm ở hông, gối và mắt cá sẽ bị ảnh hưởng nếu đi lại nhiều.
- Đạp xe: Giúp kích thích nhóm cơ lớn ở chân, giúp cơ vận động tối đa. Đồng thời ít gây tải trọng lên các khớp nên có thể áp dụng thường xuyên.
- Thái cực quyền: Giúp vận động toàn thân tại chỗ bằng động tác áp đùi, giãn hông, gập eo. Các động tác này sẽ giúp khí huyết lưu thông và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên bạn sẽ phải khom gối nhiều nên có thể ảnh hưởng khớp gối nếu tập quá mức.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh xương khớp phục hồi chức năng toàn diện. Thông thường vật lý trị liệu được phân thành hai loại là chủ động và bị động. Vật lý trị liệu chủ động được hiểu là các bài tập vận động thể lực. Vật lý trị liệu bị động là sử dụng các thiết bị hiện đại trong y khoa. Các bài tập vật lý trị liệu này sẽ được thiết kế riêng cho từng đối tượng khác nhau. Vì vậy, hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị chính xác.
Bổ sung dưỡng chất
Khi bị bệnh xương khớp, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng điều độ. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn ở những người thừa cân, nên càng cần chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D, chất xơ để giúp xương khớp dẻo dai.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Hiện nay, trên thị trường, viên sủi Boca là một trong những giải pháp toàn diện cho người bệnh xương khớp.
Viên sủi Boca là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm chứng nhận và FDA chứng minh lâm sàng về hiệu quả. Đây là sản phẩm đầu tiên được ứng dụng công nghệ Enzym siêu hoạt hóa từ Đức. Kết hợp với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, đem đến khả năng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, tái tạo mô sụn, bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Trên đây là các mẹo chữa đau nhức xương khớp không cần dùng đến thuốc mà bạn có thể áp dụng. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ xương khớp ngay từ sớm. Không nên vận động quá sức và khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý.
Chuyên Gia Hướng Dẫn Mẹo Chữa Đau Nhức Xương Khớp Tại NhàChuyên Gia Hướng Dẫn Mẹo Chữa Đau Nhức Xương Khớp Tại Nhà. Hãy áp dụng những mẹo chữa đau nhức xương khớp ngay dưới đây để cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng! Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến đau nhức xương khớp. Bên cạnh nguyên nhân do thay đổi thời tiết, sai
Đau nhức xương khớp kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trong trường hợp đó, nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy khi đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu!
6 loại thuốc đau nhức xương khớp nên dùng
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở mọi đối tượng. Nhưng bệnh xuất hiện nhiều nhất vẫn là ở người trung niên và người lớn tuổi. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do chấn thương, béo phì, lười vận động,… Bên cạnh đó còn có thể do ăn uống thiếu chất hoặc do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính.
Đa số trường hợp bị đau nhức xương khớp, người bệnh thường ưu tiên dùng thuốc điều trị tại nhà. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Các loại thuốc chính hay được sử dụng bao gồm:
Paracetamol
Paracetamol từ lâu đã được coi là phương pháp giảm đau nhanh và mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc hoạt động nhờ cơ chế ức chế men cyclooxygenase, sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp người bệnh giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc Paracetamol phù hợp với cả đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau mãn tính thì sẽ không đem lại cải thiện rõ rệt. Trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với cơ địa nhạy cảm. Một số tác dụng phụ đã ghi nhận là nôn mửa, mề đay, phát ban,…
Một số đối tượng chống chỉ định với Paracetamol:
- Người thiếu máu.
- Có vấn đề về phổi, thận, tim hoặc gan.
- Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase trong cơ thể.
>>> Tham khảo bài viết: Đau Xương Khớp Ở Người Già Có Nguy Hiểm Không?
Thuốc Opioid
Thuốc Opioid là một dạng thuốc giảm đau gây nghiện, được kê toa để điều trị đau mãn tính. Thuốc Opioid rất phù hợp trong trường hợp đau do thoái hóa, thoát vị, chấn thương, viêm màng hoạt dịch,… Thuốc sẽ hoạt động dựa trên cách ức chế các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó giảm mức độ thụ cảm cơn đau.
Tuy nhiên, là một thuốc gây nghiện nên Opioid chỉ sử dụng khi cần thiết. Thông thường, thuốc sẽ được dùng chung với Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạn chế rủi ro. Thuốc có thể gây tác dụng phụ trong khi sử dụng như táo bón, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,…
Thuốc Opioid chống chỉ định sử dụng cho đối tượng:
- Có vấn đề về gan.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
- Động kinh chưa kiểm soát.
Thuốc chống viêm NSAID
Thuốc chống viêm không steroid NSAID được dùng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả. Thuốc hoạt động dựa trên việc ức chế men cyclooxygenase toàn thân. Từ đó, giảm khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin. Bên cạnh việc giảm đau, nhóm thuốc này còn có khả năng chống viêm và hạ sốt hiệu quả.
Tuy nhiên, NSAID đem lại khá nhiều rủi ro khi sử dụng. Vậy nếu có tiền sử mắc bệnh về dạ dày, thực quản hay tim mạch thì hãy trao đổi với bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như đau thượng vị, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy,… Ở một số trường hợp, thuốc NSAID có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn cần được xử lý và khắc phục kịp thời.
Thuốc NSAID chống chỉ định trong trường hợp:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Bị xuất huyết dạ dày.
- Viêm loét dạ dày.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc Corticoid
Corticoid là một dạng hoạt chất tổng hợp. Thuốc có cơ chế tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Thông thường, Corticoid được sử dụng dưới dạng tiêm khi bị đau nhiều, viêm, phù nề và không đáp ứng được với các loại thuốc thông thường.
Corticoid hoạt động nhờ ức chế hoạt động miễn dịch, làm giảm viêm và đau nhức tại khớp tổn thương. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên tiêm Corticoid tối đa 3 lần/năm. Bởi lạm dụng, thuốc có thể gây loãng xương hoặc tăng đường huyết, hư hại các mô khớp khỏe mạnh.
>>> Xem thêm bài viết: Tại sao thời tiết thay đổi lại dể mắc bệnh đau xương khớp
Thuốc giảm đau tại chỗ
Trong những trường hợp đau nhức dữ dội do tổn thương, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ như:
- Lidocaine: Thuốc Lidocaine sẽ giúp co mạch và gây tê tại chỗ. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có thể giảm khả năng thụ cảm tín hiệu đau của dây thần kinh. Lidocaine thường được bào chế ở dạng bôi hoặc miếng dán. Tần suất sử dụng tốt nhất là 2–4 lần/ngày.
- Capsaicin: Capsaicin có khả năng giảm đau nhức tại chỗ, thường dùng trong thuốc giảm đau dạng bôi. Tuy nhiên, Capsaicin vẫn có thể gây kích ứng da nếu người có cơ địa nhạy cảm.
- Methyl salicylate: Methyl salicylate vừa có thể giúp giảm đau tại chỗ lại vừa giảm sung huyết niêm mạc. Hoạt chất này thường xuất hiện trong thuốc giảm đau xương khớp dạng dán hoặc bôi ngoài.
- Menthol: Menthol chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng gây tê, làm mát và giảm viêm. Phù hợp sử dụng trong trường hợp giảm đau nhức do bong gân, căng cơ hoặc bầm tím.
Thuốc chống thấp khớp
Thuốc chống thấp khớp chuyên dùng để điều trị các bệnh viêm khớp có cơ chế tự miễn. Ví dụ viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hay viêm cột sống dính khớp. Thuốc sẽ ức chế miễn dịch, ngăn ngừa tạo ra kháng thể tấn công các mô sụn và đầu xương.
Thuốc chống thấp khớp chống chỉ định trong các trường hợp:
- Tổn thương chức năng thận.
- Suy dinh dưỡng.
- Suy gan.
- Rối loạn tạo máu.
- Phụ nữ mang thai.
>>> Xem thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp uống thuốc gì và lưu ý như thế nào?
Khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp, người bệnh cần chú ý một số thông tin sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn chuyên gia, ngay cả khi dùng thuốc giảm đau không kê toa. Không tăng liều, giảm liều hay kéo dài, rút ngắn thời gian sử dụng.
- Nếu muốn kết hợp với các sản phẩm thuốc điều trị khác nên hỏi ý kiến của chuyên gia.
- Không dùng chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp.
- Nên báo ngay với các chuyên gia y tế nếu phát hiện biến chứng nguy hiểm.
- Sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây hại lên gan và thận hoặc cơ quan tiêu hóa. Vì vậy hãy kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện điều độ để giảm bớt tác dụng phụ.
Mong rằng qua bài viết trên, độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi “Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?”. Mỗi một bệnh lý sẽ có một phương thuốc điều trị phù hợp. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị chính xác nhất.
[Tư vấn chuyên gia] Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?Đau nhức xương khớp kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trong trường hợp đó, nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy khi đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu! 6 loại