Hệ thống xương khớp đóng vai trò rất quan trọng trong các chức năng vận động của cơ thể. Chính vì vậy, đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất bởi nhiều yếu tố khác nhau. Người mắc bệnh lý về xương khớp không những đau nhức mà còn có nguy cơ bị teo cơ, tàn phế,… Hãy cùng tìm hiểu về bệnh xương khớp phổ biến hiện nay để đưa ra được hướng điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu về bệnh lý xương khớp thường gặp
Có rất nhiều bệnh lý về xương khớp khác nhau. Có thể kể đến như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương… Và rất nhiều bệnh lý, vấn đề xương khớp khác nhau.
Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp là một loại bệnh rối loạn ảnh hưởng tới các khớp xương trên cơ thể. Ví dụ như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, vai,… Người mắc bệnh viêm khớp sẽ thường xuyên cảm nhận thấy cảm giác đau nhức, sưng tấy đỏ các khớp. Lâu dần dẫn đến hoạt động bị hạn chế.
Theo nghiên cứu hiện đại có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Trong đó phổ biến nhất vẫn là:
- Viêm khớp vai: Xảy ra khi các phần mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng,… bị tổn thương.
- Viêm khớp cổ tay: Khớp nối ở cổ tay bị bào mòn gây viêm và đau.
- Viêm khớp cùng chậu: Viêm khớp giữa cột sống và xương chậu. Mỗi bệnh nhân có thể bị viêm 1 hoặc nhiều khớp khác nhau.
- Viêm khớp háng: Khớp háng bị viêm nhiễm ở một hoặc cả 2 bên gây ra đau. Các cơn đau có thể lan xuống đùi, chân, thắt lưng hoặc hông.
- Viêm khớp gối: Sụn khớp gối bào mòn và cọ sát vào nhau gây đau nhức đầu gối và khu vực lân cận.
- Viêm khớp dạng thấp: Do rối loạn tự miễn, khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể.
Bệnh thoái hóa
Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, làm suy giảm dịch khớp. Lớp sụn khớp này sẽ bị mỏng dần theo thời gian và xù xì khiến khớp đau nhức khi vận động. Bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra do tuổi tác cao, béo phì, dị dạng bẩm sinh hoặc do di truyền.
Biểu hiện thường gặp nhất của thoái hóa là đau, cứng và sưng khớp, đặc biệt là khi vận động. Nếu không chữa trị kịp sẽ có thể trở thành mãn tính và xuất hiện thành nhiều biến chứng khác nhau. Nặng nhất là người bệnh có nguy cơ bị tàn phế vĩnh viễn. Để phòng bệnh thoái hóa hiệu quả, người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày. Cộng thêm kết hợp ăn uống điều đủ dinh dưỡng, tránh vận động quá mạnh và đột ngột.
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu (bên trong đốt sống). Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc nền đĩa đệm bị rách, hoặc nứt,…
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm nhưng phần lớn là do di truyền, tuổi tác, sai tư thế, chấn thương, thừa cân… Triệu chứng bệnh điển hình nhất là tình trạng đau nhức, tê chân tay, hạn chế khả năng vận động… Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có thể dùng phương pháp thần kinh cột sống hoặc vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và lao động đúng cách.
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Bệnh khiến cho xương giòn hơn và dễ bị tổn thương dù là tác động nhẹ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắc bệnh loãng xương. Nhưng phổ biến nhất vẫn là tuổi tác cao và người sau mãn kinh.
Những triệu chứng của loãng xương cũng rất dễ phát hiện, điển hình là:
- Thường xuyên đau nhức xương.
- Cột sống lưng bị các cơn đau cứng cơ, giật cơ.
- Chiều cao bị giảm do vẹo cột sống.
- Mắc thêm bệnh cao tiểu đường,huyết áp, thoái hóa,…
- Hay bị chuột rút.
- Người ớn lạnh và ra nhiều mồ hôi.
Để phòng ngừa loãng xương, bạn phải thường xuyên thực hiện bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu lực. Đồng thời hạn chế uống rượu, ngưng hút thuốc lá, ăn uống đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Làm gì để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp?
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh xương khớp mà bạn nên biết:
- Rèn luyện thể lực: Rèn luyện thể lực bằng các bài tập nhẹ sẽ giúp tăng cường cơ bắp. Đồng thời còn giúp làm chậm quá trình phân hủy sụn khớp. Mặc dù vậy, hãy lưu ý thực hiện các động tác khởi động trước khi vào bài tập.
- Giữ cân nặng hợp lý: Tăng cân sẽ làm các khớp chịu lực nhiều hơn, dẫn đến suy yếu. Không những thế, chất béo dư thừa còn giải phóng các chất có nguy cơ gây ra viêm xương khớp.
- Kiểm soát lượng đường: Lượng đường cao có thể hình thành các phân tử làm cứng và yếu sụn. Điều này khiến cho sụn xương dễ bị phá vỡ hơn.
- Bổ sung Omega-3: Omega-3 là chất dinh dưỡng cần thiết giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm khớp. Bạn hãy bổ sung omega-3 bằng các loại cá béo cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá thu, cá trích,…
- Lựa chọn giày phù hợp: Theo thống kê, nữ giới chiếm 2⁄3 số người bị thoái hóa khớp gối. Bởi nguyên nhân quan trọng là sử dụng giày cao gót gây căng thẳng cho phía trước và phía sau của đầu gối. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng giày có đế cao nhất có thể.
- Thăm khám bác sĩ: Khi cảm thấy có những dấu hiệu bất thường của bệnh, bạn hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Trên đây chúng tôi đã đồng hành cùng bạn để tìm hiểu về bệnh xương khớp phổ biến và cách phòng ngừa chi tiết. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn mỗi ngày để phát hiện và xử lý bệnh sớm nhất có thể.
>> Tham khảo thêm bài viết:
Người Bệnh Xương Khớp Nên Ăn Gì Để Giảm Đau Nhức?