Loãng xương là bệnh lý thường gặp khi tuổi cao, diễn ra nhiều ở phụ nữ. Bệnh lý này thường diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng loãng xương ở phụ nữ như nào và cách phòng ngừa, khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Triệu chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ bạn nên chú ý
Loãng xương hay còn được gọi là bệnh xốp xương hoặc bệnh giòn xương. Đây được hiểu là tình trạng xương liên tục bị mỏng dần, mật độ xương giảm dần theo thời gian. Do đó xương rất dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ chấn thương nhẹ. Chứng gãy xương do loãng xương xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào. Nhưng thường gặp nhất là xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay.

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh mà loãng xương được phân thành 2 loại gồm: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát là sự phát triển của bệnh có liên quan trực tiếp tới tuổi tác hoặc hiện tượng mãn kinh ở nữ giới. Tuổi cao làm mất cân bằng giữa tế bào xương mới được tái tạo và các mô xương bị hủy.
Từ đó dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương. Còn loãng xương thứ phát sẽ được xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng loãng xương này do liên quan tới các bệnh mạn tính hoặc sử dụng thuốc không đúng. Các nguyên nhân dẫn tới loãng xương thứ phát bao gồm mắc bệnh cường giáp, tiểu đường, gan mạn tính, nhiễm sắc tố sắt, thiếu hụt dưỡng chất,…
Các triệu chứng bệnh loãng xương ở phụ nữ dễ dàng nhận thấy nhất:
- Biến dạng cột sống bệnh nhân như bị vẹo, gù. Các đốt sống lưng có thể bị gãy gây giảm chiều cao.
- Xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt ở phần lưng. Các cơn đau dai dẳng, lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Có thể gãy xương ngay cả khi gặp các chấn thương nhẹ hoặc thậm chí không xảy ra chấn thương.
- Ảnh hưởng đến lồng ngực và các thân đốt sống, gây đau ngực, khó thở,…
- Người bệnh có thể gặp tình trạng giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp, khó cúi, gập người,..
>>> Xem thêm: Chuyên Gia Tư Vấn Cách Điều Trị Loãng Xương Ở Người Già
Nguyên nhân phổ biến nhất gây loãng xương ở phụ nữ
Một số nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ:
- Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn vì phụ nữ có tổng khối lượng xương thấp hơn.
- Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc bị suy giảm estrogen do chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Phụ nữ gầy và nhỏ người thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn những người cơ thể bình thường.
- Mắc các bệnh lý như bệnh nội tiết, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, hội chứng cushing,…
- Tác dụng phụ do thuốc corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
- Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi, vitamin D, omega-3,…
- Lười vận động, không luyện tập dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.
- Người thường xuyên vận động, khuân vác vật nặng.
- Sử dụng chất kích thích thúc đẩy và làm suy yếu hệ thống xương khớp.
- Tiền sử trong gia đình đã có người từng bị bệnh loãng xương từ trước.

Cách khắc phục bệnh lý loãng xương ở phụ nữ
Điều trị loãng xương ở phụ nữ chủ yếu bằng cách kết hợp giữa phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc.
Phương pháp không dùng thuốc
Phương pháp không dùng thuốc chủ yếu tập trung vào việc thay đổi các vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống: Người bệnh nên đi thăm khám và bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là canxi theo nhu cầu của cơ thể. Đồng thời, bạn nên kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu cân.

- Chế độ sinh hoạt: Hạn chế ngồi một chỗ, vận động cơ thể thường xuyên để tăng sự dẻo dai, đi lại cẩn thận, hạn chế va chạm hoặc té ngã.
- Sử dụng dụng cụ nẹp chỉnh hình để giảm sự tỳ đè lên cột sống và đầu xương hoặc các xương vùng hông.
>>> Đọc thêm: Dấu Hiệu Bệnh Loãng Xương Mà Bạn Cần Biết
Phương pháp dùng thuốc
Phương pháp dùng thuốc chủ yếu để bổ sung đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và vitamin D khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc chống hủy xương như:
- Thuốc Zoledronic acid truyền tĩnh mạch liều lượng 5mg/100ml mỗi năm.
- Thuốc Calcitonin chỉ định cho người bị đau do loãng xương, liều lượng 50-100 IU/ngày.
- Những nhóm thuốc khác được sử dụng trong điều trị loãng xương như Strontium ranelate (Thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương), thuốc Deca-Durabolin và Durabolin (Thuốc tăng quá trình đồng hóa),…
Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến các triệu chứng loãng xương ở phụ nữ cũng như cách điều trị hiệu quả. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho bạn trong quá trình tìm hiểu và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
>>> Tham khảo thêm: Người Bị Bệnh Loãng Xương Thiếu Chất Gì?