Thoái Hóa Khớp Cổ Chân – Căn Bệnh Không Thể Xem Thường

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa khớp cổ chân là một căn bệnh rất dễ gặp phải, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi hoặc những người đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, làm việc nặng, chấn thương… Nếu không được phát hiện và cải thiện đúng cách, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, gặp nhiều khó khăn khi đi đứng, lâu dần hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

thoai hoa kho co chan
Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Thoái hóa khớp cổ chân là hiện tượng phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng. Kèm với đó là phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn gây đau đớn, sưng và cứng khớp, thường xảy ra sau đi bộ.

Khoảng 90% người bị thoái hóa cổ chân do chấn thương hoặc bệnh lý có từ trước. 10% còn lại thuộc về tiền sử gia đình, thừa cân béo phì… Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. 

Khi mắc thoái hóa khớp cổ chân, sụn khớp sẽ bị bào mòn, khiến các xương cọ vào nhau khi di chuyển gây ảnh hưởng đến xương, dây chằng và các gân xung quanh khớp. Dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lực bẻ gãy và độ cứng của sụn khớp cổ chân cao gấp nhiều lần so với gối và háng. Nên khớp cổ chân ít bị thoái hóa hơn so với khớp gối và khớp háng. 

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Tùy theo tuổi tác, cân nặng, điều kiện sinh hoạt mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu thoái hoá khớp cổ chân khác nhau. Nhưng về cơ bản, các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp cổ chân có thể kể đến là: 

  • Xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp cổ chân và các khớp bị ảnh hưởng. 
  • Thường xuyên cảm thấy bàn chân bị nhức mỏi, đặc biệt khi  người bệnh vận động mạnh hoặc đi giày cao gót. Một số trường hợp sẽ cảm thấy đau nhức vào ban đêm.
  • Xuất hiện tình trạng khớp bị cứng lại, đặc biệt khi người bệnh không di chuyển một thời gian.
  • Các khớp bị biến dạng, to hơn mức bình thường. 
  • Khi cử động sẽ thấy tiếng kêu lục khục phát ra.
  • Cảm thấy  đau khi đi bộ do dây chằng yếu,  áp lực lên sụn lớn. Ngoài ra khi di chuyển, người bệnh có xu hướng dồn trọng lực lên mắt cá chân và gây mất cân bằng.
  • Khớp cổ chân kém linh hoạt khiến người bệnh hạn chế vận động
trieu chung thoai hoa khop co chan
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Biến chứng của thoái hóa khớp cổ chân

Mặc dù thoái hóa khớp cổ chân là căn bệnh ít phổ biến hơn so với thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng khó chữa. 

Hội chứng cứng khớp (Hallux Hardus)

Khi bệnh trở nặng, lớp sụn có thể bị mòn hoàn toàn. Điều này khiến cho xương bàn chân dính lại với nhau làm tê cứng ngón chân cái. Hiện tượng này được gọi là Hội chứng cứng khớp Hallux.

Khi mắc hội chứng này, việc cử động ngón chân cái khó khăn và việc đi lại cũng bị ảnh hưởng.

Viêm khớp biến dạng ngón chân cái (Bunion)

Trong khi chứng cứng khớp Hallux khiến ngón chân cái bị tê cứng thì hội chứng Bunion lại khiến ngón chân cái về phía các ngón chân khác. Hiện tượng này khiến cho chân người bệnh có thể bị đỏ, sưng và mất cân bằng khi đứng hoặc đi bộ.

Hình thành các nốt chai ở bàn chân

Ở những nơi chịu áp lực hoặc bị cọ xát nhiều sẽ hình thành các nốt chai ở chân. Tình trạng này gây ra cảm giác không thoải mái khi mang giày dép, đau khi đi lại.

bien chung cua benh

Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân

Mặc dù thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể mà ai cũng sẽ trải qua. Nhưng chúng ta vẫn có những cách để phòng ngừa. Dưới đây là những lời khuyên, hướng dẫn của các chuyên gia xương khớp đầu ngành. Nếu làm theo những lời khuyên này đều đặn hằng ngày, tình trạng thoái hóa khớp vẫn có thể được kiểm soát một cách hiệu quả:

  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức
  • Không vận động với cường độ cao khi chưa khởi động hoặc không có dụng cụ bảo vệ
  • Mang giày dép đúng kích thước, có độ mềm, tránh mang giày cao gót trong thời gian quá dài 
  • Tập thể dục thường xuyên và có chế độ tập phù hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe
  • Ăn uống khoa học, với đầy đủ vitamin và khoáng chất
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Có rất nhiều người khi cảm thấy đau nhức ở cổ chân sẽ uống thuốc giảm đau thay vì đi khám để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Cách này sẽ giúp họ giảm đau tạm thời. Tuy nhiên không thể điều trị tận gốc căn bệnh và gây ra nhiều hệ luỵ về sau. 

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và phương phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân phổ biến nhất. 

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Các nghiên cứu cho thấy, việc dùng các loại kem bôi có chứa thành phần: Capsaicin, tinh dầu bạc hà,…mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị làm giảm thoái hóa khớp cổ chân.
  • Nếu người bệnh đang trong tình trạng béo phì, hãy giảm cân để giảm áp lực lên cổ chân.
  • Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
  • Sử dụng nẹp ở cổ chân hoặc mang giày chuyên dụng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, thực hiện lâu dài.
phuong phap dieu tri benh
Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp điều trị bằng thuốc

  • Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo là: Acetaminophen (Thuốc giảm đau); NSAIDS; Advil, Aleve (Thuốc chống viêm).
  • Sử dụng gel hoặc kem có chứa NSAID như: Voltaren, Lidocain (Aspercreme) hoặc Salicylat
  • Ngoài ra bạn có thể tiêm glucocorticoid. Tuy nhiên chỉ nên tiêm 3-4 lần/năm.

Phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh đã trở nặng và sử dụng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Đồng thời khi khả năng vận động bị hạn chế. Bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật. Một số cách phẫu thuật thường được áp dụng là: 

  • Nội soi: Đây là phương pháp không phổ biến, tuy nhiên khi có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp: Đây là phương pháp giúp cố định xương ở cổ chân.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: Phương pháp này thay thế toàn bộ cổ chân, sụn và những phần xương bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo.

Viên sủi xương khớp Boca – giải pháp hoàn hảo cho người đau nhức xương khớp

Với các thành phần: chiết xuất Harpagoside từ cây móng quỷ, chiết xuất dứa rừng, Collagen Tuýp 2, cùng nhiều dưỡng chất quý, Boca có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp xương khớp vận động linh hoạt. Không chỉ thế, nhờ ứng dụng công nghệ enzyme siêu hoạt hóa, giúp các dưỡng chất đi đến từng tế bào nhiễm bệnh, Boca mang lại hiệu quả gấp 89 lần các phương pháp thông thường. 

Sử dụng 2 viên sủi Boca mỗi ngày, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau nhức ở khớp cổ chân. Đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ, Boca được nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân tin dùng, phản hồi tốt khi không gây tác dụng phụ và tái phát trở lại. Hiện tại sản phẩm đã có mặt tại nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Philippines, Mỹ,…

vien sui boca giai phap ho tro thoai hoa khop co chan
Viên sủi Boca – Giải pháp hỗ trợ thoái hóa khớp cổ chân

Trên đây là tất cả những gì bạn nên biết về căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Mỗi người nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thoái hóa ở vùng cổ chân. Khi có các triệu chứng liên quan, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng.

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart