Thoái hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không?

5/5 - (2 bình chọn)

Không chỉ gây đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động. Thoái hóa khớp còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Ngày nay, đây là căn bệnh không chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này cũng đang ngày càng gia tăng. Cùng Boca giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có chữa được không bằng bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Theo nghiên cứu gần đây, có tới 80% trường hợp mắc bệnh là những phụ nữ cao tuổi. Khớp gối nằm ở vị trí đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, mặt sau xương bánh chè và nhờ sụn khớp bao phủ. Vì vậy, đây là khớp chịu tác động của trọng lượng toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất.

dau hieu nhan biet trieu chung thoai hoa khop goi ro nhat
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khi thoái hóa khớp xảy ra thì bề mặt trơn của sụn trở nên thô ráp, sần sùi. Nếu sụn bị hao mòn hoàn toàn, phần xương bắt đầu cọ xát vào nhau, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và cản trở khả năng vận động. Đồng thời, màng hoạt dịch, dây chằng, gân cơ quanh khớp cũng bị tổn thương. 

Triệu chứng 

Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khác nhau. Ảnh hương không nhỏ tới cuộc sống thường ngày.

Đau khớp

Đây là triệu chứng phổ biến của thoái hóa xương khớp. Những cơn đau nhức khó chịu, âm ỉ sẽ xuất hiện trong vài tuần. Lúc đầu chỉ là các cơn đau nhức đầu gối. Càng về sau những cơn đau càng tăng dần về tần suất và mức độ. Đặc biệt, những cơn đau sẽ càng rõ rệt khi bệnh nhân vận động hay thay đổi tư thế. Tuy nhiên, cơn đau tăng khi vận động và di chuyển, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Cứng khớp

Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, tình trạng cứng khớp thường xảy ra. Điều này làm ảnh hưởng đến cử động của cơ thể. Khiến người bệnh khó thực hiện các động tác sinh hoạt thường ngày. Khớp gối sưng to, căng cứng về buổi sáng ngủ dậy, mất linh hoạt, khó thay đổi tư thế do viêm hoặc tràn dịch khớp. 

Tiếng động lạo xạo khi cử động khớp

Vùng khớp bị nóng và sưng lên khi mức độ thoái hóa trở nên nghiêm trọng. Nếu để tình trạng này kéo dài, khớp sẽ bị hư nặng, sụn bị mòn, gai xương mọc nhiều. Gây ra tiếng động lạo xạo khi di chuyển. Không chữa trị sớm có thể khiến khớp xương bị biến dạng, teo lại và thậm chí bại liệt.

Xương ma sát vào nhau

Các đốt xương bắt đầu cọ xát vào nhau khi sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn. Điều này khiến một số mảnh xương bị vỡ. Có thể cảm nhận dưới dạng khối cứng nằm rải rác xung quanh vùng khớp bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường phải đối mặt với những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. 

Cách-Phòng-Ngừa-Thoái-Hóa-Khớp-Gối-Mà-Bạn-Nên-Biết
Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối không phải là bệnh ngay lập tức có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Chức năng vận động bị suy giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Thậm chí còn có thể gây ra trầm cảm.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối là một dạng tổn thương làm suy giảm chức năng của đầu sụn khớp gối. Đặc biệt đây là căn bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải. Chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên cộng thêm với những tác nhân gây bệnh như chấn thương. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, làm việc nặng nhọc. Làm cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn. Trong y học hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. 

Ở độ tuổi ngoài 50, việc bào mòn diễn ra thường xuyên hơn nên sụn khớp ngày một mỏng đi. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn. Vì căn bệnh có liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm khá là khó xảy ra. Vì thế, rất khó để có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống. Giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động của khớp gối. Cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và phòng ngừa nguy cơ biến chứng, biến dạng khớp gối. 

Điều trị thoái hóa khớp gối

Để điều trị thoái hóa khớp gối có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào mà có phương pháp điều trị hiệu quả. Giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có chữa được không bằng một số phương pháp điều trị dưới đây.

Giảm cân, duy trì cân nặng

Theo nghiên cứu, những người bị dư cân thường dễ bị thoái hóa khớp gối hơn những người bình thường. Đây là phương pháp đơn giản. Đem lại hiệu quả và cần thực hiện đầu tiên. Đặc biệt, đối với những người mắc chứng thừa cân béo phì. Việc giảm bớt trọng lượng của cơ thể sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lên đầu gối. Từ đó, có thể giúp người bệnh giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa. 

Hơn nữa, duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp như tăng huyết áp hay đái tháo đường. Do đó giảm cân là một biện pháp cần thiết trong việc điều trị thoái hóa khớp gối.

Tập luyện

Tập luyện đều đặn sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh. Vì vậy, người bệnh nên tập luyện mỗi ngày tùy theo mức độ bệnh và cần lựa chọn những bài tập phù hợp như tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội. Việc luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Giúp cải thiện giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát bệnh tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng xoa bóp khớp gối để làm dịu cơn đau và thư giãn cơ bắp. Hơn nữa, đây cũng là các có thể giúp kích thích lưu thông máu hiệu quả. Lưu ý, cần thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

di bo giup khop goi hoat dong linh hoat
Đi bộ giúp khớp gối hoạt động linh hoạt

Người bệnh nên tập thói quen vận động 30 phút mỗi ngày, bằng các bài tập cường độ thấp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Điều này giúp thuyên giảm tình trạng đau khớp, tăng cường sức mạnh cơ và duy trì cân nặng ở mức ổn định. Ngoài ra nhiều bệnh thân cũng có thắc mắc thoái hóa khớp có tập yoga được không? Nghiên cứu cho thấy, yoga là môn thể thao hữu ích cho người mắc bệnh liên quan tới xương khớp. Không chỉ xoa dịu cơn đau hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn cấp của đau khớp, tập yoga còn cải thiện tâm trạng thoải mái, giải tỏa căng thẳng do triệu chứng của bệnh gây ra.

Chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ tốt cho bệnh thoái hóa khớp mà còn tốt cho sức khỏe nói chung. Người bệnh cần thực hiện ăn uống theo kế hoạch để đảm bảo kiểm soát cân nặng, giúp sụn khớp linh hoạt hơn và cải thiện tình trạng viêm. Người thoái hóa khớp gối nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chứa nhiều Vitamin C, Omega-3,…

Chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ dưỡng chất và lành mạnh chính là tiền đề để có được sức khỏe tốt. Bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Để kiểm soát triệu chứng đau, viêm khớp, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành, giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp, cứng khớp cũng như bảo vệ sụn khớp khỏi nguy cơ bị phá hủy. Thực phẩm giàu Magie như quả bơ, đậu nành, đậu Hà Lan giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ Canxi, tăng mật độ khoáng xương, giảm rủi ro gãy xương do thoái hóa. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Giúp thư giãn cơ khi chúng bị quá tải. Từ đó làm dịu các khớp bị cứng, các cơ bị đau. Nhiệt có tác dụng với những cơn đau mãn tính dai dẳng, loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ. Khi khớp gối sưng đau thì nên chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Sau đó, có thể chườm nóng để cải thiện tình trạng cứng khớp.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là phương pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp. Khi gặp phải cơn đau do thoái hóa hoặc các bệnh về xương khớp gây ra người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động khớp nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp khi nghỉ quá lâu.

Qua bài viết trên, hy vọng câu hỏi thoái hóa khớp gối có chữa được không cho người đọc. Cùng Boca bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn ngay hôm nay.

Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A-B Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart