Thoái Hóa Khớp Ở Người Cao Tuổi, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi do cơ thể không đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh xương. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa do thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân, cách điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi là như thế nào? Mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh

Khớp là bộ phận được tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cơ thể, giúp cho các xương hoạt động một cách nhịp nhàng, linh hoạt. Cấu tạo chung của một khớp bao gồm:

  • Bao khớp: Phần này bao bọc xung quanh khớp
  • Sụn khớp: Đây là phần có lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương
  • Dịch khớp: Phần này đóng vai trò là chất bôi trơn cho khớp hoạt động trơn tru

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật. Sụn, khớp và quanh khớp cùng với tình trạng áp lực của sụn khớp trong thời gian dài dẫn đến tình trạng lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên mỏng đi làm cho khớp không thể vận hành tốt. Phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ...

Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do tuổi tác

Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là do tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp của sụn của các khớp lại càng có xu hướng suy giảm. Vì thế các tế bào bị bào mòn và không được tái tạo khiến sụn bị thoái hóa nhanh. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt không điều độ và các nguyên nhân chủ quan khác.

Thực tế cho thấy, sau độ tuổi trưởng thành thì các tế bào sụn cũng dần mất đi khả năng sinh sản và tự tái tạo nên dẫn đến tình trạng các khớp bị bào mòn dần. Những người càng lớn tuổi thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ hơn khiến chân đau nhức, đặc biệt khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột hay trời lạnh.

>>> Xem thêm: [Đừng Bỏ Lỡ] Chế Độ Ăn Cho Người Thoái Hóa Khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới nhiều hơn

Việc mang thai sức nặng của thai nhi gây áp lực lớn lên cột sống và xương khớp. Mặt khác, người mẹ không được bổ sung gầy đủ. Trong khi đó, lượng canxi mà em bé cần là rất lớn. Đây cũng là lý do phụ nữ hậu sản thường bị loãng xương. 

Nguyên nhân tiếp theo gây ra bệnh lý này do tính chất công việc. Thói quen đi giày cao gót ảnh hưởng nặng nề đến xương khớp. Chính vì vậy, phụ nữ bị thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới. 

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi do béo phì

Thừa cân, béo phì cũng là một yếu tố gây ra bệnh thoái hóa khớp gối. Các nghiên cứu cho thấy, cân nặng gây áp lực nặng nề lên khớp xương. Phụ nữ béo phì bị thoái hóa khớp gối cao hơn 6 lần so với người bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi do chấn thương 

Những chấn thương cũng ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đó, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn.

>>> Tham khảo thêm: Sẽ Thế Nào Nếu Thoái Hóa Khớp Không Điều Trị Sớm?

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp ở người cao tuổi do luyện tập sai cách

Vận động mang lại những lợi ích to lớn cho người bệnh. Nếu vận động không đúng cách khiến cho quá trình thoái hóa nhanh hơn. Ngược lại, bạn lười vận động sẽ làm cho các cơ trở nên lỏng lẻo. Sự linh hoạt suy giảm dẫn đến các bộ phận liên quan bị tác động nặng nề.

Vì vậy, việc tập luyện thế nào cho phù hợp vô cùng quan trọng. Cần tham khỏe ý kiến của chuyên gia để có những phương pháp tập luyện đúng cách.

Nguyên nhân do tính chất công việc

Nếu thường xuyên làm việc quá sức, vận động mạnh khiến cho các sụn khớp bị bào mòn thoái hóa. Tình trạng này thường xảy ra ở những người làm việc chân tay.

Một số nguyên nhân khách quan khác

Vấn đề thường gặp nhất hiện nay là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Không những vậy, sinh hoạt sai tư thế hay lạm dụng thuốc cũng tác động tới bệnh lý.

Dinh dưỡng là vấn đề mà mọi người cần phải quan tâm. Do cuộc sống bận rộn, nhiều người sử dụng thức ăn nhanh. Lạm dụng chất kích thích dẫn đến cơ thể không hấp thụ được canxi. Việc ăn uống thiếu chất hay sử dụng rượu bia khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng và những loại thoái hóa khớp thường gặp

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau tại khớp bị thoái hóa, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp.

Khớp bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường sẽ giảm sau một vài phút vận động. Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Những phần thoái hóa khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó vận động. 

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp biểu hiện ra sao?
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp biểu hiện ra sao?

Các triệu chứng này rất đa dạng mà không có nguyên nhân cụ thể nào, lúc đau, lúc không. Khi thay đổi thời tiết, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là thời tiết ẩm ướt đi kèm với giảm áp suất không khí, thường là những thời điểm giao mùa.

Cách điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Một trong những nguyên tắc chung để điều trị bệnh thoái hóa khớp là làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Duy trì và điều trị giúp các chức năng của các khớp xương phục hồi, hạn chế tình trạng cứng khớp.

Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi không dùng thuốc

Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi mà không cần dùng thuốc như sau:

  • Tập luyện thể dục: Tập luyện thường xuyên sẽ giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn, hạn chế co cứng. Quá trình tập luyện sẽ kích thích máu lưu thông và vận chuyển đến các cơ quan, xương khớp dễ dàng hơn, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và tái tạo khớp.

Bạn nên bắt đầu với những bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe. Nếu tình trạng nặng bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe để được tư vấn phù hợp.

  • Bổ sung chế độ ăn giàu vitamin D và C: Thực phẩm chứa nhiều vitamin D và C sẽ giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ canxi vào xương, ngăn ngừa quá trình loãng xương, đồng thời giúp bảo vệ xương khớp.
  • Giảm cân: Giảm cân cũng chính là một trong những cách giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra. Người bệnh không nên tự ý giảm cân mà hãy nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ giảm cân an toàn và khoa học.
Những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi bằng thuốc và thực phẩm chức năng

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi đó là

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau được bác sĩ sử dụng để giảm nhanh triệu chứng đau cho bệnh nhân đau nhẹ. Tác dụng giảm đau của Paracetamol kém xa các thuốc chống viêm khác. Thuốc này có thể dùng riêng lẻ hoặc cũng có thể phối hợp chung với các loại thuốc giảm đau, chống viêm khác nhưng người bệnh nên thận trọng bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Viên sủi xương khớp Boca

Hiện nay có khá nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp với hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên dẫn đầu thị trường xương khớp thì không thể không nói đến Viên sủi xương khớp Boca. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Enzyme siêu hoạt hóa từ CHLB Đức kết hợp với chất Harpagoside có trong cây Móng quỷ giúp đem lại hiệu quả cao gấp 89 lần phương pháp khác.

Thoái hóa khớp là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm thậm chí là liệt. Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để có phương án chữa bệnh kịp thời. Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart