[Tư vấn chuyên gia] Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?

5/5 - (10 bình chọn)

Đau nhức xương khớp kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trong trường hợp đó, nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy khi đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu!

dau nhuc xuong khop uong thuoc gi

6 loại thuốc đau nhức xương khớp nên dùng

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở mọi đối tượng. Nhưng bệnh xuất hiện nhiều nhất vẫn là ở người trung niên và người lớn tuổi. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do chấn thương, béo phì, lười vận động,… Bên cạnh đó còn có thể do ăn uống thiếu chất hoặc do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính. 

Đa số trường hợp bị đau nhức xương khớp, người bệnh thường ưu tiên dùng thuốc điều trị tại nhà. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Các loại thuốc chính hay được sử dụng bao gồm:

Paracetamol

Paracetamol từ lâu đã được coi là phương pháp giảm đau nhanh và mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc hoạt động nhờ cơ chế ức chế men cyclooxygenase, sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp người bệnh giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc Paracetamol phù hợp với cả đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau mãn tính thì sẽ không đem lại cải thiện rõ rệt. Trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với cơ địa nhạy cảm. Một số tác dụng phụ đã ghi nhận là nôn mửa, mề đay, phát ban,… 

Một số đối tượng chống chỉ định với Paracetamol:

  • Người thiếu máu.
  • Có vấn đề về phổi, thận, tim hoặc gan.
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase trong cơ thể.

>>> Tham khảo bài viết: Đau Xương Khớp Ở Người Già Có Nguy Hiểm Không?

Thuốc Opioid

Thuốc Opioid là một dạng thuốc giảm đau gây nghiện, được kê toa để điều trị đau mãn tính. Thuốc Opioid rất phù hợp trong trường hợp đau do thoái hóa, thoát vị, chấn thương, viêm màng hoạt dịch,… Thuốc sẽ hoạt động dựa trên cách ức chế các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó giảm mức độ thụ cảm cơn đau.

Tuy nhiên, là một thuốc gây nghiện nên Opioid chỉ sử dụng khi cần thiết. Thông thường, thuốc sẽ được dùng chung với Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạn chế rủi ro. Thuốc có thể gây tác dụng phụ trong khi sử dụng như táo bón, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,… 

Thuốc Opioid chống chỉ định sử dụng cho đối tượng:

  • Có vấn đề về gan.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
  • Động kinh chưa kiểm soát.

thuoc nen dung cho benh dau nhuc xuong khop

Thuốc chống viêm NSAID

Thuốc chống viêm không steroid NSAID được dùng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả. Thuốc hoạt động dựa trên việc ức chế men cyclooxygenase toàn thân. Từ đó, giảm khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin. Bên cạnh việc giảm đau, nhóm thuốc này còn có khả năng chống viêm và hạ sốt hiệu quả.

Tuy nhiên, NSAID đem lại khá nhiều rủi ro khi sử dụng. Vậy nếu có tiền sử mắc bệnh về dạ dày, thực quản hay tim mạch thì hãy trao đổi với bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như đau thượng vị, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy,… Ở một số trường hợp, thuốc NSAID có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn cần được xử lý và khắc phục kịp thời.

Thuốc NSAID chống chỉ định trong trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Bị xuất huyết dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Suy gan, suy thận nặng.
  • Trẻ dưới 12 tuổi.

Thuốc Corticoid

Corticoid là một dạng hoạt chất tổng hợp. Thuốc có cơ chế tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Thông thường, Corticoid được sử dụng dưới dạng tiêm khi bị đau nhiều, viêm, phù nề và không đáp ứng được với các loại thuốc thông thường. 

Corticoid hoạt động nhờ ức chế hoạt động miễn dịch, làm giảm viêm và đau nhức tại khớp tổn thương. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên tiêm Corticoid tối đa 3 lần/năm. Bởi lạm dụng, thuốc có thể gây loãng xương hoặc tăng đường huyết, hư hại các mô khớp khỏe mạnh. 

>>> Xem thêm bài viết: Tại sao thời tiết thay đổi lại dể mắc bệnh đau xương khớp

Thuốc giảm đau tại chỗ

Trong những trường hợp đau nhức dữ dội do tổn thương, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ như:

  • Lidocaine: Thuốc Lidocaine sẽ giúp co mạch và gây tê tại chỗ. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có thể giảm khả năng thụ cảm tín hiệu đau của dây thần kinh. Lidocaine thường được bào chế ở dạng bôi hoặc miếng dán. Tần suất sử dụng tốt nhất là 2–4 lần/ngày.
  • Capsaicin: Capsaicin có khả năng giảm đau nhức tại chỗ, thường dùng trong thuốc giảm đau dạng bôi. Tuy nhiên, Capsaicin vẫn có thể gây kích ứng da nếu người có cơ địa nhạy cảm.
  • Methyl salicylate: Methyl salicylate vừa có thể giúp giảm đau tại chỗ lại vừa giảm sung huyết niêm mạc. Hoạt chất này thường xuất hiện trong thuốc giảm đau xương khớp dạng dán hoặc bôi ngoài.
  • Menthol: Menthol chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng gây tê, làm mát và giảm viêm. Phù hợp sử dụng trong trường hợp giảm đau nhức do bong gân, căng cơ hoặc bầm tím.

thuoc nen su dung cho dau nhuc xuong khop

Thuốc chống thấp khớp

Thuốc chống thấp khớp chuyên dùng để điều trị các bệnh viêm khớp có cơ chế tự miễn. Ví dụ viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hay viêm cột sống dính khớp. Thuốc sẽ ức chế miễn dịch, ngăn ngừa tạo ra kháng thể tấn công các mô sụn và đầu xương.

Thuốc chống thấp khớp chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Tổn thương chức năng thận.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Suy gan.
  • Rối loạn tạo máu.
  • Phụ nữ mang thai.

>>> Xem thêm: Đau nhức xương khớp toàn thân có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp uống thuốc gì và lưu ý như thế nào?

Khi dùng thuốc trị đau nhức xương khớp, người bệnh cần chú ý một số thông tin sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn chuyên gia, ngay cả khi dùng thuốc giảm đau không kê toa. Không tăng liều, giảm liều hay kéo dài, rút ngắn thời gian sử dụng.
  • Nếu muốn kết hợp với các sản phẩm thuốc điều trị khác nên hỏi ý kiến của chuyên gia.
  • Không dùng chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp. 
  • Nên báo ngay với các chuyên gia y tế nếu phát hiện biến chứng nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây hại lên gan và thận hoặc cơ quan tiêu hóa. Vì vậy hãy kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện điều độ để giảm bớt tác dụng phụ.

Mong rằng qua bài viết trên, độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi “Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?”. Mỗi một bệnh lý sẽ có một phương thuốc điều trị phù hợp. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị chính xác nhất.

    Hành động vì sức khỏe

    Ưu đãi ngập tràn - Nhận ngay quà khủng




      0
      Your Cart