Chuyên Gia Tư Vấn Chế Độ Ăn Cho Người Loãng Xương Tiêu Chuẩn

5/5 - (1 bình chọn)

Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng xương bị mỏng dần theo thời gian. Mật độ xương giảm dần kéo theo việc xương dễ tổn thương và bị gãy, dù chỉ chấn thương nhẹ. Khi gặp tình trạng này, chuyên gia khuyến cáo nên xây dựng chế độ ăn cho người loãng xương thật đầy đủ dưỡng chất. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ hạn chế gặp phải những ảnh hưởng của bệnh.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Loãng xương không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, bệnh thường diễn tiến âm thầm nên khó nhận biết. Một số trường hợp đến khi gặp biến chứng của bệnh mới được phát hiện.

Tìm hiểu bệnh loãng xương là gì?
Tìm hiểu bệnh loãng xương là gì?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương

  • Đau nhức đầu xương: Bệnh gây ra cảm giác mỏi dọc các xương dài, nặng hơn là bị đau nhức toàn thân. Cảm giác châm chích như bị kim chích trên cơ thể.
  • Đau cột sống, thắt lưng và hai bên liên sườn: Loãng xương làm ảnh hưởng tới dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Do đó, các cơn đau ở lưng sẽ trở nặng khi vận động mạnh hay bất ngờ. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi cúi gập, xoay người,…
  • Đau vùng xương chịu trọng lực như xương cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối: Các cơn đau sẽ tái phát nhiều lần, vì thế người bệnh thường đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng khi vận động, di chuyển và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Giảm mật độ xương: Giảm mật độ xương khiến xương cột sống dễ bị xẹp hoặc gãy lún. Người bệnh cảm nhận thấy bằng các cơn đau lưng cấp, dáng đi lom khom, gù lưng, giảm chiều cao,… Tình trạng giảm mật độ xương có thể kèm những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp…

>>> Xem thêm: Người Bị Bệnh Loãng Xương Uống Gì Để Cải Thiện?

Loãng xương được phân thành 2 loại dựa theo nguyên nhân gây bệnh

  • Loãng xương nguyên phát: Sự phát triển của bệnh liên quan tới tuổi tác hoặc hiện tượng mãn kinh ở tuổi trung niên. Cơ chế gây bệnh do sự lão hóa từ tạo cốt bào. Loãng xương nguyên phát làm mất cân bằng giữa số lượng tế bào xương mới được tái tạo và mô xương bị hủy. 
  • Loãng xương thứ phát: Loãng xương thứ phát xác định được nguyên nhân rõ ràng. Chủ yếu là liên quan tới các bệnh mạn tính hoặc thói quen sử dụng thuốc không đúng. Các bệnh dẫn tới loãng xương thứ phát gồm cường giáp, đái tháo đường, gan mạn tính,… Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất hoặc sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây loãng xương.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến người bệnh loãng xương?

Theo nghiên cứu, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là thiếu hụt canxi và vitamin D. Tình trạng này xảy ra nhiều ở đối tượng người cao tuổi. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, cơ thể sẽ không đủ “nguyên liệu” để tái tạo và sản sinh thêm mô mới.

Chế độ ăn cho người loãng xương cần bổ sung Canxi
Chế độ ăn cho người loãng xương cần bổ sung Canxi

Trên thực tế, một người trưởng thành trung bình cần cung cấp cho cơ thể 800UI vitamin D và 1.000mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn của người Việt Nam thì trung bình chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của cơ thể.

Khi cơ thể thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất khác sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc tạo xương mới. Vậy chế độ ăn cho người loãng xương như nào mới đầy đủ dưỡng chất giúp người bệnh khỏe mạnh? Tìm hiểu ngay dưới đây!

>>> Tham khảo thêm: Dấu Hiệu Bệnh Loãng Xương Mà Bạn Cần Biết

Chế độ ăn cho người loãng xương tiêu chuẩn

Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho người bệnh loãng xương phải kể đến bao gồm:

Các loại hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp canxi và chất đạm tự nhiên rất dồi dào. Vì vậy, người bệnh loãng xương nên ăn các loại hải sản nấu kỹ và nhừ. Nhưng phải đặc biệt lưu ý, nếu người bệnh loãng xương kèm theo gout thì nên kiêng loại thực phẩm này để tránh tăng acid uric máu.

>>> Đọc thêm: Những Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương Ở Người Già Hiệu Quả

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa cung cấp rất nhiều canxi. Theo thống kê, hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60% nên chúng rất tốt cho xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, nếu cần thiết thì có thể dùng thêm các loại sữa đặc chế chuyên dụng.

Lựa chọn sữa trong chế độ ăn cho người loãng xương
Lựa chọn sữa trong chế độ ăn cho người loãng xương

Thực phẩm từ trứng

Trứng là nguồn cung cấp đa dạng khoáng chất đa dạng. Những chất khoáng này lại vô cùng có lợi cho hệ xương phát triển. Để làm phong phú thêm thực đơn, bạn có thể thay đổi nhiều cách chế biến khác nhau.

>>> Xem thêm: Người Bị Bệnh Loãng Xương Thiếu Chất Gì?

Các loại rau củ quả

Rau củ quả không những có lợi cho bệnh loãng xương mà còn tốt cho sức khỏe nói chung. Việc bổ sung các loại rau củ quả này sẽ giúp người bệnh hấp thụ được nhiều canxi và vitamin D. Theo khuyến cáo, người bệnh nên chế biến rau củ bằng cách luộc để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Những loại rau củ nên bổ sung bao gồm súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, bắp cải…

Trái cây

Bên cạnh rau củ quả, trái cây hoặc nước ép trái cây cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho người bệnh loãng xương. Đặc biệt là nước ép chuối, cam,… sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời bởi hàm lượng canxi và vitamin D cao. Mỗi ngày, người bệnh có thể dùng 1 – 2 ly nước ép kết hợp uống đủ nước.

>>> Nghiên cứu thêm: [Hỏi Đáp] Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không?

Ngũ cốc

Chế độ ăn cho người loãng xương không thể không kể đến là ngũ cốc. Thực phẩm này cc chứa hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Những người trong độ tuổi 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Mặc dù vậy, hãy chọn những loại ngũ cốc ít đường để tránh tăng đường huyết.

Thực phẩm chứa nhiều Omega-3

Omega-3 hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp chứ không chỉ riêng loãng xương. Những thực phẩm giàu Omega-3 tự nhiên bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu,… Để hấp thu được nhiều dinh dưỡng có trong thực phẩm này nhất có thể thì nên nấu nhừ (ăn cả xương). Nếu không, bạn có thể bổ sung Omega-3 qua thực phẩm chức năng như dầu cá.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết đến việc xây dựng chế độ ăn cho người loãng xương một cách chính xác và đầy đủ. Bệnh loãng xương đang ngày một trẻ hoá, chính vì vậy, mỗi người nên có ý thức quan tâm và chăm sóc sức khỏe từ sớm để ngăn ngừa các bệnh lý.

>>> Xem thêm: Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Sức Khỏe?

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart