Thoát Vị Đĩa Đệm Sống Lưng – Căn Bệnh Đáng Báo Động

5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm sống lưng là tình trạng phổ biến nhất trong số những bất thường về thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh gây ảnh hưởng 2-3% dân số nước ta và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu của các cuộc phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Vì thế, mỗi người cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Thoát vị đĩa đệm sống lưng là gì?

Cột sống của con người là các đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống gồm 7 xương ở cổ, 12 xương ở ngực và 5 xương ở thắt lưng. Mỗi xương này lại được lót bởi đĩa đệm để hấp thụ các chấn động từ hoạt động hàng ngày như đi lại, nâng và vặn người…

Thoát vị đĩa đệm sống lưng gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm sống lưng gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm sống lưng là một dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Thoát vị xảy ra khi lớp vòng sợi bên ngoài mất khả năng giãn hoặc bị rạn rách. Sau đó khiến nhân nhầy bên trong thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh. Vị trí đốt sống lưng dễ gặp thoát vị nhất là đốt L4 và L5. Bởi hai vị trí đốt này phải gánh trọng tải của nửa trên cơ thể và chịu áp lực nhiều nhất khi hoạt động.

Thoát vị đĩa đệm sống lưng được chuyên gia đánh giá là bệnh lý xương khớp thường gặp và nguy hiểm nhất. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển và sinh hoạt của người bệnh, thậm chí còn gây ra biến chứng teo cơ, bại liệt hoàn toàn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm sống lưng như:

  • Thoái hóa cột sống ở độ tuổi 30-50. 
  • Gặp tai nạn hoặc chấn thương cột sống do lao động hoặc làm việc nặng khiến đĩa đệm bị rách.
  • Mắc các hội chứng bẩm sinh như gù, vẹo cột sống,…
  • Yếu tố di truyền.
  • Tăng cân, béo phì.
  • Hút thuốc nhiều khiến nồng độ oxy bị giảm.
  • Dinh dưỡng nuôi các mô, xương và đĩa đệm không đủ.
  • Tư thế sai và tập thể dục không đúng cách.

>>> Xem thêm: [Giải – Đáp] Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không?

Các giai đoạn bệnh

Người bị thoát vị đĩa đệm sống lưng sẽ trải qua 4 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Cột sống bắt đầu mất cân bằng và mất ổn định. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhưng đã bắt đầu cảm thấy khó chịu.
  • Giai đoạn 2: Người bệnh cảm thấy đau nhức nhiều hơn và nhức mỏi tại một số vị trí nhất định. Thế nhưng triệu chứng đau này lại chưa rõ rệt nên người bệnh còn chủ quan không đi khám.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy bị thoát ra ngoài, chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh ở lưng. Người bệnh luôn cảm thấy mỏi xương và đau nhức dữ dội ở lưng.
  • Giai đoạn 4: Trong giai đoạn cuối của bệnh, cơn đau sẽ từ lưng lan xuống hông, đùi và chân. Bệnh sẽ gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh lý này diễn ra theo 4 giai đoạn khác nhau
Bệnh lý này diễn ra theo 4 giai đoạn khác nhau

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sống lưng điển hình

Theo thống kê, hơn 70% dân số thế giới gặp phải những triệu chứng đau lưng ít nhất một lần trong đời. Mà đau lưng lại là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm sống lưng. Tuy nhiên, mỗi người cũng có mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Nên cũng có thể gặp đau ít hoặc đau dữ dội, đột ngột hoặc âm ỉ.

Những triệu chứng cụ thể để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm sống lưng:

  • Xuất hiện các cơn đau, đặc biệt là khi cúi người, ho hoặc hắt hơi. 
  • Ngồi, đứng hoặc nằm sấp quá lâu bị đau nhức, càng lâu càng khó cử động.
  • Ngoài tình trạng đau nhức lưng thì người bệnh còn gặp phải tình trạng đau dây thần kinh tọa.
  • Đau lan xuống nhiều vị trí do chèn ép lên dây thần kinh. 
  • Người bệnh có thể bị rối loạn đại, tiểu tiện, rối loạn cương dương (nam giới).
  • Đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng nhiều khi vận động, đôi khi cảm giác tê bì, đau nhức hoặc bỏng rát.
Thoát vị đĩa đệm sống lưng có những biểu hiện ra sao?
Thoát vị đĩa đệm sống lưng có những biểu hiện ra sao?

Thoát vị đĩa đệm sống lưng gây ra rất nhiều bất tiện. Không những thế, nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tiểu tiện không tự chủ: Dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép khiến chức năng của cơ tròn có nguy cơ bị rối loạn. Mà nhiệm vụ của cơ tròn lại là điều khiển đại và tiểu tiện. 
  • Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường sẽ xuất hiện ở vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị chèn ép. Những vùng da này sẽ bị nóng, lạnh, tê bì hoặc khó chịu bất thường.
  • Teo cơ chi: Phần đĩa đệm bị chèn ép làm gián đoạn khả năng liên lạc từ não bộ đến các cơ. Do đó cơ không tiếp nhận được thông tin, chức năng bị suy giảm và teo cơ. Người bệnh sẽ mất khả năng lao động và sinh hoạt khó khăn.
  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Đau ở chân theo từng cơn, đặc biệt lúc di chuyển. Ngồi nghỉ đỡ đau và sẽ đau trở lại khi vận động.
  • Liệt hoặc tàn phế: Người bệnh khó hoặc không còn khả năng đi lại hoặc vận động, phải phụ thuộc vào người khác. Chính vì thế, đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị thoát vị đĩa đệm sống lưng.

>>> Tham khảo thêm: Những Triệu Chứng Nguy Hiểm Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm sống lưng

Ngay khi phát hiện đau nhức xương khớp sớm, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm sống lưng phổ biến là:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang sẽ giúp xác định vị trí thoát vị một cách chính xác. Đồng thời xác định được nguyên nhân gây đau như u, nhiễm trùng, gãy xương,…
  • Chụp cắt lớp vi tính: Cung cấp chụp hình ảnh cắt ngang bộ phận của cơ thể tại vị trí cột sống thắt lưng. Nhờ hình ảnh đó, bác sĩ có thể quan sát được các vấn đề về cấu trúc cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp xét nghiệm tạo ra hình ảnh 3D cấu trúc cơ thể, giúp phát hiện như phì đại, thoái hóa đĩa đệm và các khối u,… nếu có.
  • Chụp tủy đồ: Phát hiện các áp lực gây lên tủy sống hoặc dây thần kinh do đĩa đệm, gai xương hoặc khối u.
  • Đo điện cơ đồ: Đo xung điện dọc theo dây thần kinh ngoại vi, rễ thần kinh và mô cơ để biết nguyên nhân gây đau.

Trên đây là tất cả các thông tin có liên quan đến thoát vị đĩa đệm sống lưng. Mong rằng bài viết này đã giúp độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh lý để chăm sóc và phòng ngừa.

>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart