Thoái Hóa Khớp Bàn Chân Và Những Hệ Luỵ Liên Quan

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa khớp bàn chân là tình trạng ngón chân bị biến dạng hoặc bào mòn gây sưng đau và viêm nhiễm. Mặc dù không gây nguy hiểm những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu để bệnh trở nặng có thể để lại hậu quả khôn lường. Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phương pháp điều trị là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp của mỗi người.

Thoái hóa khớp bàn chân là gì?

Đây là tình trạng viêm, sưng ở phần xương và sụn khớp bàn, ngón chân. Phần đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng, kèm theo phản ứng viêm và chất bôi trơn, dịch nhầy bị giảm sút. Dẫn đến hiện tượng đau và cứng khớp.

Thoái hóa khớp bàn chân là gì?

Thoái hóa khớp bàn chân không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau thường kéo dài dai dẳng. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ khác nhau, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như: biến dạng, lệch trục khớp. Thậm chí là tàn phế. Theo thống kê, có 10% bệnh nhân gặp bệnh lý này bị biến dạng. Gây tàn phế vì không được điều trị và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp bàn chân?

Theo các chuyên gia xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên những yếu tố sau được cho là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp bàn chân.

Tuổi tác

Sau 40 tuổi, mật độ xương suy giảm, tình trạng thoái hóa bắt đầu xuất hiện và có xu hướng tăng dần ở người cao tuổi. Theo thời gian cùng quá trình thoái  hóa tự nhiên khiến  sụn khớp mất dần tính đàn hồi dẫn đến các vấn đề về xương khớp.

Do di truyền

Gen di truyền có ảnh hưởng đến một số bệnh về khớp. Trong gia đình có người thân hoặc bố mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ mắc phải bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

Thừa cân, béo phì

Cân nặng dư thừa sẽ chèn ép lên các cơ quan xương khớp. Khiến chúng dễ bị quá tải, suy yếu và tổn thương nhanh hơn so với người bình thường. Đặc biệt, bàn chân có chức năng nâng đỡ cơ thể. Do vậy, quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn do sụn khớp bị mài mòn, hoặc quá tải trọng lượng.

Chấn thương do vận động mạnh

Khớp bị chấn thương hoặc quá sức do vận động mạnh sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp dẫn đến đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Nhiều chấn thương nhỏ trong quá trình chơi thể thao. Hoặc một số nghề nghiệp điển hình như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, bóng đá thường xuyên vận động mạnh sẽ gây ra tình trạng tổn thương cơ, gân, sụn khớp. Lâu dần, sụn khớp sẽ bị bào mòn đã đến thoái hóa nghiêm trọng.

Do các bệnh lý liên quan

Các bệnh viêm đa khớp, viêm khớp mãn tính có thể hủy hoại sụn khớp, dẫn đến tình trạng khớp bị  thoái hóa gây ra các bệnh như viêm khớp nhiễm khuẩn, gút,…

Ngoài ra, thói quen ngồi lâu hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp bàn chân.

Dấu hiệu khi mắc bệnh thoái hóa khớp bàn chân

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau nhức mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết các dấu hiệu sớm sẽ góp phần ngăn chặn những tác dụng nguy hiểm về sau. Dưới đây là những dấu hiệu nổi bật của bệnh:

Đau nhức

Dấu hiệu khi mắc bệnh thoái hóa khớp bàn chân

Đây là triệu chứng tiêu biểu và phổ biến đối với người bệnh thoái hóa khớp bàn chân. Giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm nhận được cơn đau khi vận động và sau đó dần tan biến. Khi bệnh trở nặng, cơn đau thường xuất hiện âm ỉ, lâu dần trở nên dữ dội và kéo dài.

Cứng khớp

Khớp bàn chân sẽ xuất hiện tình trạng tê bì, cứng khớp vào buổi sáng. Điều đó khiến việc sinh hoạt, vận động không được thoải mái, linh hoạt.

Sưng đỏ

Ở giai đoạn bệnh nặng, các khớp sẽ bị sưng tấy và nóng đỏ gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại.

Chân yếu

Bàn chân là nơi chống đỡ toàn bộ cơ thể, thoái hóa khiến các khớp chân bị bào mòn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và chân ngày càng yếu đi, giảm dần khả năng chống đỡ hơn bình thường.

Ngoài ra, thoái hóa khớp bàn chân còn có những triệu chứng sau:

  • Teo cơ do không tập luyện thể thao, ít vận động
  • Khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động
  • Tràn dịch khớp làm các vùng khớp bị sưng đỏ
  • Nhức cơ: các khối cơ trên cơ thể có thể bị đau nhức ở mức độ nhẹ
  • Biến dạng ngón chân: Các ngón chân bị biến dạng, xuất hiện tình trạng co quắp

Thóa hóa khớp bàn chân thường gặp ở đối tượng nào?

Bệnh lý về xương khớp này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Không chỉ người cao tuổi mà từ 40 tuổi trở ra đã có hiện tượng thoái hóa khớp. Từ nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể đưa ra những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Người lớn tuổi: Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh do mật độ xương suy giảm, bào mòn,…
  • Nhóm người lao động chân tay, đặc biệt phải thường xuyên khuân vác nặng
  • Người thừa cân, béo phì
  • Những người đã có tiền sử bị chấn thương khớp như gãy chân, đứt dây chằng khớp gối,…

Cách phòng ngừa căn bệnh thoái hóa khớp bàn chân

Thoái hóa khớp không quá nguy hiểm đến tính mạnh. Nhưng các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa là cần thiết để có một sức khỏe tốt và kéo dài thành xuân. Bên cạnh chế độ tập luyện thể thao đều đặn. Người bệnh nên có chế độ ăn uống điều độ để kiểm soát cân nặng phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên.Giúp bảo vệ xương khớp, an toàn, lành tính, mang đến hiệu quả cao.

Sử dụng viên sủi Boca

Viên sủi xương khớp Boca được xem là bước tiến vượt bậc đối với bệnh xương khớp. Đây là sản phẩm chiết xuất từ những thành phần tự nhiên như hoạt chất  Harpagoside trong cây Móng Quỷ, Cao Vẹm Xanh, tinh chất Bromelain trong cây dứa rừng,… cùng Canxi, Kẽm, Collagen Tuýp 2. Giúp giảm đau nhanh chóng, bảo vệ xương khớp nói chung và khớp bàn chân nói riêng.

Viên sủi Boca

Không chỉ vậy, Boca còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, ức chế các tác nhân gây viêm. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng viêm khớp. Giúp sụn khớp chuyển động trở tru hơn và khớp bàn chân chắc khỏe. Các thành phần trong viên sủi Boca đã được kiểm chứng khoa học và được các chuyên gia xương khớp đầu ngành khuyên dùng. Sử dụng 2 viên sủi Boca mỗi ngày. Giúp giảm đau, tái tạo, phục hồi sụn khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Thoái khớp bàn chân nói riêng và bệnh thoái hóa khớp nói chung cần được cải thiện từ ngay hôm nay. Để tiến tới một hệ cơ xương khớp chắc khỏe. Nếu bệnh trở nặng, bạn nên đến các cơ sở Y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng.

Trên đây là những thông tin hưu ích dành cho bạn đọc về bệnh lý thoái hoá khớp bàn chân và những hệ luỵ liên quan. Mong rằng qua bài đọc trên, người bệnh sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp bảo vệ sức khoẻ xương khớp.

Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart