Tổng Hợp Về Thoát Vị Đĩa Đệm Bạn Cần Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm đang là cái tên dần trở nên phổ biến. Bởi không khó để bắt gặp rất nhiều trường hợp trẻ tuổi mắc căn bệnh này. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, xung quanh nó là lớp vỏ và ở giữa chứa nhân nhầy. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng. Có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Và nếu người mắc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây tàn phế suốt phần đời còn lại. 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hay nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, hư hại. Hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thoái hóa hoặc chịu tác động tiêu cực nên bị rách, nứt. Điều này gây ra hiện tượng chèn ép lên phần tủy sống và các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau đớn và khó chịu cho người bệnh. 

acc 1 juwq e1667787409181
Thoát Vị Đĩa Đệm

Có hai dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành bệnh. Khi đó đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ vẫn chưa rách. Hầu như rất khó để phát hiện ra bệnh. Bởi người bệnh có thể thi thoảng bị tê tay, chân, không đau nhức.
  • Giai đoạn 2: Các cơn đau vẫn chưa rõ ràng. Bởi vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra tại nơi vòng xơ bị suy yếu và đĩa đệm phình to.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn triệu chứng bệnh rõ ràng nhất bởi vậy đây thường là giai đoạn người bệnh bắt đầu quá trình trị liệu của mình. Rễ dây thần kinh bị chèn ép do vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài.
  • Giai đoạn 4: Các cơn đau nhức xuất hiện với tần suất nhiều hơn, dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bởi khi đó, tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân mắc thoát vị đĩa đệm

Sau tuổi 30, quá trình lão hóa của cơ thể dần có những triệu chứng rõ ràng. Chức năng tái tạo giảm đi, sự thoái hóa diễn ra nhiều hơn. Khi đó, xảy ra hiện tượng mất cân bằng giữa sự tái tạo và thoái hóa của sụn khớp. Phần xương dưới sụn  khiến cho sụn khớp và xương bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

cho41 e1667787464696
Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Bởi vậy nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Cột sống khi đó không còn mềm mại, bên trong nhân nhầy lượng nước và tính đàn hồi không còn nữa. 
  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi. Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… tác động mạnh đến đĩa đệm và xương khớp. Bởi vậy, khi gặp những chấn thương bạn không nên chủ quan. Hãy thăm khám bác sỹ ngay lập tức để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó nhận ra. 
  • Béo phì: Khi không kiểm soát cân nặng cơ thể của mình, các chứng béo phì sẽ xảy ra. Khi đó, khớp gối bị áp lực bởi cân nặng cơ thể nên rất dễ gặp tình trạng thoát vị. Theo nghiên cứu chuyên gia, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường. 
  • Đặc thù công việc: Làm việc với một tư thế không thoải mái, hoặc làm các công việc nặng nhọc thường xuyên phải kéo, đẩy, khuân vác nặng. Nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ. Ít vận động trong nhiều giờ đồng hồ làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên. Trong khi làm việc bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế thường xuyên, không nên ngồi quá lâu. Di chuyển vận động sau khoảng 45-50 phút làm việc.
  • Bẩm sinh: Khác với những nguyên nhân trên. Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc từ khi rất trẻ sẽ dẫn tới thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường. Có thể do yếu tố di chuyển, người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thường gặp

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thoát vị gần như không rõ ràng. Tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép khác nhau. Chỉ khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua thì triệu chứng đau mới xuất hiện.

Ngoài ra, trong quá trình bị bệnh. Nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô và tạo nên phản ứng viêm. Tùy vào từng vị trí đau khác nhau, sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, cơ xương liên quan khác nhau.

  • Đau nhức tay hoặc chân: Đây là dấu hiệu đầu tiên và rất dễ nhận biết. Người bệnh có thể có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng. Các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Các cơn đau trở nặng hơn khi vận động, đi lại, có thể giảm khi đi một chỗ. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. 
  • Tê bì tay chân:Tê bì vùng thắt lưng, cổ vai gáy sau đó lan dần cơn đau xuống các bộ phận như mông, đùi, bẹn chân hay cả gót chân. Do nhân nhầy của điã đệm đã thoát ra ngoài làm chèn ép rễ thần kinh gây hiện tượng đau nhức.
  • Chóng mặt đau đầu: Người bệnh có thể gặp tình trạng chóng mặt, hoa mắt, đầu bốc hỏa do các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển và nuôi cấy tế bào não bị chèn ép. 
  • Bại liệt: Đây là triệu chứng nặng nề nhất của thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này, người bệnh khó có thể di chuyển đi lại vận động do các cơ suy yếu, dần dần dẫn tới teo cơ chân và tay, liệt các chi và phải ngồi xe lăn. Bại liệt thường xuất hiện ở giai đoạn nặng và sau một thời gian dài mắc bệnh mới biểu hiện triệu chứng. 

Top 5 cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Cũng giống như các bệnh về xương khớp khác. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có cách phòng tránh và giảm thiểu những cơn đau dành cho người bệnh.

Luyện tập

Đối với các bệnh lý về xương khớp. Việc duy trì thời quen luyện tập hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên thực hiện tập luyện các động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe nhẹ nhàng. Việc luyện tập vừa phải sẽ giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống. Nhờ vậy, các cơn đau sẽ giảm dần, tăng sự dẻo dai cho xương khớp. 

Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tránh những bộ môn thể thao vận động mạnh. Như chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ,… Các tư thế hoạt động, làm việc hàng ngày cũng cần được lưu ý. Hạn chế ngồi xổm, chạy nhảy lên xuống và vận động mạnh.  

Sử dụng thuốc Tây

Đây là một trong những phương pháp điều trị các loại bệnh phổ biến nhất. Các cơn đau sẽ được giảm dần sau khi sử dụng các liều thuốc giảm đau nhanh chóng. Nhưng sau thời gian hoạt động của thuốc, các cơn đau nhức có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

chua thoat vi dia dem bang thuoc tay e1667787487594
Cách Phòng Tránh

Tuy nhiên, việc chữa trị bằng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm đau tạm thời. Không điều trị tận gốc các nguyên nhân gây ra bệnh và dễ tái phát. Không chỉ vậy, nếu người bệnh lạm dụng thuốc một thời gian dài hoặc quá liều sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Từ dân gian, đã có rất nhiều những bài thuốc từ dân gian. Thường được bào chế từ các dược liệu từ tự nhiên nên có độ an toàn và lành tính rất cao. Trước khi quyết định sử dụng, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng. 

Phẫu thuật 

Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức. Kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu. Tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng. Mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.

Châm cứu 

Theo Y học Trung Hoa, châm cứu là phương pháp tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí đang bị tắc nghẽn. Từ đó cơ thể sẽ tự phục hồi và cân bằng. Có nghiên cứu cho rằng châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin – một loại hormone giúp giảm đau. 

cach chua thoat vi dia dem 2 e1667787503251
Thoát Vị Đĩa Đệm

Viên sủi Boca – Sản phẩm hội tụ thảo dược quý thiên nhiên 

Viên sủi xương khớp Boca là dòng sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Ứng dụng thành công công nghệ Enzyme siêu hoạt hoá độc quyền từ CHLB Đức. Ngoài ra, sản phẩm còn có bảng thành phần ưu Việt từ các loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm. Nhờ vậy, đem lại công dụng giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Người dung có thể an tâm khi sử dụng. Bởi sản phẩm đã được chứng nhận từ Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép và lưu hành. Viên sủi Boca đạt tiêu chuẩn chất lượng. Được sản xuất theo quy trình khép kín trên dây chuyền công nghệ hiện đại. 

bocasui
Viên Sủi Boca

Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Đơn vị phân phối: CÔNG TY TNHH MTV ALIFACO

Địa chỉ: Tầng 4, Tháp AB Imperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 096.102.9779

Website: bocavietnam.com.vn

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart