Thoái Hóa Khớp Tay: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cơ Bản

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa khớp tay là tình trạng rất dễ xảy ra trên đối tượng người lớn tuổi. Bệnh gây đau và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động hàng ngày. Đây là căn bệnh đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất. Tuy không thể điều trị dứt điểm, nhưng người bệnh vẫn có thể sử dụng một vài phương pháp để giảm thiểu cơn đau.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp ở tay?

Thoái hóa khớp tay được xem là tình trạng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nói chung. Tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp bàn tay, ngón tay sẽ bị mài mòn và viêm. Lâu dần sẽ gây cứng khớp, khó vận động, đau nhức nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa phát triển nặng hơn, hai đầu xương sẽ va vào nhau gây biến dạng.

Ai dễ mắc phải bệnh thoái hóa khớp tay?
Ai dễ mắc phải bệnh thoái hóa khớp tay?

Tuổi cao là yếu tố cao nhất của bệnh. Bởi tuổi cao khiến cho lượng máu nuôi dưỡng vùng khớp giảm sút, sự lão hoá sụn cũng thế mà rõ rệt hơn. Từ đó làm cho sụn có sức chịu đựng kém hơn. Thoái hóa khớp tay thường hay gặp nhất ở độ tuổi từ 60-65 tuổi. Tỉ lệ thoái hóa khớp có xu hướng tăng dần ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70-79 tuổi. Mặc dù vậy, ngay khi vừa bước qua độ tuổi 55, biểu hiện của bệnh đã bắt đầu xuất hiện. 

Bệnh thoái hóa khớp tay thường gặp ở nữ giới nhiều hơn (khoảng 75%, nhiều gấp 3 lần so với nam giới). Trong số đó, có đến 1/3 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh là người béo phì.

>>> Xem thêm: Thoái Hóa Khớp Tay: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cơ Bản

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh thoái hóa chính là tuổi tác. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác khiến bệnh xảy ra sớm hơn như:

  • Làm việc dùng đến bàn tay nhiều: Những người làm việc với bàn tay như công việc nội trợ rất dễ mắc bệnh. Không những thế, bệnh thoái hóa khớp còn hay gặp ở bàn tay vận động nhiều hơn, người thuận tay nào thì thường sẽ bị thoái hoá bên đó. Khi bị thoái hoá thì các khớp bàn tay thuận cũng có biểu hiện nặng hơn.
Những nguyên nhân gây ra căn bệnh này?
Những nguyên nhân gây ra căn bệnh này?
  • Thiếu hụt canxi: Tỷ lệ người bị thoái hóa do thiếu canxi chiếm đa số là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. 
  • Do chấn thương: Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Sự liên kết giữa những khớp xương tay sẽ trở nên lỏng lẻo hơn sau chấn thương. Khớp trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, chấn thương làm xương chịu nhiều áp lực, bị suy yếu và tăng nguy cơ thoái hóa. 
  • Do bệnh lý khác: Bệnh có thể xuất hiện khi viêm khớp dạng thấp, bệnh gút và rối loạn chuyển hóa như tiểu đường. 

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp tay

Bệnh thoái hóa khớp ở tay có những dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau:

  • Đau khớp: Triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh. Trong giai đoạn đầu, cơn đau chỉ âm ỉ tại các khớp, nhưng theo thời gian, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị đau nhức nhiều hơn khi trời trở lạnh hoặc khi vận động nhiều,…
  • Phát ra tiếng kêu: Khi cử động tay sẽ phát ra tiếng lục cục tại do các đầu xương ma sát ở khớp.
  • Cứng khớp: Người bệnh sẽ khó uốn cong hay gập duỗi các khớp ngón tay. Cứng sớm xảy ra nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy (khi không sử dụng tay). Cứng khớp sẽ thuyên giảm sau khi người bệnh xoa bóp các đầu ngón tay trong khoảng 5-10 phút. 
  • Sưng đỏ khớp: Thoái hóa khớp gây ra phản ứng viêm dẫn tới sưng đỏ tại các khớp. 
  • Dị dạng khớp: Ở thể nặng, người bệnh có khả năng bị dị dạng khớp. Thoái hóa khiến sẽ khiến khối xương cứng hình thành, phình to. Người bệnh có thể thấy được bằng mắt và cảm nhận được khi chạm vào. 
  • Nóng ran bàn tay: Cảm giác nóng ran tại các khớp bị tổn thương trên tay xảy ra thường xuyên. Bệnh thoái hóa khớp tay sẽ làm mất đi tính linh hoạt, gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật.

>>> Tham khảo thêm: Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Thoái Hóa Khớp Bàn Tay

Lưu ý phòng tránh bệnh

Để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp tay xảy ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tránh lao động nặng, gây áp lực lên tay trong một thời gian dài. Nếu làm việc với tay liên tục thì cần có thời gian cho bàn tay được nghỉ ngơi.
  • Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp ở cổ tay, bàn tay và ngón tay, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn.
Những điều cần lưu ý khi phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp tay
Những điều cần lưu ý khi phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp tay
  • Mỗi ngày nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm khoảng 2 lần, mỗi lần 10 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên vận động cơ thể.
  • Khi bị chấn thương ở tay hoặc bị mắc các bệnh về chuyển hoá thì nên đi tới phòng khám ngay lập tức. Tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia là cách tốt nhất để chấm dứt bệnh.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa khớp tay cũng như những cách nhận biết và phòng ngừa hợp lý. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho độc giả trong việc điều trị bệnh.

>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Về Bệnh Thoái Hóa Khớp Khuỷu Tay

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart