Tổng Quan Về Viêm Khớp Vai Và Hướng Điều Trị Chính Xác

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm khớp vai là bệnh lý không còn hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt trên đối tượng vận động nhiều. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi vận động và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt. Chính vì thế, người bệnh cần có hướng điều trị chính xác càng sớm càng tốt để khắc phục vấn đề. 

Thông tin tổng quan về bệnh viêm khớp vai

Theo các chuyên gia, cấu tạo của khớp vai gồm ba xương là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Trong đó, khớp vai là một trong các khớp lớn và phức tạp nhất trên cơ thể.

Bệnh viêm khớp vai là gì?
Bệnh viêm khớp vai là gì?

Đồng thời chúng giữ vai trò tương đối quan trọng đối với khả năng vận động của cơ thể. Không những thế, khớp vai còn liên quan đến các rễ thần kinh vùng cổ, lưng, các hạch giao cảm cổ,… Vì thế nếu bị viêm khớp vai, người bệnh sẽ vừa khó chịu, vừa bị hạn chế khả năng vận động.

Hiện nay, bệnh viêm khớp vai đang có dấu hiệu tăng dần và ngày càng trẻ hoá. Đa số các trường hợp đều chỉ đi thăm khám khi đã có biến chứng. Bệnh viêm quanh khớp vai chia ra thành 4 thể lâm sàng là:

  • Thể đau đơn thuần.
  • Thể đau vai cấp.
  • Thể giả liệt khớp vai.
  • Thể đông cứng khớp vai.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp vai xuất phát từ những tổn thương phần mềm quanh vai. Bên cạnh đó còn có thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến trường hợp này như:

  • Người cao tuổi bị thoái hóa khớp vai, xảy ra phổ biến ở người trên 50 tuổi.
  • Người làm việc nặng nhọc, thường xuyên hoạt động mạnh,….
  • Người từng bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông.
  • Người mắc một số bệnh lý khác liên quan đến thần kinh như tim mạch, tiểu đường,….
  • Người bị viêm bao hoạt dịch hoặc bị viêm gân cánh tay.
  • Người có tiền sử gãy xương đòn, hoặc xương bả vai, xương cánh tay,….
  • Người mắc bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa đốt sống vai gáy, thoát vị đốt sống cổ, loãng xương,…
  • Người từng có tiền sử phẫu thuật khớp vùng vai gặp biến chứng.
  • Bị va đập mạnh vào vai, chống tay xuống đất gây áp lực lên vai,….
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này

Dấu hiệu nhận biết

Tùy từng thể bệnh viêm khớp tay, bệnh có biến chuyển nhanh và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. một số dấu hiệu cụ thể khi mắc bệnh dễ nhận thấy nhất đó là: 

  • Cơn đau vai xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn khi vận động. Các cơn đau có thể đột ngột và đến vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu.
  • Những cơn đau tăng dần theo thời gian và lan đến các bộ phận khác như cánh tay, cẳng tay. Người bệnh khó có thể nằm nghiêng hoặc vận động vùng vai bị viêm.
  • Ở vị trí viêm khớp vai xuất hiện sưng đỏ kèm nóng rát khó chịu.
  • Khi xuất hiện cơn đau, người bệnh có xu hướng bị sốt nhẹ, ớn lạnh, đổ mồ hôi hột,…
  • Phát ra âm thanh lạo xạo mỗi khi cử động khớp vai.
  • Khó có khả năng phục hồi vận động ở vùng khớp vai.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng bởi các cơn đau không dứt.
Viêm khớp vai thường có biểu hiện như thế nào?
Viêm khớp vai thường có biểu hiện như thế nào?

Điều trị viêm khớp vai như nào hiệu quả?

Khi bị viêm khớp vai, người bệnh cần đến thăm khám và điều trị sớm khi thấy biểu hiện trên. Trong nhiều trường hợp, vì chủ quan coi đây là ảnh hưởng của việc lao động quá sức nên mọi người thường không thăm khám sớm. Vậy điều trị viêm khớp quanh vai như nào phù hợp? Dưới đây là một số cách:

  • Thuốc giảm đau sẽ được kê theo thang đo VAS của WHO hoặc dựa trên chỉ định của bác sĩ.
  • Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm vào bao gân hoặc bao thanh dịch dưới cơ delta.
  • Nội soi ổ khớp ở vai để lấy ra các tinh thể canxi lắng đọng bên trong.
  • Đây là chế phẩm từ máu có hàm lượng tiểu cầu cao, giúp kích thích hồi phục tự nhiên bên trong cơ thể. Từ đó, thúc đẩy quá trình hồi phục tại chỗ của mô tế bào tổn thương. Người bệnh có thể chấm dứt các cơn đau, đem lại hiệu quả điều trị lâu dài sau một thời gian sử dụng.
  • Trường hợp giả liệt khớp vai, phương pháp này sẽ được chỉ định. Trong trường hợp đứt gân do thoái hóa ở người 60 tuổi, quyết định phẫu thuật nối gân này cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.
  • Bằng các phương pháp đơn giản như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…Nếu viêm khớp không sưng nóng, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp nhiệt như hồng ngoại, sóng siêu âm, bó nến, sóng ngắn,…

Trên đây là tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến viêm khớp vai. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu đau bất thường thì không nên chủ quan. Thay vào đó, cần tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần theo sự chỉ định của bác sĩ.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart